Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lượng) (Trang 75 - 78)

III. Phần tập làm văn (5,0điểm)

b. Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Mở bài ( gọi ý thuyết minh về lễ hội đền Hùng)

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Thân bài Lịch sử lễ hội:

- Đã có từ lâu đời

- Từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng.

* Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

Do Trung ương phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh và bộ văn hóa tổ chức

* Quy mô : Lớn, được xem là quốc lễ

* Hình thức : - Phần lễ:

+ Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương

+ Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc.

0,5 điể m 3,5 điể m 1,0 điể m

+ Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng.

+ Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung

+ Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hoá thấy mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ.

+ Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên.

- Phần hội:

+ Nhiều trò chơi dân gian được diễn ra nhiều chọi gà, đu quay, đấu vật. + Các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn.

+ Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan- Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ quê hương.

+ Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa.

+ Các dịch vụ văn hoá phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt

c. Kết bài: Kể phần kết đồng thời lồng vào đó thái độ cảm xúc của mình

2,5 điể m PHÒNG GD&ĐT ... TRƯỜNG THCS XUÂN BẮC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Câu 2. (3,5 điểm) Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

YÊU CẦU

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

- Phần thân bài khi triển khai các ý, mỗi ý phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

* Yêu cầu về kiến thức : 1. Mở bài:

Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

2. Thân bài: Lần lượt đưa ra ý kiến bàn luận: + Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng) + Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)

Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể lựa chọn một trong các hiện tượng

đời sống mà HS quan tâm và muốn trình bày như: - Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. - Thái độ đối với người khuyết tật.

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Đánh giá khả năng của bản thân.

- Noi gương những người thành công.

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến của bản thân

TRƯỜNG

THCS ... ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌCKÌ II

Năm học: 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6 Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

( Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Chọn đáp án đúng nhất (2 điểm) 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do B. Ngũ ngôn C. Lục bát D. Tứ tuyệt

2: Từ “bạc phếch” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C . Tính từ D. Số từ

A. Câu đơn B. Câu cảm

thán C. Câu trần thuật D. Câu ghép

4: Trong bài thơ có mấy từ láy?

A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một

5. Từ “đủng đỉnh” có nghĩa là:

A. Chậm rãi, tỏ ra không vội vã B. Không cần quan tâm đến điều gì C. Chậm chạp quá mức D. Luôn đi sau mọi người

6: Nhận định nào đúng nhất về từ “ trời đất” ?

A. Là từ láy B. Là từ ghép C. Là từ phức D. Là từ đơn

7. Câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. ” có mấy cụm động từ ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm

8: Trong câu: “Đêm hè hoa nở cùng sao” đâu là trạng ngữ?

A. Đêm hè B. hoa nở C. cùng sao D. không có trạng ngữ

Câu 2.(0,5 điểm) Nêu nội dung của bài thơ?

Câu 3.(1 điểm) Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ nhân hóa.

Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ ấy trong bài thơ và nêu tác dụng?

Câu 4. (1,5 điểm) Qua bài thơ, tác giả gợi liên tưởng đến ai? Với những phẩm chất cao đẹp gì?

Phần II: Viết (5,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cây xanh đối với con người.

Câu 2.(3,5 điểm)

Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách?

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: Đọc – hiểu: (5,0 điểm) Phần 1: Đọc – hiểu: (5,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án C C A C A B D A

â u

Yêu cầu Điểm

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (chất lượng) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w