Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Nim)

Công thức tính:

Ngân hàng phải có tài sản để đƣa vào kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Trong danh mục tài sản của ngân hàng, cho vay KHDN chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập sản sinh ra từ các khoản cho vay KHDN đƣợc hạch toán dƣới khoản mục thu nhập lãi thuần từ cho vay KHDN. Để đo lƣờng hiệu quả tạo lợi nhuận của các khoản cho vay này của ngân hàng, ngƣời ta tính NIM cho vay KHDN.

Trên thực tế, theo cách tính của BIDV – HCM thì Nim cho vay đƣợc tính nhƣ sau:

FTP (Fund Transfer Pricing) bán vốn: là giá bán vốn của Hội sở chính đối với các khoản cho vay của Hội sở chính áp dụng đối với Chi nhánh (BIDV áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính).

Thu nhập từ hoạt động CVDN

Hoạt động cho vay tuy là một trong những hoạt động mang tính rủi ro cao nhƣng lợi nhuận mà nó mang lại cũng không kém phần hấp dẫn. Thƣờng thì nguồn thu nhập mang lại từ hoạt động CVDN chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM. Nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay càng lớn và tăng dần về các năm sau chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô cho vay của mình. Ngƣợc lại, nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay thấp cho thấy ngân hàng đang bị hạn chế trong việc cho vay nhƣ hạn chế về khách hàng, thị trƣờng, mô quy và kỳ hạn cho vay...

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVDN

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Theo Bùi Diệu Anh (2009), rủi ro trong cho vay luôn mang tính tất yếu và ngân hàng không thể loại bỏ, triệt tiêu hoàn toàn. Rủi ro xảy ra khi thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng không đƣợc hình thành đầy đủ. Mặt khác trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi. Chính vì ý thức đƣợc điều đó nên các ngân hàng hết sức thận trọng trong quá trình

cung cấp tín dụng. Một loạt những biện pháp bảo đảm an toàn đƣợc các ngân hàng thiết lập và thực hiện trong hoạt động tín dụng (HĐTD) nhƣ: xây dựng chính sách tín dụng nhằm định hƣớng cho công tác quản trị rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro (DPRR), thiết lập quy trình cấp tín dụng, gồm nhiều bƣớc, nhiều giai đoạn nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi nợ thông qua thế chấp cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, xây dựng chính sách lãi suất thích hợp đảm bảo bù đắp rủi ro, quy định vốn đối ứng từ phía khách hàng, quy định các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng tín dụng,....

Các NHTM hiện nay thƣờng sử dụng hai chỉ số sau để đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay đối với KHDN:

Tỷ lệ nợ xấu

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ngày 21/01/2013 thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nhƣ sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 là nhóm nợ quán hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ vay.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, cho biết trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là

nợ xấu. Nếu tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng lên cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả hoạt động cho vay.

Công thức tính:

Tỷ lệ trích lập DPRR

Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ngày 21/01/2013 thì DPRR là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. DPRR gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao.

Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể. Thƣờng thì dự phòng chung đƣợc xác định bằng 0.75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

Công thức tính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)