Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Nguồn vốn ngân hàng

Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh (HĐKD) đƣợc thì phải có vốn, vì vốn phản ánh năng lực kinh doanh. Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay của ngân hàng. Nếu vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong sự thành lập của ngân hàng, thì nguồn vốn huy động trong khoản mục nợ phải trả quyết định tới quy mô đầu tƣ, tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, vốn là tiền đề để tiến hành HĐKD của ngân hàng. Ngân hàng nào có khối lƣợng vốn lớn hơn thì ngân hàng đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh để rồi từ đó mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Muốn phát triển hoạt động cho vay KHDN thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lƣợng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả, nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế. Thông thƣờng, so với các ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn sẽ có những khoản mục đầu tƣ, cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, đa dạng hơn với phạm vi lớn hơn. Trong khi các ngân hàng nhỏ, do nguồn vốn tự có và huy động đƣợc hạn chế nên phạm vi và khối lƣợng cho vay của ngân hàng này đối với các chủ thể nền kinh tế cũng hạn chế. Vì thế, nếu khả năng vốn của các ngân hàng dồi dào thì ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay một cách dễ dàng thông qua việc đa dạng hóa cách sản phẩm cho vay, phạm vi và khối lƣợng hơn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Quản trị doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng phù hợp (J.M.Groeneveld, J.M.Wagemakers, 2004). Trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng, chính sách cho vay đóng vai trò điều tiết các mặt hoạt động của ngân hàng và

tác động đến hoạt động huy động vốn, điều hành lãi suất cho vay, cung cấp các sản phẩm cho vay, biện pháp quản lý rủi ro cho vay và thu hút khách hàng,...

Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lƣợc tính dụng phù hợp.

Theo Phạm Đình Hƣớng (2017), NHTM cần có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để không rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lƣợc kinh doanh dài hạn đúng đắn, NHTM mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.

Chính sách cho vay (CSCV) của ngân hàng

Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015): CSCV là một trong những chính sách trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. CSCV và một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế quy mô cho vay để đạt đƣợc mục tiêu đã hoạch địch và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong HĐKD của Ngân hàng. CSCV đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động nhƣ: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm cho vay, kỹ thuật quản lý rủi ro cho vay... Một CSCV đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng tối ƣu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo cho CBTD thực hiện tốt nghiệp vụ của mình trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phƣơng pháp, đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội để rồi từ đó mang lại lợi nhuận nhƣ chỉ tiêu đã đề ra. Ngƣợc lại, một CSCV không thống nhất và đồng bộ sẽ gây ra các quyết định sai lệch cho CBTD, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tƣợng. CSCV của mỗi ngân hàng thƣờng thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình nền kinh tế.

Mạng lưới của ngân hàng

Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), mạng lƣới ngân hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới việc thu hút và mở rộng cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn. Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lƣợng chi nhánh,

phòng giao dịch (PGD) và các đơn vị trực thuộc (ĐVTT) ngân hàng cũng nhƣ sự phân bố các đơn vị đó theo lãnh thổ địa lý. Ngân hàng có mạng lƣới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các khách hàng hơn, ngân hàng sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn, thƣơng hiệu sẽ cao hơn trong mắt ngƣời dân và chủ thể xã hội, để từ đó có thể dễ dàng triển khai tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ của mình, tăng thị phần cho ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Quy trình, thủ tục CVDN

Theo Trần Trọng Huy (2013): Quy trình nghiệp vụ tín dụng là tập hợp những nội dung kỹ thuật hƣớng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay từ ngân hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc một khoản vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau song cũng không phải kém linh hoạt. Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập những thủ tục cần thiết theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong kinh doanh mà không gây phiền hà cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Điều này sẽ thiết lập đƣợc lòng tin cho khách hàng, hạn chế bỏ lỡ khách hàng tốt và hạn chế cho vay khách hàng xấu, vì vậy mà thu hút đƣợc khách hàng đến với ngân hàng, tăng cƣờng mở rộng quy mô cho vay, đồng thời cũng giúp nâng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

Chất lượng CBTD của ngân hàng

Theo Chen anh Yeh (1998) số lƣợng và chất lƣợng nhân viên là nhân tố hết sức quan trọng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Sự thành công trong hoạt động cho vay phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của CBTD. Chất lƣợng CBTD chứa đựng tất cả những yếu tố thuộc về con ngƣời bao gồm trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, giao tiếp với khách hàng,... CBTD trong hoạt động cho vay là những nhân viên cũng nhƣ lãnh đạo của các NHTM có liên quan đến việc thực hiện xem xét, phê duyệt, giải ngân các khoản vay.

Theo Hoàng Nguyễn Anh Vũ (2015): Chất lƣợng của một khoản vay lệ thuộc phần lớn vào kết quả công tác thẩm định và quyết định cho vay. CBTD có trình độ

cao, phẩm chất đạo đức tốt có thể tránh đƣợc những sai sót trong quá trình thẩm định và tránh đƣợc những sai lầm trong quyết định cấp vốn vay cho doanh nghiệp. Do vậy sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro và nâng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

Chính sách marketing của ngân hàng

Theo Trƣơng Thị Hồng Hạnh (2015) : Công tác marketing ngân hàng – đó là công cụ hữu hiệu nhất để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, để chiến thắng đối thủ cạnh tranh, mở rộng các đối tƣợng và quy mô vay vốn của khách hàng. Thông qua các hoạt động truyền thông, marketing của ngân hàng làm cho công chúng hiểu rõ, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các cơ chế, chính sách cho vay... giúp khách hàng có căn cứ quyết định việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động quan hệ giúp ngân hàng nắm đƣợc những thông tin phản hồi từ khách hàng cả về mức độ thỏa mãn và sự không hài lòng của chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, thái độ cán bộ nhân viên, lãi suất,... Đây sẽ là căn cứ quan trọng để ngân hàng điều chỉnh sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và các hoạt động khác cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp khách am hiểu về sản phẩm, tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng, từ đó ngân hàng mở rộng và phát triển sản phẩm nói chung và sản phẩm tín dụng nói riêng.

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Theo Trƣơng Thị Hồng Hạnh (2015), nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả các nƣớc trên thế giới cùng hội nhập và phát triển, cùng với đó thì sự cạnh tranh là điều tất yếu. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, ngày càng phát triển để không tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để vƣợt qua đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng nào chiếm ƣu thế hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, thậm chí làm thay đổi sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng trƣớc đây mà họ từng giao dịch. Các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất và dịch vụ cho nên ngân hàng phải xây dựng lãi suất nhƣ thế nào là hợp lý, hấp

dẫn nhất kết hợp với uy tín, danh tiếng của bản thân để tăng thị phần cả huy động lẫn cấp tín dụng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhƣ tìm kiếm và phân tích thông tin, tình hình hoạt động hiện tại, dự đoán chiến lƣợc trong thời gian tới là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)