Tồng quan về ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 34)

2.1. Tồng quan về ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh Ninh

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh

Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam–Chi nhánh Tây Ninh( Vietinbank Tây Ninh) là đơn vị thành viên trực thuộc của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, có trụ sở chi nhánh tại số 247 Đường 30-4, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Đến 31/12/2017 Vietinbank Tây Ninh có tổng số 112 cán bộ công nhân viên và người lao động; trong đó có 105 lao động hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng chính thức; 7 lao động khoán gọn. Mô hình tổ chức gồm có Ban giám đốc và các phòng/tổ như sau: Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Phòng Bán lẻ; Phòng kế toán; Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Tổng hợp; Phòng Hỗ trợ tín dụng; 8 PGD bán lẻ.

Sơ đồ: Mô hình quản lí tại chi nhánh

(Nguồn: Vietinbank Tây Ninh)

Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức hiện tại của Vietinbank Tây Ninh 2.1.2. Tình hình hoạt động chung

Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Ninh trong thời gian từ 2014-2017, có thể khái quát thông qua bảng tính sau:

Giám đốc Phó giám đốc Phòng khách hàng DN Phòng Bán lẻ Phòng kế toán Phòng GD Thị Xã Phòng TTKQ Phòng HTTD Phòng GD Gò Dầu Phòng GD Tân Châu Phòng GD Tân Biên Phòng GD Cầu Quan Phòng GD Bàu Năng Phòng GD Chà Là Phòng GD KaTum Phòng TCHC Phòng Tổng hợp Phó giám đốc

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Ninh từ 2014-2017 ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) 2017/2016 (%)

1.Lợi nhuận trước thuế 69.7 76.7 84.3 100.8 9.9 9.9 19.7

2.Huy động vốn cuối kỳ 1615.6 2017.5 2389.5 2670.1 24.9 18.4 11.7 2.1.Theo thời gian

+ Ngắn hạn 1397.7 1736.1 1821.7 1891.2 24.2 4.9 3.8

+ Trung hạn 217.9 281.3 567.8 779.0 29.1 101.8 37.2

2.2.Theo đối tượng

+ TCKT 315.7 523.4 411.9 367.4 65.8 -21.3 -10.8

+ Dân cư 1299.9 1473.8 1944.9 2266.9 13.4 32.0 16.6

+ ĐCTC 20.2 32.7 35.8 61.8 9.4

3.Dư nợ Tín dụng cuối kỳ 2105.7 2748.6 3971.6 4341.2 30.5 44.5 9.3 4.Dư nợ trung dài hạn/TDN(%) 22.7 18.8 14.3 11.0 -17.3 -24.1 -22.9

5.Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 612.5 768.2 1004.5 1703.5 25.4 30.8 69.6

6.Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.7 1.4 1.2 1.1 -0.3 -0.19 -0.11

7.Thu từ KDNT 1.7 1.2 1.9 2.7 -26.3 55.3 43.5

8.Thu từ dịch vụ TTTM 0.1271 0.3729 0.6709 0.9165 193.4 79.9 36.6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Vietinbank Tây Ninh)

Lợi nhuận trước thuế:

Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể nhất tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy lợi nhuận trước thuế của Vietinbank Tây Ninh đã tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2014-2017. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng đều từ năm 2014 đến 2016, riêng năm 2017 tăng cao là do Vietinbank Tây Ninh đã áp dụng nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Xét trong mối tương quan về tốc độ tăng trưởng năm 2017 với năm 2014, giữa Vietinbank chi nhánh Tây Ninh so với toàn hệ thống Vietinbank thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Vietinbank Tây Ninh đạt 44.62%, tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống đạt 26.06%3.Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Vietinbank Tây Ninh tốt hơn mức bình quân của toàn hệ thống.

