Và các sản phẩm chiết xuất khác nói trên cho thấy sản phẩm 10.1 đạt được tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm da đa khớp dạng thấp (Trang 107 - 115)

- Mẫu 9.1: tác dụng ức chế viêm ở mức độ trung bình (ức chế 55,63%).

7.1và các sản phẩm chiết xuất khác nói trên cho thấy sản phẩm 10.1 đạt được tiêu

4. BÀN LUẬN Xuất xứ bài thuốc

7.1và các sản phẩm chiết xuất khác nói trên cho thấy sản phẩm 10.1 đạt được tiêu

chí có khối lượng liều dùng nhỏ hơn so với “cao chữa thấp khớp” (1,13/3,21) mà vẫn giữ được tác dụng chống viêm và giảm đau như của “cao chữa thấp khớp”. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu sàng lọc về tác dụng chống viêm cấp và tác

thể thấy rằng phương án chiết xuất bài thuốc bằng nước theo cách cổ truyền và loại bớt phần không tan trong cồn 50% trong cao nước để thu lấy sản phẩm bán thành phẩm thuốc là phương án hợp lý nhất. Sau khi khảo sát các điều kiện chiết xuất phù hợp (kích thước dược liệu, tỷ lệ nước/ dược liệu, thời gian chiết), chúng tôi đã xây dựng quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm từ bài thuốc và áp dụng chiết xuất 3 mẻ, mỗi mẻ 22kg dược liệu trên dây chuyền thiết bị pilot tại Khoa Công nghệ chiết xuất, Viện Dược liệu. So với quy trình điều chế “cao chữa thấp khớp” theo phương pháp cổ truyền đang được ứng dụng tại Cty CP YDHDT Hịa Bình, quy trình chiết xuất mới này đã có một số cải tiến sau:

- Theo quy trình sản xuất “cao chữa thấp khớp”, dược liệu bài thuốc sau khi băm thái thành từng đoạn ngắn được cho vào nồi nấu, đổ nước ngập dược liệu, đun sôi để chiết 2 lần, lần thứ nhất đun trong 8 giờ, lần thứ hai đun 4 giờ. Trong quá trình nấu ln duy trì mức nước trong nồi bằng cách bổ sung nước sôi. Dịch chiết thu được từ 2 lần chiết cho vào chảo gang cô cách thủy, cho dần đường vào và cô đến khi thu được cao đặc quánh.

- Qua khảo sát thời gian chiết, chúng tôi thấy rằng công đoạn chiết dược liệu chỉ cần chiết 2 lần, mỗi lần 2 giờ với tỷ lệ dược liệu/ nước là 1/10 và 1/7 là đã chiết được phần lớn chất chiết được trong nước của dược liệu bài thuốc (> 88,76%). Khi sản xuất lớn, việc chiết kéo dài thêm thời gian hoặc thêm số lần chiết là không hiệu quả, làm mất nhiều thời gian và tốn thêm nhiều năng lượng dùng để cô dịch chiết.

- Các công đoạn chiết xuất, cô dịch chiết, lọc, sấy sản phẩm đều được thực hiện trên các thiết bị hiện đại như máy chiết đa năng, máy cô màng mỏng, máy sấy chân không nên giảm được thời gian hoạt chất tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi cô dịch chiết bằng thiết bị cô màng mỏng, thời gian dịch chiết tiếp xúc với nhiệt độ cao chỉ tính bằng giây.

- Cơng đoạn tinh chế cao nước bằng cách tủa cồn đã làm giảm khối lượng cao bán thành phẩm còn 31,39% so với khối lượng cao nước toàn phần.

- Sản phẩm được sấy bằng máy sấy chân không, khống chế được nhiệt độ sấy < 700C và thu được sản phẩm dưới dạng cao khơ, xốp, có thể xay thành bột mịn phù hợp cho bào chế thuốc viên.

Tác dụng dược lý của bài thuốc

Cho đến nay, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn là bệnh chưa có khả năng chữa khỏi. Mục đích cao nhất của điều trị viêm khớp dạng thấp là làm giảm đau, giảm các khó chịu, ngăn chặn các biến dạng và giữ gìn các chức năng bình thường của khớp. Các hậu quả của viêm khớp dạng thấp cấp tính và mạn tính đều do viêm kéo dài, khơng điều khiển và kiểm sốt được gây nên phá hủy mô và mất chức năng của các khớp. Do các nguyên nhân xác thực của bệnh vẫn chưa được biết rõ, việc điều trị hiện nay chủ yếu là kiểm sốt q trình viêm.

