* Về chính sách giảm nghèo
Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các chủ trương chính sách về giảm nghèo, nhằm thu hút người dân tích cựct ham gia vào các chương trình, chính sách giảm nghèo của huyện
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống Ban giảm nghèo từ huyện xuống cơ sở. Tăng cường cán bộ của huyện có tâm huyết, có trình độ trực tiếp xuống cơ sở để theo dõi, tư vấn, đôn đốc giúp đỡ các phường thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả, thiết thực.
- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, đồng thời cần có chính sách, chế độ đãi ngộ thích hợp để các cán bộ này yên tâm công tác, nhiệt tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác cán bộ lưu ý hạn chế điều chuyển công tác đối với cán bộ giảm nghèo, vì đặc thù của công tác này là phải nắm chắc địa bàn, nắm rõ thực trạng của từng hộ nghèo để tham mưu việc hoạch định, đề ra các chính sách giảm nghèo phù hợp.
- Bố trí ngân sách hợp lý cho Ban giảm nghèo của huyện và các phường để có đủ khả năng, tạo chuyển biến giảm cơ bản hộ nghèo trong những năm tới.
Đẩy mạnh huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo
Bằng tổng thể các hình thức, biện pháp, huyện cần tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách của huyện để có khả năng chi cho công tác giảm nghèo. Sự phát triển sôi động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế sẽ tạo cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập khá và ổn định cho lao động nghèo, giúp hộ nghèo tăng thu nhập.
Tăng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác giảm nghèo. Chú trọng đầu tư nguồn lực vào các mục tiêu ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và quy mô giảm hộ nghèo, hỗ trợ các đối tượng đặc thù và các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trong khi nguồn lực hạn chế. Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể của thành phố và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức trong và ngoài nước để tăng nguồn lực giảm nghèo.
Bên cạnh nguồn lực của nhà nước, huyện cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tiếp tục tổ chức huy động rộng rãi nguồn lực trong cộng đồng cho công tác an sinh xã hội. Uỷ ban mặt trận và các hội đoàn thể các cấp phát động xây dựng các loại quỹ, các mô hình huy động vốn nội lực trong nhân dân, đặc biệt
là quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động tương thân tương ái, nhân đạo từ thiện..., góp phần vào việc thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện.
Tăng cường sự tham gia của người dân
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sâu rộng và đều khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng và dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện tuyên truyền liên tục và thành từng đợt có trọng tâm, trọng điểm. Phương châm giải quyết chủ yếu của chương trình tuyên truyền, vận động là dựa vào cộng đồng tại chỗ với sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Tăng cường vai trò tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức đoàn thể và các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng công tác tuyên truyền tập trung vào việc kích thích, thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người cùng tham gia, đóng góp, ủng hộ tạo nguồn lực cho chương trình. Kịp thời giới thiệu những kinh nghiệm tốt điển hình, những nhân tố mới, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi từ thực tiễn ở địa phương để nhân rộng ra toàn huyện và khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên.
Tuyên truyền, động viên, vận động các hộ nghèo tự lực, tự cường nâng cao ý thức cố gắng nỗ lực không trông chờ ỷ lại vào xã hội bằng cách vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng như các hoạt động của hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
*Chính sách bảo trợ xã hội
Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện chính sách BTXH
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhanh chóng hoàn thiện cụ thể hóa các văn bản cấp trên, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, tránh hiện tượng lạm dụng, bỏ sót đối tượng, thực hiện sai chính sách của nhà nước đối với các đối tượng BTXH. Chính quyền các cấp, một mặt, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước, mặt khác, từ tình hình cụ thể của địa phương, nghiên cứu hoàn chỉnh các qui chế, quy định
trên các lĩnh vực việc làm, cải thiện nhà ở, giáo dục đào tạo, thực hiện ưu đãi xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
Rà soát lại các chủ trương, các đề án, chương trình phát triển kinh tế ,văn hoá - xã hội của huyện, một mặt, để điều chỉnh đảm bảo đúng pháp luật, đồng thời phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương có những chính sách mạnh mẽ, ưu đãi hơn nữa để nâng cao đời sống cho các đối tượng BTXH trên các lĩnh vực cải thiện nhà ở, việc làm, chăm sóc y tế, nâng cao đời sống cho người có công về vật chất lẫn tinh thần.
Tăng cường các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi đối với các đối tượng BTXH.
Tư tưởng xã hội hoá ở đây thể hiện ở chỗ dưới sự định hướng của Nhà nước và với truyền thống nhân nghĩa, thuỷ chung, toàn thể cộng đồng, các cấp các ngành, bằng các hoạt động và biện pháp thực tiễn, cùng nhau góp sức chăm lo đời sống cho các đối tượng BTXH. Sự giúp sức của cộng đồng không chỉ là những vấn đề “cơm áo, gạo tiền” trước mắt mà còn là nguồn động viên, tiếp sức cho các đối tượng vượt mọi khó khăn, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho xã hội.