Huy động vốn

Tình hình huy động vốn của Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017 được thể hiện qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Vietinbank Tây Ninh – ĐVT: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Tây Ninh từ 2014-2017

Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của Vietinbank Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng tốt trong thời gian từ năm 2014-2017.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong 2 năm 2016, 2017 giảm do trong năm 2016, NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm giảm lãi suất huy động, theo đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong năm 2016 cũng giảm. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tỉnh Tây Ninh xuất hiện thêm nhiều ngân hàng mới như: NamABank,

KienglongBank, SHB,...Bên cạnh đó các ngân hàng hiện hữu khác lại gia tăng thêm số lượng phòng giao dịch khiến cho cạnh tranh trong huy động vốn thêm gay gắt.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ TCKT giai đoạn 2014-2017 giảm, trong khi huy động vốn từ dân cư tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư tăng do định hướng của Vietinbank là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ TCKT giảm trong những năm gần đây, năm 2016 đạt: -21.3%, năm 2017 đạt: -10.81%. Nguyên nhân là do đặc thù của địa bàn tỉnh Tây Ninh không có nhiều doanh nghiệp hay công ty có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Những năm gần đây, giá mủ cao su giảm mạnh, nguồn tiền gửi từ các công ty cao su quốc doanh tiếp tục giảm mạnh.

Hoạt động cho vay của Vietinbank Tây Ninh

Hoạt động cho vay của Vietinbank Tây Ninh trong thời gian 2014-2017 được cụ thể qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Vietinbank Tây Ninh – ĐVT: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.3: Hoạt động cho vay của Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017

Nhìn vào biểu đồ 2.3 có thế thấy dư nợ tín dụng của Vietinbank Tây Ninh trong giai đoạn 2014-2017 tăng trưởng qua các năm. Về chất lượng tín dụng trong

giai đoạn này luôn được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu trong bốn năm đều dưới 2%, tốc độ giảm nợ xấu giảm đều qua các năm, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1.1%. Để đạt được chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu thấp, Vietinbank Tây Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ xấu với hiệu quả cao, đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.

Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017 , dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, ít biến động. Xét toàn hệ thống Vietinbank, dư nợ tín dụng trung dài hạn của Vietinbank Tây Ninh chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống. Nguyên nhân là do địa bàn tỉnh Tây Ninh không có các dự án đầu tư lớn .

Nhìn vào biểu đồ 2.3 có thể thấy dư nợ tín dụng bán lẻ tại Vietinbank Tây Ninh có mức tăng trưởng tốt. Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng năm 2015 so với 2014 đạt: 25,4%, năm 2016 so với 2015 đạt: 30,8%, năm 2017 so với 2016 đạt: 69,6%. Điều này cho thấy Vietinbank Tây Ninh rất chú trọng phát triển dư nợ bán lẻ theo định hướng của Vietinbank là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2.1.3. Thị phần tín dụng

Thị phần tín dụng của Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017 được cụ thể qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN Tây Ninh qua các năm – ĐVT: triệu đồng)

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay tại các ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2017

Biểu đồ 2.4 cho thấy Agribank Tây Ninh luôn dẫn đầu về dư nợ cho vay so các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kế đến là BIDV Tây Ninh và Vietinbank Tây Ninh. Trong năm 2014, 2015 và 2017, dư nợ cho vay của BIDV Tây Ninh cao hơn Vietinbank Tây Ninh. Riêng năm 2016, dư nợ tại Vietinbank cao hơn BIDV Tây Ninh, nhưng chênh lệch không nhiều. Trong khi đó, dư nợ Vietcombank Tây Ninh không ngừng tăng qua các năm, và dần thu dần khoảng cách với Vietinbank Tây Ninh.

2.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh công thương Việt Nam-chi nhánh Tây Ninh

2.2.1. Tình hình cho vay xuất nhập khẩu chung

2.2.1.1.Tình hình sản xuất nông sản, xuất khẩu thực tế tại tỉnh Tây Ninh

Cao su

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cao su xuất khẩu của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2017 Năm 2015 2016 2017 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) 1.Diện tích gieo trồng cao su tại

tỉnh Tây Ninh (ha) 100,818 99,356

100,437 -1% 1%

2.Diện tích cho sản phẩm cao su tại

tỉnh Tây Ninh (ha) 87,398 87,865

90,732 1% 3%

3.Sản lượng sản xuất cao su tại

tỉnh Tây Ninh (tấn) 182,877 187,148

192,897 2% 3%

4.Sản lượng cao su xuất khẩu (tấn) 159,574 142,943 N/A -10% N/A 5.Gía trị xuất khẩu cao su ( nghìn

USD) 227,676 190,990 N/A -16% N/A

(Nguồn: tổng cục thống kê từ năm 2015 đến 2017 )

Do hạn chế về số liệu nên tác giả chỉ thu thập được số liệu xuất khẩu cao su năm 2015 và 2016, riêng năm 2017, tỉnh chưa công bố số liệu.

