Tình hình huy động vốn của BIDV – HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Bảng 2.1. Tình hình HĐV tại BIDV – HCM giai đoạn 2013-2017 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ ti u 2013 2014 2015 2016 2017 HĐV Cuối kỳ 18,573 17,883 20,905 22,838 25,850 Theo đối tƣợng khách hàng KH ĐCTC 1,569 1,985 2,464 2,383 3,488 TCKT 9,895 8,938 11,062 12,174 13,658 KHCN 7,109 6,910 7,379 8,281 8,693 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 4,255 3,175 4,713 5,428 6,450 Ngắn hạn 9,005 8,663 9,027 9,518 10,537 Trung, dài hạn 5,313 6,045 7,165 7,892 8,863 Nim HĐV 1.71% 1.65% 1.70% 1.63% 1.86%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Theo bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn từ năm 2013 – 2017, tình hình HĐV của BIDV – HCM có sự tăng trƣởng tốt. Năm 2014, HĐV cuối kỳ có sự giảm nhẹ so với năm 2013 (-690 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -3.71%), tuy nhiên, trong ba năm về sau có sự tăng trƣởng nhanh và vững chắc. Năm 2017, HĐV đạt 25,850 tỷ đồng, tăng 3,012 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 13.18%, hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao 105%. Quy mô HĐV của BIDV – HCM xếp thứ 2 hệ thống và thứ 1 khu vực HCM. HĐV tập trung chủ yếu và phân khúc là KHDN, đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng VHĐ, do BIDV nói

chung và BIDV – HCM nói riêng là một trong những ngân hàng có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thị trƣờng tài chính Việt Nam, với tên tuổi, uy tín và thƣơng hiệu lâu năm nên đƣợc các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nƣớc và các doanh nghiệp lớn trong nƣớc ƣu tiên lựa chọn là nơi gửi tiền. Đứng thứ hai là phân khúc KHCN, luôn chiếm tỷ trọng khoản 30% - 34% trong tổng VHĐ, năm 2013, HĐV KHCN đạt 9,895 tỷ đồng, sang năm 2014, có sự sụt giảm nhẹ còn 8,938 tỷ đồng ( -957 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -9.67%) nhƣng lại tăng trƣởng tốt ba năm về sau. Năm 2017, HĐV KHCN đạt 13,658 tỷ đồng, tăng 1,484 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 12.18%. HĐV KHCN có sự tăng trƣởng chậm, chƣa đạt sự kỳ vọng nhƣ kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân do BIDV – HCM bàn giao nguồn lực cho chi nhánh mới thành lập (CN Thống Nhất tại thời điểm tháng 06/2016).

Nguồn VHĐ của BIDV – HCM chủ yếu là nguồn ngắn hạn, chiếm khoảng 40% trong tổng VHĐ của chi nhánh. Xếp thứ hai là nguồn VHĐ trung, dài hạn, thƣờng chiếm khoảng 34% trong tổng VHĐ toàn chi nhánh. VHĐ không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 24% trong tổng VHĐ, nhƣng đây lại là nguồn vốn mà BIDV – HCM luôn muốn cải thiện theo chiều hƣớng ngày càng gia tăng tỷ trọng hơn, do đây là nguồn với mang lại lợi nhuận cao cho BIDV – HCM và với mức chi phí thấp nhất. Năm 2017, BIDV – HCM đã tích cực gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tăng 1,022 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 18.82% so với năm 2016, làm cho Nim HĐV cũng tăng nhẹ lên 1.86% so với mức Nim 1.63% của năm 2016.

