Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 26 tháng 04 năm 1957, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 117/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trải qua hơn 61 năm thành lập và phát triển BIDV đã có những tên gọi:

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt

Nam (BIDV)

- Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Lịch sử 61 năm của BIDV cũng chính là lịch sử của tinh thần sáng tạo, đoàn kết, của ý chí nỗ lực vƣơn lên trong mọi hoàn cảnh của các thế hệ cán bộ BIDV. Chính sự trải nghiệm qua những thăng trầm, thử thách ấy đã tôi luyện nên một bản lĩnh, một cốt cách ngành nghề của BIDV: luôn là công cụ đắc lực, xung kích, sáng tạo và quyết tâm cao để hoành thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc đã tin tƣởng giao phó.

Trải qua 61 năm xây dựng, trƣởng thành và phát triển, từ 11 chi nhánh ban đầu với 200 cán bộ, chỉ làm nhiệm vụ cấp phát và giám đốc vốn đơn thuần khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sáp nhập cho đến 2018, BIDV đã phát triển vƣợt bậc với một mạng lƣới kinh doanh rộng khắp đất nƣớc và vƣơn ra quốc tế. Với hơn 24000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tƣ vấn tài chính đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm đƣợc tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa

thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Về mạng lƣới ngân hàng, BIDV có 01 trụ sở chính, 190 chi nhánh trong nƣớc, 01 chi nhánh tại Myanmar, 03 văn phòng đại diện tại Việt Nam, 06 văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài và 854 phòng giao dịch, 1822 ATM, 15962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc; về mạng lƣới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tƣ (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…; Các liên doanh với nƣớc ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife; Hiện diện thƣơng mại tại nƣớc ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...; Hiện diện thƣơng mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc).

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tƣ phát triển, các dự án thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế then chốt của đất nƣớc. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với trên 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tƣ phát triển.

Để ghi nhận những đóng góp của BIDV qua các thời ký, Đảng và Nhà nƣớc đã tặng cho BIDV nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý nhƣ :

- Huân chƣơng độc lập hạng I, hạng III - Huân chƣơng lao động hạng I, II, III

- Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới - Huân chƣơng Hồ Chí Minh

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM (Gọi tắt là BIDV – HCM)

BIDV – HCM là đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh của BIDV, là một trong những chi nhánh lớn, chủ lực, đứng đầu hệ thống. Trải qua 42 năm thành lập và phát triển, BIDV – HCM đã có những tên gọi sau:

- Thành lập ngày 15/11/1976 với tên gọi là Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết TPHCM.

- Từ 1981: mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng TPHCM. - Từ 26/11/1990: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TPHCM.

- Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP HCM.

Một số giải thƣởng mà BIDV – HCM đƣợc BIDV trao tặng và khen thƣởng: - Đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm năm liền từ 2013 - 2017

- Đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm Động lực phía Nam – Địa bàn TPHCM 2017

- Đơn vị xuất sắc về lợi nhuận trƣớc thuế năm 2015, 2016, 2017

- Đơn vị xuất sắc về hoạt động kinh doanh Ngân hàng Bán lẻ năm 2015, 2016, 2107

2.1.3. Cơ cấu tổ chức BIDV – HCM

2.1.3.1. Mô hình tổ chức của BIDV – HCM

BIDV – HCM hiện nay có tổng số CBNV là 248 ngƣời

Ban Giám đốc Chi nhánh: gồm 07 ngƣời (Giám đốc và 6 Phó giám đốc)

Mô hình tổ chức của BIDV – HCM hiện nay, gồm có 5 khối, với 16 phòng, trong đó có 13 phòng tại Hội sở Chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc, cụ thể:

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2017)

2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc BIDV – HCM

Đầu mối đề xuất, tham mƣu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ đƣợc phân giao, các văn bản hƣớng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đƣợc giao.

Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đƣợc giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng đƣợc giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của BIDV – HCM.

Tổ chức lƣu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lƣu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của BIDV – HCM, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tƣợng tốt đẹp về BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ đƣợc giao quản lý. Thƣờng xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đƣợc phân công.

Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng BIDV – HCM vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn từ năm 2013 – 2017 năm 2013 – 2017

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV – HCM

Bảng 2.1. Tình hình HĐV tại BIDV – HCM giai đoạn 2013-2017 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ ti u 2013 2014 2015 2016 2017 HĐV Cuối kỳ 18,573 17,883 20,905 22,838 25,850 Theo đối tƣợng khách hàng KH ĐCTC 1,569 1,985 2,464 2,383 3,488 TCKT 9,895 8,938 11,062 12,174 13,658 KHCN 7,109 6,910 7,379 8,281 8,693 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 4,255 3,175 4,713 5,428 6,450 Ngắn hạn 9,005 8,663 9,027 9,518 10,537 Trung, dài hạn 5,313 6,045 7,165 7,892 8,863 Nim HĐV 1.71% 1.65% 1.70% 1.63% 1.86%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Theo bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn từ năm 2013 – 2017, tình hình HĐV của BIDV – HCM có sự tăng trƣởng tốt. Năm 2014, HĐV cuối kỳ có sự giảm nhẹ so với năm 2013 (-690 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -3.71%), tuy nhiên, trong ba năm về sau có sự tăng trƣởng nhanh và vững chắc. Năm 2017, HĐV đạt 25,850 tỷ đồng, tăng 3,012 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 13.18%, hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao 105%. Quy mô HĐV của BIDV – HCM xếp thứ 2 hệ thống và thứ 1 khu vực HCM. HĐV tập trung chủ yếu và phân khúc là KHDN, đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng VHĐ, do BIDV nói

chung và BIDV – HCM nói riêng là một trong những ngân hàng có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thị trƣờng tài chính Việt Nam, với tên tuổi, uy tín và thƣơng hiệu lâu năm nên đƣợc các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nƣớc và các doanh nghiệp lớn trong nƣớc ƣu tiên lựa chọn là nơi gửi tiền. Đứng thứ hai là phân khúc KHCN, luôn chiếm tỷ trọng khoản 30% - 34% trong tổng VHĐ, năm 2013, HĐV KHCN đạt 9,895 tỷ đồng, sang năm 2014, có sự sụt giảm nhẹ còn 8,938 tỷ đồng ( -957 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -9.67%) nhƣng lại tăng trƣởng tốt ba năm về sau. Năm 2017, HĐV KHCN đạt 13,658 tỷ đồng, tăng 1,484 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 12.18%. HĐV KHCN có sự tăng trƣởng chậm, chƣa đạt sự kỳ vọng nhƣ kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân do BIDV – HCM bàn giao nguồn lực cho chi nhánh mới thành lập (CN Thống Nhất tại thời điểm tháng 06/2016).

Nguồn VHĐ của BIDV – HCM chủ yếu là nguồn ngắn hạn, chiếm khoảng 40% trong tổng VHĐ của chi nhánh. Xếp thứ hai là nguồn VHĐ trung, dài hạn, thƣờng chiếm khoảng 34% trong tổng VHĐ toàn chi nhánh. VHĐ không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 24% trong tổng VHĐ, nhƣng đây lại là nguồn vốn mà BIDV – HCM luôn muốn cải thiện theo chiều hƣớng ngày càng gia tăng tỷ trọng hơn, do đây là nguồn với mang lại lợi nhuận cao cho BIDV – HCM và với mức chi phí thấp nhất. Năm 2017, BIDV – HCM đã tích cực gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tăng 1,022 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 18.82% so với năm 2016, làm cho Nim HĐV cũng tăng nhẹ lên 1.86% so với mức Nim 1.63% của năm 2016.

2.1.4.2. Tình hình dư nợ cho vay của BIDV - HCM

Bảng 2.2. Tình hình dƣ nợ cho vay (DNCV) phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 DNCV KHCN 1,158 1,216 1,882 1,733 2,209 Tổng DNCV 11,845 14,493 17,284 19,086 20,659

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 +/- % +/- % +/- % +/- % DNCV KHDN 2,590 24.23% 2,125 16.00% 1,951 12.66% 1,097 6.32% DNCV KHCN 58 5.00% 666 54.76% (149) (7.91%) 476 27.40% Tổng DNCV 2,648 22.35% 2,791 19.25% 1,802 10.42% 1,573 8.24%