Mặc dù diện tích gieo trồng cao su giảm nhưng lượng giảm không đáng kể. Do đặc điểm sinh trưởng cây cao su từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch là 5 năm, nên diện tích này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản lượng cao su hiện tại. Quan trọng nhất là diện tích cao su cho sản phẩm thu hoạch tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2017 tăng. Chỉ tiêu này có tác động trực tiếp đến sản lượng sản xuất cao su.

Giá trị xuất khẩu cao su năm 2016 giảm so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt -16%. Nguyên nhân là do sản lương xuất khẩu cao su giảm -10% , đồng thời giá mủ cao su xuất khẩu trong năm 2016 giảm.

Khoai mì

Thực tế tình hình sản xuất khoai mì xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai mì của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 2015 2016 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) 1.Diện tích trồng khoai mì(ha) 50,500 57,600 61,600 14% 7% 2.Sản lượng sản xuất khoai mì(tấn) 1,603,400 1,868,300 2,024,000 17% 8% 3.Sản lượng xuất khẩu khoai mì(tấn) 305,278 371,908 519,743 22% 40% 4.Giá trị xuất khẩu khoai mì và các

sản phẩm từ khoai mì(nghìn USD) 131,651 154,105 164,253 17% 7% (Nguồn: tổng cục thống kê từ năm 2014 đến 2016 )

Do hạn chế về số liệu nên tác giả chỉ thu thập được số liệu xuất khẩu khoai mì đến năm 2016, riêng năm 2017, tỉnh chưa công bố số liệu.

Bảng số liệu 2.3 cho thấy diện tích trồng khoai mì giai đoạn 2014-2016 tăng qua các năm. Sản lượng sản xuất khoai mì tại tỉnh Tây Ninh cũng tăng qua các năm. Mức tăng sản lượng khoai mì xuất khẩu cao hơn mức tăng sản lượng khoai mì sản xuất. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu khoai mì ngày càng tiến triển tốt, tuy nhiên do giá khoai mì xuất khẩu trong năm 2016 giảm nên giá trị xuất khẩu có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của sản lượng xuất khẩu.

2.2.1.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu chung

Hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh chỉ tập trung 3 lĩnh vực: cho vay chế biến xuất khẩu cao su, khoai mì, đồ gỗ.

Bảng 2.4: Hoạt động cho vay XNK tại Vietinbank Tây Ninh 2014-2017 ĐVT: Tỷ VND Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) 1.Cho vay chế biến đồ

gỗ xuất khẩu 34.8 40.1 51.0 55.4 15.5 27 8.7

2.Cho vay xuất khẩu

cao su 341.8 469.6 734.6 1562.8 37.3 56.4 112.7

3.Cho vay xuất khẩu

khoai mì 65.6 95.0 207.1 360.1 44.7 118.2 73.8

4.Cho vay nhập khẩu

khoai mì 9.4 12.1 21.6 29.5 28.7 78.5 36.6

5.Tổng dư nợ cho vay

XNK 451.6 616.8 1014.4 2007.8 36.5 64.5 97.9

6.Tổng dư nợ cho vay

XNK HNS 416.8 576.6 963.4 1952.4 38.3 67 102.7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh) Bảng 2.4 cho thấy hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017 tăng trưởng tốt, riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 97,9% so với năm 2016 do trong năm 2017 hoạt động cho vay XNK HNS có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ nhập khẩu khoai mì trong giai đoạn này tăng cao do nhu cầu sử dụng khoai mì làm nguyên liệu trong nước và xuất khẩu tăng cao. Trong khi nguồn nguyên liệu mì trong nước không đủ đáp ứng do trong những năm gần đây, cây mì bị bệnh nhiều, giảm năng suất.

