Kiến nghị đối với Vietinbank Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 72)

3.3.1. Xây dựng chính sách

- Có các chính sách để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao công tác tại địa bàn kém phát triển như địa bàn Tây Ninh, chẳng hạn như có chính sách bổ sung thêm lương cho sinh viên giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ công tác tại địa bàn kém phát triển, xa với trung tâm thành phố.

- Cần có các chính sách ưu đãi với lãi suất cạnh tranh dành cho các khách hàng mới để hỗ trợ chi nhánh trong việc phát triển khách hàng mới vì hiện nay các ngân hàng khác có những chính sách ưu đãi để phát triển thị phần.

-Xây dựng các chính sách đặc thù đối với các khách hàng lớn, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực XNK HNS, cần có những ưu đãi về chính sách cho vay như: tỷ lệ tài sản bảo đảm, thẩm quyền phê duyệt, lãi suất bán vốn ưu đãi của hội sở,...để chi nhánh phát triển khách hàng mới. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hội sở chính với chi nhánh để xây dựng các gói sản phẩm đặc thù gắn liền với từng mặt hàng XNK đặc trưng của từng vùng miền.

3.3.2. Cải cách tổ chức

- Thành lập một bộ phận chuyên trách về việc cung cấp, cập nhật thông tin về giá cả của các mặt hàng XNK chủ lực, cập nhật những thay đổi về các chính sách trong và ngoài nước tác động đến hoạt động XNK các mặt hàng này. Việc này giúp ngân hàng có những nhận định, dự báo thị trường để có những hướng xử lí kịp thời khi có biến động về giá cả, thay đổi về chính sách trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động XNK. Đồng thời giúp ngân hàng có cơ sở để tư vấn khách hàng về thị trường, chính sách liên quan đến hoạt động XNK của họ, góp phần hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp liên quan.

- Đối với trung tâm tài trợ thương mại, cần thành lập một tổ chuyên phục vụ riêng các doanh nghiệp XNK có doanh số phát sinh lớn để đẩy nhanh tốc độ thực hiện giao dịch. Đối với các chi nhánh có phát sinh giao dịch lớn nên ủy quyền cho chi nhánh thực hiện các giao dịch có rủi ro thấp như chiết khấu có truy đòi để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này như Vietcombank. - Đối với mô hình phòng KHDN hiện tại, cần phải có những thay đổi theo hướng chia thành từng tổ có chức năng riêng biệt:

+ Tổ phụ trách hoạt động cho vay: tổ này chuyên phụ trách trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng, trình duyệt hồ sơ vay vốn, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm và kiểm tra sử dụng vốn vay. Tùy vào đặc điểm số lượng doanh nghiệp của từng chi nhánh mà có thể chia thành tổ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ khách hàng doanh nghiệp lớn.

+ Tổ tiếp thị, huy động vốn, chăm sóc khách hàng: thực hiện công việc chủ yếu là tiếp thị khách hàng vay vốn, huy động vốn, mở tài khoản thanh toán tư vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ trả lương,...Chăm sóc khách hàng theo các chương trình chăm sóc năm như tặng quà ngày lễ, tết, sinh nhật khách hàng.

+ Tổ tác nghiệp: thực hiện các công việc tác nghiệp hàng ngày như: phát hành bảo lãnh, giải ngân, thu nợ, giải tỏa bảo lãnh...nằm tại tầng trệt hay gần quầy giao dịch khách hàng doanh nghiệp để thuận tiện trong giao dịch. Tổ này do chỉ thực

hiện những công việc đơn giản hàng ngày nên để tiết kiệm chi phí có thể thuê nhân viên khoán gọn. Hoặc tùy vào lịch công tác của từng cán bộ để bố trí phân công cán bộ trực tại phòng tác nghiệp.

Tùy từng thời điểm có thể bố trí lại nhân lực, chuyển cán bộ từ phòng này sang phòng khác để tối đa hóa kết quả hoạt động. Chẳng hạn vào thời điểm hồ sơ vay ít, có thể điều chuyển cán bộ từ tổ cho vay sang tổ tiếp thị để tăng số lượng khách hàng mới. Thực hiện quản lí theo chương trình công tác, số lượng công việc cụ thể, đo lường bằng thời gian để nâng cao hiệu quả công việc, việc trả lương cho cán bộ dựa trên số lượng và chất lượng công việc. Áp dụng mạnh cơ chế động lực để khuyến khích việc bán chéo sản phẩm.

Việc phân chia từng tổ chức năng riêng để giúp đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc từng mãng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, vị thế cạnh tranh của Vietinbank so với các ngân hàng khác.

3.3.3. Tăng cường hoạt động marketing

- Tăng cường hoạt động marketing để xây dựng một hình ảnh Vietinbank là ngân hàng hiện đại, uy tín, có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay XNK, thanh toán quốc tế,...