2.1.4.2. Tình hình dư nợ cho vay của BIDV - HCM

Bảng 2.2. Tình hình dƣ nợ cho vay (DNCV) phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 DNCV KHCN 1,158 1,216 1,882 1,733 2,209 Tổng DNCV 11,845 14,493 17,284 19,086 20,659

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 +/- % +/- % +/- % +/- % DNCV KHDN 2,590 24.23% 2,125 16.00% 1,951 12.66% 1,097 6.32% DNCV KHCN 58 5.00% 666 54.76% (149) (7.91%) 476 27.40% Tổng DNCV 2,648 22.35% 2,791 19.25% 1,802 10.42% 1,573 8.24%

DNCV cuối kỳ của BIDV – HCM trong vòng năm năm đều ổn định và có sự tăng trƣởng khá tốt, tuy tốc độ tăng không quá cao nhƣng cũng là một con số khả quan trong thời buổi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nƣớc lẫn ngân hàng nƣớc ngoài trên địa bàn HCM. Tổng DNCV của BIDV – HCM năm 2013 đạt 11,845 tỷ đồng và sau đó tăng lên đến 20,659 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 8,814 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 74.41% với tốc độ tăng trung bình hằng năm là 12%/năm. Năm 2014, DNCV của BIDV – HCM có mức tăng mạnh nhất, đạt hơn 2,648 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 22.35% so với năm 2013, trong đó mức tăng có đƣợc chủ yếu do sự đóng góp của DNCV KHDN, đạt 13,277 tỷ đồng, tăng 2,590 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 24.23% so với năm 2013. Nguyên nhân do TPHCM chủ trƣơng xây dựng chƣơng trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp là điểm sáng trong chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong HĐKD, mở rộng quy mô và sản xuất kinh doanh. Năm 2017 có mức tăng thấp nhất với mức tăng chỉ đạt 1,573 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 8.24%, trong đó, tăng trƣởng của DNCV KHDN đạt 6.32% so với năm 2016. DNCV năm 2017 tuy tăng trƣởng ổn định nhƣng vẫn hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao (kế hoạch DNCV năm 2017 HSC giao là 20,250 tỷ đồng). Hiện nay, quy mô tín dụng của BIDV - HCM hiện đang đứng thứ 1 địa bàn và thứ 1 hệ thống. Với kết quả đạt đƣợc nhƣ trên đã phản ánh nỗ lực của BIDV – HCM trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thực hiện chỉ đạo của NHNN và BIDV trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nợ xấu, gia tăng trích lập DPRR, lành mạnh hóa tình hình tài chính của BIDV – HCM.

2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM

Bảng 2.4. Tình hình HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu nhập từ ba hoạt động 652 663 760 710 828 Thu nhập từ HĐV 253 269 344 336 410 Thu nhập từ TD 179 233 250 230 275 Thu nhập từ DV & MBNT 220 161 166 144 143 Chi phí QLKD 119 45 90 137 127

Chênh lệch thu chi 533 618 670 573 701

Lợi nhuận trƣớc thu 528 563 627 575 635

Tổng tài sản 20,676 21,022 22,500 24,020 25,489

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Thông qua số liệu bảng 2.4, có thể thấy đƣợc hầu hết các chỉ tiêu nhƣ HĐV cuối kỳ, DNCV, tổng thu nhập từ ba hoạt động, tổng tài sản của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 đều có sự tăng trƣởng tốt. Thu nhập từ ba hoạt động với sự đóng góp lớn nhất từ hoạt động HĐV, chiếm khoảng 50% tổng thu nhập toàn chi nhánh. Đứng thứ hai là thu nhập là hoạt động TD, chiếm khoảng 35% tổng thu nhập. Thấp nhất là thu nhập từ hoạt động DV và MBNT với tỷ trọng khoảng 15% tổng thu nhập.

Chi phí QLKD của BIDV – HCM có sự biến động trng năm năm qua. Năm 2014, chi phí QLKD đạt 45 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ giảm 62.18% so với năm 2013. Tuy nhiên, năm 2015 và năm 2016 chi phí QLKD đều tăng lần lƣợt là 90 tỷ đồng (tăng 100% so với năm 2014) và 137 tỷ đồng (tăng 52.22% so với năm 2015). Nguyên nhân do năm 2015, BIDV tiến hành sát nhập