Để chứng minh công dụng của bài thuốc vẫn được bảo tồn chúng tơi đã tiến hành thử nghiệm kiểm chứng so sánh một số tác dụng dược lý liên quan đến các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau của viêm đa khớp dạng thấp:

- Thử tác dụng chống viêm cấp trên mơ hình gây phù bàn chân chuột bằng carragenin.

- Thử tác dụng chống viêm mạn trên mơ hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian trên chuột cống trắng.

- Thử tác dụng giảm đau trên hai mơ hình: + Mơ hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic + Mơ hình tấm nóng

- Thử tác dụng hạ sốt trên mơ hình gây sốt bằng pyrogen ở thỏ.

Các mơ hình này đều là mơ hình thực nghiệm hiện đang sử dụng ở trong và ngồi nước. Thí nghiệm được tiến hành song song “cao chữa thấp khớp” và bán thành phẩm chiết xuất bằng phương pháp cải tiến với các thuốc tham chiếu tương ứng. Mỗi mẫu chế phẩm được thử 2-3 liều.

Về tác dụng chống viêm cấp

Cả hai mẫu “cao chữa thấp khớp” và chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến từ bài thuốc ở cả 3 liều đã thử tương đương với 10, 20, 30g dược liệu/kg thể trọng chuột đều thể hiện tác dụng ức chế phù bàn chân chuột gây bởi carragenin có ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên, khơng nhận thấy có chiều hướng rõ rệt nào của mối tương quan giữa liều và tác dụng ức chế viêm của cả 2 chế phẩm. Ở mức độ nào đó, liều thấp cịn có tác dụng rõ rệt hơn liều cao. Để giải thích kết quả này, chúng tơi cho rằng có thể là do các chế phẩm chiết xuất từ bài thuốc này chứa rất nhiều thành phần khác nhau, mà mỗi thành phần lại có cơ chế

tác dụng khác nhau và có sự phụ thuộc khác nhau vào liều sử dụng.

Một điều đáng chú ý là tác dụng ức chế viêm của cả hai chế phẩm vào thời điểm sau 4 giờ tiêm carragenin đều mạnh tương đương với tác dụng ức chế viêm của thuốc đối chiếu diclofenac (ức chế từ 61,75 – 84,55% mức độ phù bàn chân chuột so với diclofenac là 69,52%). Trong khi các cao chiết dược liệu thường có tác dụng yếu hơn so với các thuốc hóa dược thì đây là kết quả tác dụng rất thuyết phục của bài thuốc này.

Về tác dụng chống viêm mạn

Viêm khớp dạng thấp thường kéo dài và xảy ra quá trình viêm mạn, làm biến đổi màng hoạt dịch và dần dần dẫn tới phá hủy sụn khớp. Nếu kiểm soát được quá trình này thì sẽ giúp hạn chế các hậu quả của bệnh. Vì vậy, tác dụng chống viêm mạn là một trong những tác dụng cần nghiên cứu của thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp.

Cả “cao chữa thấp khớp” và chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến với liều uống tương đương 14 và 21g dược liệu/kg/ngày, đều có tác dụng làm giảm khối lượng u hạt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với lơ chứng trên mơ hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian. Tác dụng chống viêm mạn của hai chế phẩm là tương đương nhau (P > 0,05). Như vậy, chế phẩm chiết xuất mới vẫn bảo toàn được tác dụng chống viêm mạn của “cao chữa thấp khớp”.

Về tác dụng giảm đau

Trên 2 mơ hình thử tác dụng giảm đau đã thực hiện, chế phẩm “cao chữa thấp khớp” và chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến chỉ thể hiện tác dụng có ý nghĩa trên mơ hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic, khơng có tác dụng trên mơ hình gây đau bằng tấm nóng. Như vậy là thuốc khơng có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương như morphin (thuốc ức chế trung tâm cảm nhận đau) mà có tác dụng theo cơ chế ngoại vi.

Điều đáng chú ý là trong khi tác dụng chống viêm của các chế phẩm này không thể hiện rõ sự phụ thuộc liều trong khoảng liều đã thử thì xu hướng tác dụng phụ thuộc liều lại thể hiện ở thử nghiệm về tác dụng giảm đau trên mơ hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic. Có thể thấy tác dụng giảm đau tăng lên khi tăng liều sử dụng rõ rệt ở chế phẩm “cao chữa thấp khớp”.

Cả hai chế phẩm có tác dụng giảm đau tương đương nhau ở liều thử 20g và 30g dược liệu/kg thể trọng. Chế phẩm chiết xuất theo phương pháp mới cịn có tác dụng tốt hơn “cao chữa thấp khớp” ở liều 10g dược liệu/kg thể trọng.

Về tác dụng hạ sốt

Triệu chứng nóng sốt tuy khơng phải là một triệu chứng chính của viêm đa khớp dạng thấp, nhưng nóng là một biểu hiện của viêm, nhiều thuốc chống viêm đồng thời có tác dụng hạ sốt nên chúng tơi vẫn chọn thử tác dụng hạ sốt của các chế phẩm nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả hai chế phẩm “cao chữa thấp khớp” và chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến đều làm giảm mức tăng nhiệt độ so với đối chứng ở thời điểm sau 60 phút, sau 90 phút và sau 120 phút uống thuốc nhưng tác dụng không rõ rệt như mẫu thuốc đối chiếu paracetamol. % giảm mức tăng nhiệt độ cao nhất của “cao chữa thấp khớp” đạt 59,42% ở thời điểm sau 90 phút, của chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến đạt 60,38% ở thời điểm sau 60 phút nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể nói tác dụng hạ sốt khơng phải là tác dụng đáng chú ý của bài thuốc này.

Về độc tính

Để đảm bảo an tồn cho người sử dụng và theo quy chế của Bộ Y tế, đề tài đã tiến hành thử độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của thuốc chữa thấp khớp sản xuất theo quy trình cải tiến.

Kết quả thử độc tính cấp của chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến cho thấy liều độc gây chết 50% chuột thí nghiệm là LD50 = 407,5 g dược liệu/kg thể trọng chuột. So với liều trung bình có tác dụng là 20g dược liệu/ kg thể trọng chuột thì liều LD50 này cao gấp hơn 20 lần. Như vậy, liều sử dụng là liều an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp, bệnh nhân thường phải dùng thuốc kéo dài nên độc tính bán trường diễn của thuốc rất được quan tâm. Kết quả thử độc tính bán trường diễn của chế phẩm chiết xuất theo phương pháp cải tiến cho thấy với liều thử tương đương 20g dược liệu /kg thể trọng thỏ/ngày, cao gấp 10 lần liều dự kiến sử dụng cho người theo thể trọng và uống kéo dài 30 ngày liên tục, chế phẩm thử hồn tồn khơng gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và chức năng tạo máu, đồng thời cũng không gây tổn thương cấu trúc tế bào gan và tế bào thận của thỏ thí nghiệm. Như vậy, có thể khằng định chế phẩm nghiên cứu có độ an toàn cao cho sử dụng.

Nghiên cứu bào chế

Mặc dù bán thành phẩm dùng cho bào chế đã được sấy bằng máy sấy chân không đến dạng bột khơ có độ ẩm < 5%, bản chất của bán thành phẩm này vẫn là cao dược liệu có tính chất hút ẩm mạnh, khi bào chế thường phải sử dụng một lượng lớn các loại tá dược mới có thể tiến hành bào chế được viên, trong khi mục tiêu của đề tài là phải làm giảm lượng thuốc phải uống cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi chú ý lựa chọn tá dược và nghiên cứu tìm tỷ lệ tá dược trong viên sao cho lượng cao trong một viên là nhiều nhất. Sau khi khảo sát 5 công thức bào chế viên nén và 2 công thức viên bao, chúng tôi đã chọn được một công thức bào chế viên nén bao đường phù hợp, có hình thức đẹp và đạt được các tiêu chuẩn về viên nén bao đường theo quy định của DĐVN IV. Mỗi viên chứa 0,2g cao khô chiết xuất từ bài thuốc. Liều dùng được xác định theo các liều đã được thử nghiệm chứng minh có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn và giảm đau: Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên. Dạng bào chế mới này đã giải quyết được hạn chế của “cao chữa thấp khớp”, làm cho thuốc tiện dùng hơn.

