- Mẫu 9.1: tác dụng ức chế viêm ở mức độ trung bình (ức chế 55,63%).
3.2.3.2. Tác dụng giảm đau của các chế phẩm chiết xuất
Tác dụng giảm đau của các chế phẩm chiết xuất từ bài thuốc được thử trên mơ hình gây đau xoắn bụng bằng acid acetic. Số lần xoắn bụng và tỷ lệ % giảm số lần xoắn bụng ở các chuột lô thử so với lô chứng được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Số lần xoắn bụng và tỷ lệ % giảm số lần xoắn bụng ở các chuột lô thử so với lô chứng
Stt nghiệm Lô thử n Số lần xoắn bụng so với lô chứng Tỷ lệ % giảm P so với chứng
1 Chứng 12 64,00 ± 3.52 2 Diclofenac 12 17,83 ± 3,91 72,14 < 0,05 3 Mẫu 1 12 36,08 ± 4,12 43,62 < 0,05 4 Mẫu 3 12 36,67 ± 2,95 42,71 < 0,05 5 Mẫu 4 12 39,67 ± 4,70 38,02 < 0,05 6 Mẫu 5 12 41,00 ± 3,27 35,94 < 0,05 7 Mẫu 7.1 12 40,42 ± 3,49 36,85 < 0,05 9 Mẫu 9.1 12 26,83 ± 3,01 58,07 < 0,05 8 Mẫu 7.2 12 34,82 ± 5,13 45,17 < 0,05 10 Mẫu 10.1 12 36,08 ± 3,78 43,18 < 0,05 Nhận xét :
- Số lần xoắn bụng ở tất cả các lô thử và thuốc đối chiếu đều giảm đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng. Như vậy tất cả các mẫu thử đều có tác dụng giảm đau. - Tác dụng giảm đau của các mẫu thử có thể xếp thứ tự như sau:
Mẫu 9.1 > Mẫu 7.2 > Mẫu 1 > Mẫu 10.1 > Mẫu 3 > Mẫu 4 > Mẫu 7.1 > Mẫu 5. Các kết quả thử nghiệm cho thấy mẫu “cao chữa thấp khớp” (mẫu 1) và tất cả các chế phẩm thử đều có tác dụng chống viêm và giảm đau, nhưng ở các mức độ khác
nhau. So sánh các kết quả thấy rằng các chế phẩm được điều chế theo phương pháp
chiết nước và tủa cồn theo tỷ lệ 1c: 1n, lấy phần tan trong cồn (mẫu 7.1 và mẫu 10.1) có tác dụng ức chế viêm mạnh nhất. Tác dụng ở thời điểm sau 4 giờ tiêm carragenin
là tương đương với thuốc đối chiếu diclofenac (mức độ ức chế phù tương ứng là 72,78 và 71,17% so với 72,84%). Còn phần tủa khơng tan trong cồn (mẫu 7.2) có tác dụng yếu. Ngồi ra, các mẫu nói trên cũng đều có tác dụng giảm đau. Như vậy, phương
pháp chiết xuất và tinh chế cao để điều chế các sản phẩm 7.1 và 10.1 là phương án cho kết quả khả quan nhất. Sản phẩm đạt được yêu cầu có khối lượng liều dùng thấp hơn đồng thời giữ được tác dụng dược lý của “cao chữa thấp khớp”.
Hai phân đoạn cao chiết ethyl acetat (mẫu 4) và phân đoạn chất tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1) (mẫu 5) của bài thuốc có liều thử chỉ bằng 2,29% và 17,24 % so với “cao chữa thấp khớp” (mẫu 1), nhưng phân đoạn chất tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1) (phân đoạn glycosid) có tác dụng mạnh tương đương
với “cao chữa thấp khớp”. Vì vậy, chúng tơi cho rằng có thể chọn phân đoạn chất tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1) làm nhóm chất chỉ điểm của bài thuốc trong tiêu chuẩn hóa sản phẩm.