ngân hàng MHB và 2016 BIDV tiến hành tái cơ cấu, mở rộng quy mô, thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mới. Riêng BIDV – HCM đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ và san sẻ nguồn lực của mình trong việc thành lập các chi nhánh mới (ví dụ: bàn giao PGD Bùi Thị Xuân cho chi nhánh Thống Nhất, san sẻ bớt lƣợng KHDN cho chi nhánh Bình Chánh, chi nhánh Hóc Môn,...). Năm 2017, chi phí QLKD có giảm nhẹ so với năm 2016 (giảm 10 tỷ đồng với tốc độ giảm 7.3%). Nhìn chung, chi phí QLKD có sự biến động nhƣng vẫn có sự phù hợp giữa thu nhập và chi phí của chi nhánh. Chênh lệch thu chi (đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập từ ba hoạt động trừ đi chi phí QLKD) trong năm năm qua hầu nhƣ đều tăng, chủ yếu do thu nhập từ ba hoạt động đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm (năm 2017 với mức tăng cao nhất trong năm năm qua, đạt 828 tỷ đồng với tốc độ tăng 16.61% so với năm 2016), chỉ trừ năm 2016 có giảm so với năm 2015 (giảm 97 tỷ đồng với tốc độ giảm 14.47%) với nguyên nhân nhƣ đã nói ở trên, trong việc hỗ trợ san sẻ nguồn lực cho chi nhánh mới thành lập nên ít nhiều có ảnh hƣởng đến hoạt động của BIDV – HCM nói chung.

LNTT của BIDV – HCM tăng trƣởng qua các năm, tuy nhiên chỉ có năm 2016, LNTT có sự sụt giảm nhẹ, -97 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ giảm 15.47%. Nguyên nhân do BIDV tiến hành tái cơ cấu, mở rộng quy mô, thành lập nhiều chi nhánh, PGD mới, nên BIDV – HCM đã nỗ lực rất nhiều trong việc giúp đỡ, san sẻ nguồn lực cho các chi nhánh mới thành lập. Năm 2017, BIDV – HCM có sự tăng trƣởng trở lại, đạt 635 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 10.43%, hoàn thành tốt các chỉ tiêu cũng nhƣ kế hoạch mà HSC đề ra.

Luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà HSC đề ra trong năm năm qua, có thể thấy đƣợc quy mô, uy tín và năng lực tài chính của BIDV – HCM ngày càng đƣợc khả định trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Tổng tài sản của BIDV – HCM đều tăng dần qua các năm. Năm 2013, tổng tài sản của chi nhánh đạt 20,676 tỷ đồng và tăng lên 4,813 tỷ đồng, đạt 25,489 tỷ đồng vào năm 2017.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV – HCM

2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại BIDV – HCM

Hiện tại, hoạt động cấp tín dụng tại BIDV – HCM chịu sự chi phối của luật Các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 do Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, BIDV – HCM còn chịu sự chi phối trực tiếp của Quy định số 4633/BIDV- QLTD ngày 30/06/2015 do BIDV ban hành về việc trình tự, thủ tục, thầm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Cụ thể thủ tục và các bƣớc tiến hành để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng tại BIDV – HCM nhƣ sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng.

Bộ phận quản lý khách hàng (QLKH) chịu trách nhiệm:

Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích yêu cầu cấp tín dụng. Hƣớng dẫn khách hàng cung cấp và lập hồ sơ tín dụng.

Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của KHDN, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng.

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu đƣợc trong quá trình thẩm định KHDN, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu cấp có thẩm quyền đồng ý phê duyệt, bộ phận QLKH chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận quản lý rủi ro (QLRR) hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Nếu khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc chi nhánh ký công văn gửi hồ sơ tín dụng về HSC. Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý, bộ phận QLKH thông báo từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng.

Bước 2: Thẩm định rủi ro.

Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm

Tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ bộ phận QLKH để đánh giá, lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình cấp phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt tín dụng trên báo cáo đề xuất cấp tín dụng.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau phê duyệt.

Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm

Soạn thảo quyết định cấp tín dụng có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng ký, gửi bộ phận QLKH để bộ phận QLKH thực hiện các bƣớc tiếp theo.

