Chỉ đạo và tổ chức thực thi đồng bộ, hiệu quả các chính sách đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Để đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện cần phải phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, đề cao vai trò, chịu trách nhiệm của cá nhân. Quá trình thực thi chính sách ASXH phải đảm bảo vai trò chủ đạo, thống nhất quản lý Nhà nước và các cấp đảng, chính quyền trên địa bàn huyện. Nhà nước phải đưa ra những biện pháp trên thực tế sao cho phù hợp với địa phương; Quá trình thực thi chính sách ASXH cần xác định đúng vai trò của Nhà nước và các cấp, các nghành trong việc cung cấp các điều kiện và đảm bảo thực thi chính sách ASXH đối với người dân.
Xây dựng, ban hành các quy định đặc thù về đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện. Từ các mục tiêu và nhiệm vụ đảm bảo ASXH trong từng thời kỳ, huyện Mù Cang Chải nên xây dựng những quy định, các đề án, các chương trình phù hợp với điều kiện, tiềm lực của địa phương mình.
Huy động, phát triển và tổ chức các lực lượng tham gia bảo đảm ASXH trên địa bàn huyện, đặc biệt đẩy mạnh khuyến khích tư nhân tham gia đóng góp vào hệ thống ASXH trên địa bàn huyện. Để bảo đảm ASXH trên địa bàn cần huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện cần có nhiều biện pháp kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức trong quá trình đảm bảo ASXH cho người dân. Do điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và các doanh nhân vào quỹ ASXH sẽ góp phần giảm gánh nặng tài chính, mở rộng sự tham gia của cá nhân vào các hệ thống bảo hiểm xã hội, những người yếu thế trong xã
hội.
Huy động, phân bố và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong việc đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện Mù cang Chải. Nguồn lực đảm bảo ASXH rất phong phú, đa dạng có từ nhiều nguồn khác nhau, nó bao gồm nhân lực, nguồn vốn, chủ trương, chính sách…Cần phải phát huy tiềm lực trong nhân dân đi đôi với việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước.
Tăng cường sự tham gia của người dân vùng đặc biệt khó khăn trong việc thiết kế, thực hiện và giám sát chính sách. Cần coi người dân như là một đối tác trong công tác dân tộc và ASXH, lao động, việc làm bền vững. Các biện pháp hỗ trợ an sinh cho người dân, điều chỉnh kịp thời những chính sách chưa phù hợp đặc điểm của DTTS, chưa phù hợp trình độ dân trí và đặc điểm phong tục, tập quán vùng, miền. Từ đó, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững trong quá trình thực hiện.
Cần bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách phù hợp, tránh bố trí dàn trải. Các chính sách cần bảo đảm tính liên kết, liên thông tốt hơn như cơ sở hạ tầng kết hợp phát triển kinh tế, chính sách tín dụng gắn với tạo việc làm, dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm... Tăng cường thực hiện cơ chế xã hội hóa và sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, qua đó huy động cao nhất các nguồn lực cho giảm nghèo, ASXH tại địa phương.
Cần tập trung cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập của người nghèo. Theo đó, triển khai thực hiện tốt các dự án, hoạt động thuộc. Ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện, nâng cấp, xây mới hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới cơ bản theo tiêu chí nông thôn mới. Tăng cường năng lực quản lý, vận hành cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình kết cấu hạ tầng; Thực hiện quy tụ dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã khẳng định rằng, đối với mọi quốc gia, chính sách an sinh xã hội nói chung là mục tiêu phát triển bền vững. Là chính sách ASXH bao trùm lên
toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, góp phần ổn định chính trị, là giải pháp hữu hiệu đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH có thực sự hiệu qủa hay không phụ thuộc rất nhiều các yếu tố. Trong Chương 1, tác giả đã khẳng định việc nghiên cứu chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Chương 1 đã làm rõ các vấn đề quan trọng, đó là: đưa ra khái niệm chung về chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH. Tác giả tập trung đi sâu làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến thực hiện các chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH. Các chủ thể thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách BTXH, chính sách BHXH .
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI