Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn là vấn đề đƣợc ngân hàng chú trọng xem xét khi quyết định cấp tín dụng vì đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay trong tƣơng lai của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ chỉ phê duyệt khoản vay khi đã tìm hiểu kĩ về năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp đủ mạnh, các hệ số đảm bảo tài chính đều nằm trong khoảng cho phép, phƣơng án kinh doanh khả thi, khả năng tạo ra dòng tiền đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.

Năng lực quản trị của doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của ngƣời chủ doanh nghiệp làm tập thể những ngƣời lao động trong doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.

Quản trị doanh nghiệp tốt có thể sử dụng một cách triệt để nguồn nhân lực hiện tại của công ty, nâng cao hiệu quả lao động trong quá trình thực hiện mục tiêu, tạo ra một cấu trúc, tổ chức hợp lý giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển. Đây là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Đồng thời, ngƣợc lại quản trị công ty kém, thiếu minh bạch đã là nguyên do dẫn tới phá sản của rất nhiều công ty.

Đạo đức và uy tín của doanh nghiệp

Quan hệ cho vay là giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên cơ sở sự tin tƣởng tín nhiệm nên yếu tố đạo đức và uy tín của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay. Đạo đức và uy tín thƣờng đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: đối với xã hội và đối với đối tác. Một ngân hàng có mức tín nhiệm cao hơn so với các ngân hàng khác và có sự tin tƣởng cao hơn trong xã hội sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc khách hàng lựa chọn giao dịch và một khách hàng có đƣợc sự tin tƣởng tín nhiệm cao của ngân hàng thì khả năng đƣợc giải ngân vốn dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, hoặc có thể đƣợc vay với lãi suất ƣu đãi hơn so các khách hàng khác.

Bảo đảm tiền vay

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) cho rằng hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trƣớc khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhƣng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay. Do vậy, tài sản đảm bảo có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho vay của ngân hàng. Bất kỳ tài sản hoặc quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lƣu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay miễn là phải đủ ba yếu tố: giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra đƣợc ngân lƣu; có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Hiện nay, có rất nhiều hình thức bảo đảm tiền vay nhƣ bảo đảm bằng tài sản thế chấp (bất động sản, giá trị quyền sử dụng đất); bảo đảm bằng tài sản cầm cố (là các động sản của bên đi vay giao cho bên cho vay làm đảm bảo tiền vay, có thể là loại động sản không cần đăng ký quyền sở hữu và loại động sản cần đăng ký quyền sở hữu); bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào đi vay cũng có đủ tài sản để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Vậy nên, sẽ là một

bất lợi rất lớn đối với doanh nghiệp đi vay nếu ngân hàng chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo khi xét duyệt khoản vay.

1.3.2.3. Nhóm nhân tố khách quan

Chính sách của Cơ quan quản lý Nhà nước

Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), NHTM chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách của NHNN. Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng luôn mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực khác. Do đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt sao cho chính sách tiền tệ quốc gia đƣợc đảm bảo, hệ thống tài chính ngân hàng đƣợc an toàn, cùng với đó là các chính sách mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nƣớc đạt đƣợc nhƣ kế hoạch đã đề ra. Thông qua việc ban hành các mục tiêu, luật định hay sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ mà Nhà nƣớc nói chung và NHNN nói riêng có những biện pháp để mở rộng hay thắt chặt tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Các biện pháp đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Đƣa ra các mục tiêu tăng trƣởng trong từng thời kỳ. Đối với một đất nƣớc mà tăng trƣởng GDP lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tƣ và tăng trƣởng tín dụng từ ngân hàng nhƣ Việt Nam thì việc đặt ra mục tiêu tăng trƣởng GDP cũng nhƣ tăng trƣởng tín dụng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến xu hƣớng mở rộng tín dụng hay thắt chặt tín dụng của NHNN và cũng nhƣ của các ngân hàng trong từ thời kỳ cụ thể.

Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trƣởng cho vay tại ngân hàng tăng lên. GDP tăng thể hiện nền kinh tế có dấu hiệu tốt, từ đó tạo môi trƣờng ổn định trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Định hƣớng ngành nghề ƣu tiên phát triển. Tùy theo từng thời kỳ, mà Nhà nƣớc sẽ đƣa ra những ngành nghề ƣu tiên phát triển và những ngành nghề không ƣu tiên phát triển nữa do thị trƣờng đã bảo hòa, những hàng hóa ở ngành này

cung đã vƣợt quá cầu. Đối với những ngành nghề ƣu tiên, Nhà nƣớc sẽ có những chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề này phát triển, nhƣ hỗ trợ việc tiếp cận vốn từ ngân hàng một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp cho việc mở rộng và phát triển tín dụng của ngân hàng đối với những doanh nghiệp này diễn ra một cách thuận lợi hơn theo đúng với chính sách, kế hoạch mà Chính phủ và NHNN đƣa ra. Đối với những ngành nghề không ƣu tiên phát triển, NHNN sẽ đƣa ra nhƣng luật định khống chế hạn mức dƣ nợ đối với những lĩnh vực này trên tổng dƣ nợ của ngân hàng, từ đó sẽ làm thu hẹp hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với những doanh nghiệp ngành nghề đó.

- Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý là tiền đề đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ, tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách đầu tƣ. Bên cạnh đó, việc rà soát và bổ sung, sửa đổi các văn bản trong hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh là điều rất cần thiết. Một đất nƣớc có khung pháp lý rõ ràng sẽ tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng để các doanh nghiệp đƣợc tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, công nghệ mới, thông tin, thị trƣờng, đào tạo và các chế độ ƣu đãi hiện hành của Nhà nƣớc.

Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước

Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hƣớng lớn tới mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay có chất lƣợng cao và mở rộng cho vay, ngƣợc lại nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay biến động lớn làm ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thu hồi vốn cho vay của NHTM (Timothy Clark, 2007, tr.52)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng một của khóa luận đã trình bày những điểm cơ bản nhƣ khái niệm, chức năng, những hoạt động cơ bản và vai trò đối với nền kinh tế của NHTM, những lý luận chung về hoạt động cho vay KHDN của NHTM, đặc điểm cho vay KHDN, rủi ro trong cho vay KHDN và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTM. Hiểu rõ những đặc trƣng đó của hoạt động cho vay KHDN sẽ giúp NHTM cải thiện đƣợc những khuyết điểm còn vƣớng mắc, ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở pháp lý, quy trình cho vay, và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ để từ đó, NHTM có thể hạn chế đƣợc những rủi ro trong quá trình cho vay KHDN.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)