Tận dụng mạng xã hội vào hoạt động marketing trong thời đại mạng xã hội như facebook ngày càng phát triển. Với số lượng nhân viên trên 23.000 người vào năm 2017, việc tận dụng tài khoản facebook của mõi cá nhân để quảng bá hình ảnh của Vietinbank sẽ đem lại hiệu quả cao. Chỉ cần mõi cá nhân đăng một bản tin hay giới thiệu về một sản phẩm nào đó, với số lượng nhân viên lớn như vậy sẽ đem lại kết quả tốt trong hoạt động marketing. Vietinbank có thể tổ chức cuộc thi về quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội, hoặc thông qua cá nhân, người nổi tiếng để quảng bá hình ảnh đến nhiều người.

3.3.4. Tăng cường phối hợp

Để phát triển khách hàng mới trong lĩnh vực XNK HNS với hai mặt hàng mà đề tài nghiên cứu là cao su, khoai mì, trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện có thể liên hệ với các hiệp hội cao su, khoai mì để được hỗ trợ thực hiện các hội nghị.

Thông qua đó, ngân hàng có thể tiếp cận được với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tư vấn, tiếp thị về các sản phẩm của ngân hàng.

3.3.5. Bổ sung chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Chính sách thường được áp dụng dựa trên kết quả chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do đó để có chính sách áp dụng phù với từng doanh nghiệp XNK HNS thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần đưa ra kết quả chấm điểm xếp hạng chính xác, cụ thể. Chẳng hạn đối với lĩnh vực xuất khẩu cao su, cần thêm chỉ tiêu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường Châu Âu nhiều thì sẽ có điểm số cao hơn xuất khẩu sang Trung Quốc. Hoặc chỉ tiêu đánh giá mức độ hiện đại của nhà máy thông qua sản phẩm đầu ra chính của nhà máy là loại mủ nào: RSS,SVR hay latex. Mũ cao su RSS,SVR đều đã được chế biến theo quy trình công nghệ khác nhau và được phân hạng theo tiêu chuẩn khác nhau. Mũ cao su latex là mũ nước, chưa qua chế biến. Vì vậy mũ cao su RSS, SVR có chất lượng cao hơn mũ cao su latex. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần đưa ra các chỉ tiêu đặc trưng riêng của từng lĩnh vực để đánh giá một cách chính xác hơn.

3.3.6. Cải thiện công nghệ

Vietinbank cần xây dựng thêm các chương trình phần mềm hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ thực hiện các giao dịch như:

+ Chương trình thu nợ tự động: chỉ cần chọn tài khoản vay cần thu nợ góc, lãi hoặc thu theo số tiền mà khách hàng để nghị, hệ thống sẽ tính toán tiền góc, lãi, phí (nếu có) và in ra giấy đề nghị thu nợ để khách hàng kí. Hệ thống sẽ tự động chuyển thông tin này đến bộ phận giao dịch khách hàng. Bộ phận này chỉ cần kiểm tra lại thông tin và phê duyệt, hệ thống sẽ tự động hạch toán thu nợ. Hiện tại, chương trình thu nợ còn mang tính thủ công, nhân viên phải tự tính phần phí khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản. Chương trình hiện tại chưa có sự kết nối giữa nhân viên tín dụng với bộ phận giao dịch khách hàng.

+ Chương trình hỗ trợ giải ngân: hỗ trợ khách hàng trong việc kiểm tra số tiền còn được giải ngân, lịch giải ngân, trả nợ, có chức năng lập giấy đề nghị giải ngân

qua chương trình, khách hàng chỉ việc nhập các thông tin về số tiền đề nghị giải ngân, loại tiền giải ngân, mục đích giải ngân, bên thụ hưởng. Lúc này chương trình sẽ tự động tính toán và tự động nhập các thông tin còn lại như thời hạn, lãi suất,... dựa trên các thông tin của khách hàng đã được đồng bộ hóa trên hệ thống. Những thông tin này sẽ được chuyển đến cán bộ quản lí khách hàng. Khi khách hàng đến giao dịch, cán bộ xác định tính phù hợp của đề nghị giải ngân. Nếu giao dịch hoàn toàn phù hợp, hệ thống sẽ in hồ sơ giải ngân. Sau đó cán bộ quản lí có thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt qua chương trình. Nếu được phê duyệt, thông tin này sẽ được chuyển đến bộ phận giao dịch để kiểm tra lại lần cuối rồi phê duyệt, hệ thống sẽ tự động thực hiện các bút toàn còn lại. Hồ sơ giấy sẽ được in để kí và luân chuyển vào cuối ngày làm việc. Hệ thống này sẽ giảm rất nhiều thời gian tác nghiệp giữa các bộ phận với nhau, đồng thời giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng. Hiện tại ngân hàng chưa có chương trình hỗ trợ giải ngân, mọi hoạt động giải ngân đều do nhân viên tín dụng nhập thông tin khoảng vay cần giải ngân vào hệ thống, in hồ sơ giấy để trình lãnh đạo, khi được phê duyệt thì sẽ giao hồ sơ giấy cho bộ phận kế toán để kiểm tra thông tin hồ sơ, sau khi kiểm tra hồ sơ giấy chính xác thì bắt đầu nhập máy thông tin giải ngân và giải ngân cho khách hàng. Do chưa có chương trình hỗ trợ giải ngân, nên hoạt động giải ngân gây phiền hà cho khách hàng do phải mất nhiều thời gian.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay XNK HNS tại Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017, căn cứ vào định hướng chiến lược hoạt động cho vay XNK của Vietinbank nói chung và Vietinbank nói riêng, chương 3 tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Thứ nhất: Đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay XNK HNS tại Vietinbank Tây Ninh như sau:

-Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên; hoàn thiện công tác tuyển dụng; chuẩn hóa cơ chế đánh giá hiệu quản công việc. Nhóm giải pháp này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng, nhất là sản phẩm cho vay XNK HNS.

-Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá hình ảnh thương hiệu ngân hàng.

- Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động cho vay XNK HNS.

Thứ hai: Đề xuất một số kiến nghị đối với hội sở chính Vietinbank, kiến nghị về mặt công nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động cho vay XNK HNS có vai trò ngày càng quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Do đó Vietinbank nói chung và Vietinbank Tây Ninh nói riêng cần phải có những giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay này.

Để tài nghiên cứu :“Hoạt động cho vay XNK HNS tại Vietinbank Tây Ninh“ đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay XNK, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay XNK, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay XNK, những rủi ro của hoạt động cho vay này. Từ đó cụ thể hóa về hoạt động cho vay XNK HNS.

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động cho vay XNK HNS tại Vietinbank Tây Ninh. Từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Vietinbank Tây Ninh trong hoạt động cho vay này, đồng thời kết hợp với phân tích số liệu với các ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để nhận diện những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.

Thứ ba, tác giả đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay XNK HNS tại Vietinbank Tây Ninh. Bên cạnh đó tác giả có một số kiến nghị đối với Vietinbank để gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay này.

Những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu là không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của các Giảng viên và những người có kinh nghiệm quan tâm vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình cho vay cao su, khoai mì của Vietinbank Tây Ninh từ năm 2014-2017

2. Báo cáo Dư nợ cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2014-2017

3. Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của Vietinbank Tây Ninh từ năm 2014- 2017

4. Chu Văn Cấp-Nguyễn Đức Hà, Xuất khẩu hàng hoá bền vững: Giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh –Học việc An Ninh Nhân Dân.

5. Hoàng Thị Thanh Hằng và đồng sự 2015, Marketing dịch vụ tài chính, Đại học Ngân hàng Tp.HCM

6. Hồ Diệu,Lê Thị Hiệp Thương,Bùi Diệu Anh(2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng , Nhà xuất bản phương đông

7. Lê Bá Duy (2013). Hạn chế rủi ro cho vay XNK tại CN ngân hàng đầu tư và phát triển Phú Tài .

8. Lê Thị Hồng Vân, Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.

9. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014). Phát triển cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quảng Nam .

10.Nguyễn Thuỵ Ngọc Anh (2013), Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hóc Môn, Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngân hàng TP HCM.

11.Nguyễn Văn Tiến(2013), Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng. Học viện ngân hàng.

12.Nguyễn Thị Thu Thảo(2009), Giáo trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhà xuất bản tài chính, TP HCM.

13.Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh(2017), Đề án cơ cấu lại nghành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

14.Võ Thị Hoàng Nhi (2012),Phát triển dịch vụ XNK trọn gói tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng,số 123.

Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet

15.https://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/Pages/TongQuanNongNghiep.aspx 16.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=18576 17.http://vneconomy.vn/imf-tang-truong-kinh-te-toan-cau-se-giam-toc-tu-2020- 20180417212957712.htm 18.http://vneconomy.vn/cao-su-rot-gia-vi-cuoc-chien-thuong-mai-my-trung- 20180807093620586.htm 19.http://www.moit.gov.vn/documents/40224/0/Ban+tin+NLTS+so+ra+ngay+1 2-7-2018.pdf/16bc4df6-a687-4390-9d3e-2ce2a1aff9c0 20. https://www.gso.gov.vn/ 21. https://cucthongke.tayninh.gov.vn/Pages/Home.aspx 22.http://quantri.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)