Hoạt động cho vay xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng thấp trong những năm gần đây do nền kinh tế thế giới vẫn đang trên đà phục hồi. Nhu cầu sử dụng đồ gỗ giảm, xuất khẩu đồ gỗ chủ yếu sang thị trường Châu Âu, đồng tiền thanh toán chủ yếu là USD, trong khi đồng EUR giảm giá so với đồng USD dẫn đến giá hàng hóa tăng, khó tiêu thụ.

Để thấy được mức độ đóng góp của hoạt động cho vay XNK vào hoạt động cho vay của Vietinbank Tây Ninh, ta có thể quan sát qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay XNK trong tổng dư nợ tại Vietinbank Tây Ninh 2014-2017

ĐVT: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

1.Tổng dư nợ cho vay XNK 451.6 616.8 1014.4 2007.8

2.Tổng dư nợ của Vietinbank Tây Ninh 2,106

2,749 3,972 4,341 3.Tỷ trọng cho vay XNK so với tổng dư

nợ(%) 21.4 22.4 25.5 46.2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh) Bảng 2.5 cho thấy hoạt động cho vay XNK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của Vietinbank Tây Ninh, do chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, năm 2017 chiếm tỷ trọng 46,2%. Điều này cho thấy Vietinbank Tây Ninh đang chú trọng phát triển hoạt động cho vay XNK.

2.2.2. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản 2.2.2.1 Kết quả cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản 2.2.2.1 Kết quả cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản

Hoạt động cho vay XNK HNS có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2014-2017. Để biết được hoạt động cho vay này đóng góp như thế nào vào hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh, chúng ta có thể quan sát qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh)

Biểu đồ 2.5: Hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014- 2017

Biểu đồ 2.5 cho thấy tỷ trọng cho vay XNK HNS ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay XNK giai đoạn 2014-2017. Điều này cho thấy hoạt động cho vay XNK HNS đóng vai trò chủ lực trong cho vay XNK. Do đó, Vietinbank Tây Ninh cần mở rộng hoạt động cho vay này.

Cho vay xuất khẩu cao su

Hoạt động cho vay xuất khẩu cao su tại Vietinbank Tây Ninh giai đoạn 2014-2017 được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Hoạt động cho vay XK Cao su tại Vietinbank Tây Ninh 2014-2017 ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) 1.Doanh số cho vay Cao su 695.6 975.8 1,162.9 2,772.5 40.3 19.2 138.4 2.Dư nợ cuối kỳ 341.8 469.6 734.6 1562.8 37.3 56.4 112.7 3.Dư nợ bình quân 321 446 633 1,469 38.9 41.9 132.1 4.Doanh số thu nợ 374.9 526.4 760.2 1,940 40.4 44.4 155.2 5.Tỷ lệ thu nợ (%) 53.9 53.9 65.4 70 0.0 21.3 7 6.Vòng quay tín dụng (vòng) 1.17 1.18 1.2 1.32 0.9 1.7 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động cho vay XNK của Vietinbank Tây Ninh) Doanh số cho vay xuất khẩu cao su đã đạt tốc độ tăng trưởng tốt qua các năm. Dư nợ cho vay xuất khẩu cao su cuối kỳ của Vietinbank Tây Ninh tăng trưởng tốt. Mặc dù giá mủ cao su trong giai đoạn này giảm liên tục nhưng Vietinbank Tây Ninh lại có thêm nhiều khách hàng mới trong đó có một khách hàng lớn trong năm 2014 nên hoạt động cho vay xuất khẩu cao su vẫn tăng trưởng tốt.

Vòng quay tín dụng tăng qua các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh.

So với các ngân hàng khác,dư nợ cho vay xuất khẩu cao su của Vietinbank Tây Ninh được cụ thể qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay XNK của NHNN tỉnh Tây Ninh qua các năm – ĐVT: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.6: Cho vay xuất khẩu cao su Vietinbank Tây Ninh so với các ngân hàng khác giai đoạn 2014-2017

Biểu đồ 2.6 cho thấy Agribank Tây Ninh vẫn đi đầu trong hoạt động cho vay xuất khẩu cao su. Kế đến là BIDV Tây Ninh. Mặc dù Vietinbank Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng tốt trong hoạt động này nhưng vẫn đứng vị trí thứ 3. Năm 2017, BIDV Tây Ninh và Vietinbank Tây Ninh đã thu hẹp dần khoảng cách với Agribank Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)