Cải cách tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 73 - 74)

- Thành lập một bộ phận chuyên trách về việc cung cấp, cập nhật thông tin về giá cả của các mặt hàng XNK chủ lực, cập nhật những thay đổi về các chính sách trong và ngoài nước tác động đến hoạt động XNK các mặt hàng này. Việc này giúp ngân hàng có những nhận định, dự báo thị trường để có những hướng xử lí kịp thời khi có biến động về giá cả, thay đổi về chính sách trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động XNK. Đồng thời giúp ngân hàng có cơ sở để tư vấn khách hàng về thị trường, chính sách liên quan đến hoạt động XNK của họ, góp phần hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp liên quan.

- Đối với trung tâm tài trợ thương mại, cần thành lập một tổ chuyên phục vụ riêng các doanh nghiệp XNK có doanh số phát sinh lớn để đẩy nhanh tốc độ thực hiện giao dịch. Đối với các chi nhánh có phát sinh giao dịch lớn nên ủy quyền cho chi nhánh thực hiện các giao dịch có rủi ro thấp như chiết khấu có truy đòi để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này như Vietcombank. - Đối với mô hình phòng KHDN hiện tại, cần phải có những thay đổi theo hướng chia thành từng tổ có chức năng riêng biệt:

+ Tổ phụ trách hoạt động cho vay: tổ này chuyên phụ trách trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng, trình duyệt hồ sơ vay vốn, soạn thảo hợp đồng, đi công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm và kiểm tra sử dụng vốn vay. Tùy vào đặc điểm số lượng doanh nghiệp của từng chi nhánh mà có thể chia thành tổ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ khách hàng doanh nghiệp lớn.

+ Tổ tiếp thị, huy động vốn, chăm sóc khách hàng: thực hiện công việc chủ yếu là tiếp thị khách hàng vay vốn, huy động vốn, mở tài khoản thanh toán tư vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ trả lương,...Chăm sóc khách hàng theo các chương trình chăm sóc năm như tặng quà ngày lễ, tết, sinh nhật khách hàng.

+ Tổ tác nghiệp: thực hiện các công việc tác nghiệp hàng ngày như: phát hành bảo lãnh, giải ngân, thu nợ, giải tỏa bảo lãnh...nằm tại tầng trệt hay gần quầy giao dịch khách hàng doanh nghiệp để thuận tiện trong giao dịch. Tổ này do chỉ thực

hiện những công việc đơn giản hàng ngày nên để tiết kiệm chi phí có thể thuê nhân viên khoán gọn. Hoặc tùy vào lịch công tác của từng cán bộ để bố trí phân công cán bộ trực tại phòng tác nghiệp.

Tùy từng thời điểm có thể bố trí lại nhân lực, chuyển cán bộ từ phòng này sang phòng khác để tối đa hóa kết quả hoạt động. Chẳng hạn vào thời điểm hồ sơ vay ít, có thể điều chuyển cán bộ từ tổ cho vay sang tổ tiếp thị để tăng số lượng khách hàng mới. Thực hiện quản lí theo chương trình công tác, số lượng công việc cụ thể, đo lường bằng thời gian để nâng cao hiệu quả công việc, việc trả lương cho cán bộ dựa trên số lượng và chất lượng công việc. Áp dụng mạnh cơ chế động lực để khuyến khích việc bán chéo sản phẩm.

Việc phân chia từng tổ chức năng riêng để giúp đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc từng mãng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, vị thế cạnh tranh của Vietinbank so với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)