5. Định tính nhóm đường và acid amin [4]
2.2.2.4. Phương pháp thử tác dụng giảm đau
2.2.2.4.1. Thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic [10], [34], [69]:
Chuột nhắt trắng được cho uống nước cất (lô chứng) hoặc mẫu thử nghiệm (lô thử) hoặc thuốc đối chiếu diclofenac (Voltarene 50 ®, lơ đối chiếu). Một giờ sau, tiêm phúc mô acid acetic 0,6%. Sau 10 phút, ghi nhận số lần xoắn bụng do đau của động vật thử trong vòng 20 phút.
Tác dụng giảm đau được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm số lần xoắn bụng ở các chuột lô thử so với lơ chứng và được tính theo cơng thức:
Y% = [(Số lần xoắn bụng chứng – Số lần xoắn bụng thử ) / Số lần xoắn bụng chứng ] x 100
2.2.2.4.2. Thực nghiệm gây đau bằng tấm nóng theo phương pháp của Janssen và Jageneau
Đây là phương pháp thử tác dụng giảm đau của thuốc theo cơ chế ức chế thần kinh trung ương (có tác dụng giảm đau kiểu Morphin)
Chuột được đặt trong máy gây đau bằng tấm nóng có nhiệt độ cố định của sàn máy là 55,50C. Máy sẽ ghi lại thời gian từ khi chuột được đặt vào sàn máy đến khi chuột khơng chịu được nhiệt độ nóng ở gan bàn chân, khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng chuột vẩy chân hoặc chuột nhẩy lên. So sánh thời gian chuột chịu nóng trước khi uống thuốc với thời điểm sau khi uống thuốc 30phút, 60phút và 90phút và với lơ chứng khơng uống thuốc.
Mơ tả thí nghiệm:
Chuột mới mua về được nuôi tại nhà chăn nuôi của Khoa ít nhất 3 ngày để chuột thích nghi với điều kiện mơi trường mới.
Bắt đầu thí nghiệm, đo thời gian chịu nóng của tất cả chuột thí nghiệm, mỗi chuột đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, lấy trị số trung bình. (đây là T0 = Thời gian chịu nóng trước khi thí nghiệm ).
Tiếp theo: Chia chuột thí nghiệm thành các lơ: - Lô chuột chứng trắng: không uống thuốc - Các lô chuột thử mẫu nghiên cứu
Chuột được uống thuốc thử với các liều tương ứng. Đo thời gian chịu nóng của từng chuột vào các thời điểm sau khi uống thuốc 30 phút, 60 phút và 90 phút:
T1 = Thời gian chịu nóng sau 30 phút uống thuốc T2 = Thời gian chịu nóng sau 60 phút uống thuốc T3 = Thời gian chịu nóng sau 90 phút uống thuốc
Chế phẩm thử được đánh giá là có tác dụng giảm đau có ý nghĩa khi chuột thử thuốc có thời gian phản ứng tăng ít nhất gấp 2 lần so với thời gian phản ứng trung bình của lơ chứng.