DNCV cuối kỳ của BIDV – HCM trong vòng năm năm đều ổn định và có sự tăng trƣởng khá tốt, tuy tốc độ tăng không quá cao nhƣng cũng là một con số khả quan trong thời buổi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nƣớc lẫn ngân hàng nƣớc ngoài trên địa bàn HCM. Tổng DNCV của BIDV – HCM năm 2013 đạt 11,845 tỷ đồng và sau đó tăng lên đến 20,659 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 8,814 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 74.41% với tốc độ tăng trung bình hằng năm là 12%/năm. Năm 2014, DNCV của BIDV – HCM có mức tăng mạnh nhất, đạt hơn 2,648 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 22.35% so với năm 2013, trong đó mức tăng có đƣợc chủ yếu do sự đóng góp của DNCV KHDN, đạt 13,277 tỷ đồng, tăng 2,590 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 24.23% so với năm 2013. Nguyên nhân do TPHCM chủ trƣơng xây dựng chƣơng trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp là điểm sáng trong chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong HĐKD, mở rộng quy mô và sản xuất kinh doanh. Năm 2017 có mức tăng thấp nhất với mức tăng chỉ đạt 1,573 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 8.24%, trong đó, tăng trƣởng của DNCV KHDN đạt 6.32% so với năm 2016. DNCV năm 2017 tuy tăng trƣởng ổn định nhƣng vẫn hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao (kế hoạch DNCV năm 2017 HSC giao là 20,250 tỷ đồng). Hiện nay, quy mô tín dụng của BIDV - HCM hiện đang đứng thứ 1 địa bàn và thứ 1 hệ thống. Với kết quả đạt đƣợc nhƣ trên đã phản ánh nỗ lực của BIDV – HCM trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thực hiện chỉ đạo của NHNN và BIDV trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nợ xấu, gia tăng trích lập DPRR, lành mạnh hóa tình hình tài chính của BIDV – HCM.

2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM

Bảng 2.4. Tình hình HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu nhập từ ba hoạt động 652 663 760 710 828 Thu nhập từ HĐV 253 269 344 336 410 Thu nhập từ TD 179 233 250 230 275 Thu nhập từ DV & MBNT 220 161 166 144 143 Chi phí QLKD 119 45 90 137 127

Chênh lệch thu chi 533 618 670 573 701

Lợi nhuận trƣớc thu 528 563 627 575 635

Tổng tài sản 20,676 21,022 22,500 24,020 25,489

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)

Thông qua số liệu bảng 2.4, có thể thấy đƣợc hầu hết các chỉ tiêu nhƣ HĐV cuối kỳ, DNCV, tổng thu nhập từ ba hoạt động, tổng tài sản của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 đều có sự tăng trƣởng tốt. Thu nhập từ ba hoạt động với sự đóng góp lớn nhất từ hoạt động HĐV, chiếm khoảng 50% tổng thu nhập toàn chi nhánh. Đứng thứ hai là thu nhập là hoạt động TD, chiếm khoảng 35% tổng thu nhập. Thấp nhất là thu nhập từ hoạt động DV và MBNT với tỷ trọng khoảng 15% tổng thu nhập.

Chi phí QLKD của BIDV – HCM có sự biến động trng năm năm qua. Năm 2014, chi phí QLKD đạt 45 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ giảm 62.18% so với năm 2013. Tuy nhiên, năm 2015 và năm 2016 chi phí QLKD đều tăng lần lƣợt là 90 tỷ đồng (tăng 100% so với năm 2014) và 137 tỷ đồng (tăng 52.22% so với năm 2015). Nguyên nhân do năm 2015, BIDV tiến hành sát nhập

ngân hàng MHB và 2016 BIDV tiến hành tái cơ cấu, mở rộng quy mô, thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mới. Riêng BIDV – HCM đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ và san sẻ nguồn lực của mình trong việc thành lập các chi nhánh mới (ví dụ: bàn giao PGD Bùi Thị Xuân cho chi nhánh Thống Nhất, san sẻ bớt lƣợng KHDN cho chi nhánh Bình Chánh, chi nhánh Hóc Môn,...). Năm 2017, chi phí QLKD có giảm nhẹ so với năm 2016 (giảm 10 tỷ đồng với tốc độ giảm 7.3%). Nhìn chung, chi phí QLKD có sự biến động nhƣng vẫn có sự phù hợp giữa thu nhập và chi phí của chi nhánh. Chênh lệch thu chi (đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập từ ba hoạt động trừ đi chi phí QLKD) trong năm năm qua hầu nhƣ đều tăng, chủ yếu do thu nhập từ ba hoạt động đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm (năm 2017 với mức tăng cao nhất trong năm năm qua, đạt 828 tỷ đồng với tốc độ tăng 16.61% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)