Mù Cang Chải là một huyện vùng núi với 13 xã đặc biệt khó khăn, nên có số đối tượng chính sách khá cao. Trong thời gian qua, công tác xác nhận đối tượng đã có nhiều nỗ lực và đạt những kết quả nhất định, nhưng cũng còn gặp rất khó khăn, chưa đáp ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn, chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra; đời sống của ác đối tượng BTXH tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với mặt bằng thành phố Yên Bái, khả năng “tái nghèo” theo chuẩn ở một bộ phận còn tiềm ẩn.
Trong thời gian tới, cần hình thành nhiều phong trào, xã hội hoá công tác chăm sóc đối đối tượng BTXH góp phần cùng Nhà nước thực hiện tốt chính sách BTXH. Thực hiện đầy đủ các chương trình sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp tác động mạnh mẽ đến đời sống của các đối tượng BTXH. Quá trình tổ chức thực hiện tùy điều kiện cụ thể của từng đối tượng, của từng nơi, các xã xác định nội dung, giải
pháp triển khai các chương trình đạt kết quả cao nhất, tạo điều kiện cho các đối tượng BTXH có cơ hội tham gia vào tiến trình phát triển, cải thiện cuộc sống.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biên chính sách BTXH
Tập trung tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chính sách BTXH để mọi công dân biết, tham gia và giám sát, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật; nêu cao trách nhiệm cộng đồng, xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng BTXH. Trong những năm tới cần tiếp tục quán triệt sâu rộng tinh thần nội dung chế độ chính sách đối với các đối tượng BTXH trong cán bộ và nhân dân. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể cần chú trọng tập trung triển khai, coi đây là nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Phải coi việc tuyên truyền không đơn thuần mang tính pháp lí mà còn thấm đượm tính nhân văn, để các nội dung đó đi vào cuộc sống nhân dân trước hết phải đẩy mạnh kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Đây chính là đặc thù của việc tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực BTXH. Do vậy, cần coi trọng, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động giáo dục đạo đức, nhân nghĩa thủy chung, trách nhiệm xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội cùng tham gia. Giáo dục cho toàn dân thấy được sự phát triển kinh tế phải gắn với hoàn thiện nhân cách, công bằng xã hội, người có nghĩa vụ thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với các đối tượng BTXH.
Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện chính sách cho đội ngũ cán bộ công chức làm chính sách BTXH
Xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác chính sách đối với người có công, vừa có tâm, vừa có tầm. Đồng thời, đảm bảo chính sách, đặc biệt là chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ở cơ sở như bố trí định biên, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, thù lao để họ yên tâm công tác, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ. Vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề là cán bộ, cán bộ nào thì phong trào ấy. Thực trạng hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách BTXH, vừa thừa lại vừa thiếu; tuy có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình công tác, tận tụy với công việc nhưng đa số cán bộ Lao động - Thương
binh & Xã hội nhất là ở cấp phường chưa được qua trường lớp đào tạo cơ bản, thường xuyên thay đổi, điều chuyển công tác, làm cho công tác quản lý còn hạn chế và lúng túng, theo dõi không thường xuyên liên tục, không nắm được chủ trương chính sách BTXH dẫn đến hiệu quả thực hiện công tác này không cao. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác chính sách trong tình hình mới, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, yêu cầu cán bộ phụ trách công tác lao động thương binh và xã hội ở các phường phải có tâm huyết, có năng lực công tác, có uy tín đối với người có công, kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ nghiệp vụ, thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; không bố trí những người có lai lịch chính trị không rõ ràng, không yêu nghề làm công tác chính sách BTXH.
* Chính sách Bảo hiểm xã hội
Củng cố và phát triển hệ thống BHXH, tăng độ bao phủ BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội
Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đến từng địa bàn, từng đối tượng; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn tổ chức các buổi tuyên truyền, trực tiếp đối thoại, giới thiệu, tư vấn cho người dân hiểu lợi ích thiết thực của BHXH
Để góp phần bảo đảm an sinh xã hội, Cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí nhằm "kích cầu" người nghèo, cận nghèo mua BHXH tự nguyện...
Cơ quan BHXH huyện tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế một cửa để phục vụ nhân dân tốt hơn. Cải cách quy trình, thủ tục hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, xét hưởng và chi trả các chế độ BHXH, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào nghiệp vụ công việc.
Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan BHXH với các xã, thị trấn trong việc tổ chức triển khai BHXH.
Việc thực hiện chính sách BHXH không được ồ ạt, tràn lan, phải thực hiện ở phạm vi hẹp để rút kinh nghiệm và mở rộng từng bước cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH.
Tổ chức thống kê các đơn vị tham gia BHXH thuộc huyện phụ trách theo các loại hình. Trên cơ sở đó, có biện pháp thu đối với các đơn vị sử dụng lao động, phù hợp với năng lực của đơn vị.
BHXH huyện cần tiếp tục phối hợp với các phòng ban, hội đoàn thể, các xã trên địa bàn đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân về chính sách BHYT với nhiều hình thức.