Bộ phận QLKH thông báo cấp tín dụng với khách hàng. Bộ phận QLKH soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, đảm bảo nội dung phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và tuân thủ quy định của pháp luật và sau đó hai bên ký kết hợp đồng.

Bước 5: Giải ngân.

Bộ phận QLKH tiếp thị và kiểm tra hồ sơ đề nghị giải ngân, lập đề xuất giải ngân. Sau đó chuyển hồ sơ đề nghị giải ngân cho bộ phận quản trị tín dụng (QTTD). Bộ phận QTTD tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức cấp tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của ngƣời đề xuất, phê duyệt tín dụng. Sau khi xem xét kĩ hồ sơ, bộ phận QTTD và giao dịch khách hàng (GDKH) thực hiện giải ngân.

Bước 6: Quản lý, giám sát.

Bộ phận QLKH và QLRR có trách nhiệm theo dõi, quản lý, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bước 7: Điều chỉnh tín dụng.

Căn cứ và đề nghị điều chỉnh tín dụng của khách hàng, hoặc đề xuất của bộ phận QLKH trên cơ sở nắm bắt đƣợc thông tin trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát khoản vay. Nội dung điều chỉnh tín dụng gồm: điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng; điều chỉnh mục đích sử dụng vốn vay; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; điều chỉnh điều kiện cấp tín dụng; điều chỉnh về bảo đảm của khoản tín dụng; gia hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng cấp tín dụng hạn mức;...

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí.

Bộ phận QLKH và bộ phận QTTD thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn. Sau đó, bộ phận QTTD, GDKH, QLKH thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí bằng hình thức thu nợ tự động hoặc thu nợ thủ công.

Bước 9: Xử lý khi khách hàng thay đổi tình trạng pháp lý.

Bộ phận QLKH bám sát, theo dõi diễn biến của khách hàng để nắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác những động thái chuẩn bị cho thay đổi tình trạng pháp lý của khách hàng để có phƣơng án ứng xử kịp thời. Tùy phƣơng án thay đổi tình trạng pháp lý cụ thể của khách hàng, căn cứ quy định pháp luật có liên quan, bộ phận QLKH đề xuất các biện pháp, công việc cần thực hiện phù hợp với quy định của

pháp luật để đảm bảo đầy đủ quyền chủ nợ của BIDV, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bước 10: Xử lý nợ.

Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu hoặc khi phát hiện dấu hiệu rủi ro, bộ phận QLKH phối hợp với bộ phận QTTD thực hiện rà soát phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý nợ trình cấp thẩm quyền. Sau đó, triển khai các biện pháp xử lý nợ theo phê duyệt của cấp thẩm quyền nhƣ cơ cấu lại nợ; xử lý TSĐB; bán nợ; miễn giảm lãi để khuyến khích trả nợ; chứng khoán hóa khoản nợ; khởi kiện khách hàng ra tòa án để thu hồi nợ; sử dụng quỹ DPRR để xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng; ...

2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV - HCM từ 2013 – 2017 2.2.2.1. Quy mô dư nợ cho vay

Bảng 2.5. Tình hình DNCV KHDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450

DNCVBQ KHDN 8,529 12,168 13,937 15,166 17,658

Tổng DNCV 11,845 14,493 17,284 19,086 20,659

Nim cho vay 2.01% 1.88% 1.67% 1.43% 1.34%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

DNCV KHDN luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng DN toàn chi nhánh. Do BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng là một ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời, đã có thƣơng hiệu và uy tín vững chắc trong khu vực và thị trƣờng tài chính Việt Nam nên từ lâu đã có mối quan hệ truyền thống lâu năm với các DNNN, các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, các doanh nghiệp cổ phần hóa từ DNNN, các doanh nghiệp lớn,...

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: %)

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

DNCV năm 2014 có mức tăng cao nhất, đạt 14,493 tỷ đồng, tăng 2,648 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 55)