Sau khi chọn được công thức bào chế phù hợp, chúng tơi đã xây dựng được quy trình sản xuất thuốc viên và sản xuất được 10.000 viên chữa thấp khớp.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thuốc

Để đảm bảo chất lượng thuốc, cần phải kiểm soát được tồn bộ q trình sản xuất thuốc từ ngun liệu đầu vào, quy trình sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, cần có tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng nguyên liệu, cao bán thành phẩm và thuốc.

Đối với nguyên liệu: Tiêu chuẩn của 17 vị thuốc trong bài thuốc đã được điều chỉnh theo các tiêu chuẩn mới nhất của ngành:

- 14 vị theo tiêu chuẩn của DĐVN 4

- 3 vị (hồng lực, mộc miên, cát bối) chưa có trong Dược điển được kiểm soát bằng tiêu chuẩn cơ sở

Đối với cao bán thành phẩm: chúng tôi đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở mới,

trong đó có các chỉ tiêu:

- Độ ẩm của cao phải đạt < 5%: cao bán thành phẩm phải ở dạng bột khơ. - Định tính: xác định được bằng sắc ký lớp mỏng sự có mặt của 4 vị thuốc

- Định lượng nhóm chất chính: nhóm chất đã được chứng minh là nhóm hoạt chất trong bài thuốc, có tác dụng chống viêm và giảm đau. Hàm lượng nhóm chất này được xác định bằng % chất tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1) không được thấp hơn 20%.

Đối với Viên chữa thấp khớp: đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên đạt được các

tiêu chuẩn viên bao đường của DĐVN 4 về các tiêu chí - Giảm khối lượng do sấy khơ : Không quá 9,0%.

- Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng trung bình viên ± 10%. - Độ rã: Không quá 60 phút

- Độ nhiễm khuẩn: Đạt yêu cầu theo mức 4 (đối với thuốc uống), phụ lục 13.6, DĐVN IV.

Các tiêu chuẩn riêng cho Viên chữa thấp khớp:

- Định tính: xác định được bằng sắc ký lớp mỏng sự có mặt của 4 vị thuốc hy thiêm, thổ phục linh, câu đằng và sâm đại hành.

- Định lượng nhóm chất chính: như trong tiêu chuẩn cao bán thành phẩm. Hàm lượng nhóm chất này được xác định bằng lượng chất tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1) không được thấp hơn 0,04g/viên.

Tiêu chuẩn cơ sở của Viên chữa thấp khớp đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thẩm định.

Theo dõi độ ổn định của thuốc

Để đánh giá độ ổn định của Viên chữa thấp khớp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc trong điều kiện bảo quản thuốc sau khi sản xuất và khi lưu thông phân phối, thuốc cần được theo dõi khảo sát các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn cơ sở định kỳ 3 tháng một lần trong năm đầu tiên, 6 tháng một lần trong năm tiếp theo và theo dõi tiếp một lần 3 tháng sau đó. Tổng cộng thời gian cần cho việc theo dõi khảo sát này là 27 tháng kể từ ngày sản xuất, trong khi Viên chữa thấp khớp mới được sản xuất thử từ tháng 3/2010. Vì vậy, nội dung nghiên cứu này sẽ cịn phải được tiếp tục thực hiện. Cho đến thời điểm báo cáo, kết quả theo dõi tại 2 thời điểm ngay sau khi sản xuất và 3 tháng sau khi sản xuất cho thấy Viên chữa thấp khớp vẫn đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở số 04TC1- 24/10.

Tóm lại, những kết quả nghiên cứu thu được đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu: từ bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp của Cty CP Y Dược học dân tộc Hịa Bình đã nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý tạo ra Viên chữa thấp khớp đạt được các tiêu chí:

- Được chiết xuất bằng quy trình chiết xuất cải tiến, giữ được hoạt chất có tác dụng, loại bớt được tạp chất, giảm liều sử dụng còn 1/3 so với thuốc gốc.

- Được bào chế dưới dạng viên bao đường tiện dụng hơn. - Có tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cao hơn.

- Đã được đánh giá có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn, giảm đau và hạ nhiệt trên thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm da đa khớp dạng thấp (Trang 107 - 115)