Theo Phan Thị Cúc (2008), việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng huy động vốn của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Việc sử dụng vốn cho vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trƣớc khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn đúng mục đích hay không có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng sau này.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi.