Xây dựng các khu vực tƣ vấn, giới thiệu sản phẩm cho KHDN, đặc biệt là KHDN vip, tránh làm mất thời gian chờ đợi của KHDN.
Xây dựng quy trình cho vay nhất quán, đồng bộ giữa các phòng ban. Hiện đại hóa thủ tục quy trình cho vay, giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng khoản cho vay.
Cần có sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các phòng ban, đẩy nhanh tiến độ công việc. Bộ phận QLKH, QTTD và bộ phận liên quan cần theo dõi sát sao, hoàn thành đầy đủ, chức trách nhiệm vụ, đảm bảo các công việc đang thực hiện có kết quả, đúng tiến độ, là cơ sở để thể hiện tính chuyên nghiệp trong văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn trong tiếp xúc với khách hàng.
Căn cứ khả năng và nhu cầu thực tế, có các đề xuất để BIDV – HCM xây dựng, thực hiện các giải pháp để cải tiến quy trình, chính sách cho vay sau:
- Chƣơng trình theo dõi và thu phí, thu lãi tự động
- Chƣơng trình theo dõi và quản lý việc bổ sung chứng từ - Chƣơng trình theo dõi và quản lý, nhắc nhở thu nợ đến hạn - Chƣơng trình định hạng tín dụng (xếp hạng nội bộ khách hàng) - Chƣơng trình quản lý dòng tiền của KHDN
3.2.5. Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
Giai đoạn từ năm 2018 – 2020, BIDV – HCM cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị, đảm bảo an toàn, kiểm soát nợ xấu. Cụ thể:
- Đẩy nhanh tiến độ bán tài sản/ khởi kiện/ thu hồi nợ từ các khách hàng nợ xấu.
- Theo dõi sát sao tình hình hoạt động của các khách hàng đang có dấu hiệu khó khăn, tháo gỡ vƣớng mắc, tránh phát sinh thêm nợ nhóm cần chú ý.
- Đánh giá các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi để đăng ký xử lý nợ ngoại bảng ngay trong năm.
3.2.6. Cải tiến công nghệ, hệ thống thông tin
Hệ thống BIDV cần đầu tƣ trang thiết bị, không ngừng xây dựng một hệ thống CNTT hoàn chỉnh: nâng cấp hệ thống tƣờng lửa, hệ thống IPS/IDS với công nghệ mới nhất cho mạng WAN/LAN; trang bị hệ thống phòng chống virus có bản quyền, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và dùng cho toàn hệ thống BIDV; trang bị hệ thống NPS để thực hiện kiểm soát truy cập mạng LAN trên toàn hệ thống nhằm nâng cao khả năng bảo mật cho hệ thống; xây dựng trung tâm phục hồi thảm họa theo chuẩn quốc tế; hệ thống lƣu trữ SAN cũng nhƣ các chính sách an ninh, bảo mật, an toàn hệ thống để giảm thiểu những rủi ro từ hoạt động CNTT.
BIDV cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm dự phòng sử dụng hệ thống máy chủ dự phòng và công nghệ lƣu trữ với các giải pháp tiên tiến nhất, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng liên tục kể cả khi xảy ra các thảm họa về thiên tai và các thảm họa khác. Năm 2015, BIDV đã đƣợc cấp chứng chỉ quốc tế ISO/IEC 27001:2013 – chứng chỉ ISO cho hệ thống quản lý an toàn thông tin phiên bản mới trên thế giới.
Với lợi thế nhƣ trên, BIDV – HCM cần tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hƣớng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ƣu tiên phát triển chiến lƣợc Ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.
3.2.7. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Để có thể giữ chân đƣợc khách hàng cũ và thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng mới tiềm năng, đòi hỏi BIDV – HCM phải có các sản phẩm cho vay KHDN vô cùng đa dạng và phong phú. Đây vừa là giải pháp giúp BIDV – HCM định vị đƣợc thƣơng hiệu của riêng mình và nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ trên địa bàn. Có đề xuất sau cho BIDV – HCM:
Hoàn chỉnh các sản phẩm, dịch vụ cho vay KHDN sẵn có để ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của KHDN.
Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay KHDN trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện tại, liên tục cải tiến chất lƣợng dịch vụ cho vay KHDN, hàng tháng có các phiếu đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cho vay gửi KHDN đánh giá. Song song với đó là xây dựng chính sách lãi suất phù hợp dựa vào phân khúc KHDN, ngành nghề kinh doanh (ƣu tiên giảm lãi suất đối với các lĩnh vực Chính phủ ƣu tiên phát triển nhƣ: phát triển nông nghiệp – nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; kinh doanh, ứng dụng công nghệ cao), xếp hàng tín nhiệm, tài sản đảm bảo,... từ đó, giúp KHDN có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với nhu cầu vay vốn của mình.
3.3. Các khuy n nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ cần kiểm soát tốt tỷ lệ lãi suất và tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhằm hạn chế việc tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống NHTM. Hơn nữa, cần chú trọng kiểm soát tỷ lệ lạm phát nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế, tăng trƣởng tín dụng và an toàn của hệ thống NHTM.
Các cơ quan liên quan cần có các giải pháp giải quyết các khó khăn trong việc xử lý, phát mại TSĐB khi KHDN không thực hiện đúng nhƣ những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhằm đảm bảo quyền lợi của NHTM.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần hạn chế nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian quá dài, kiểm soát tăng trƣởng và chất lƣợng tín dụng chặt chẽ hơn nữa.
Thứ hai, NHNN nên xem xét kỹ việc đƣa ra các chính sách tiền tệ trong thời gian tới, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trƣởng GDP danh nghĩa hiện tại, bởi tăng trƣởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vƣợt xa tốc độ tăng
trƣởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
Thứ ba, cần khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định, pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD. Đây là tiền đề trong việc tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và an toàn giữa các TCTD. Thêm vào đó, rà soát lại các thiếu sót, các lỗ hỏng để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản luật về môi trƣờng kinh doanh, về hoạt động cấp tín dụng của các TCTD đã ban hành trƣớc đây nhằm tạo sự ổn định và minh bạch trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho các doanh nghiệp.
Thứ tƣ, NHNN cần chú trọng, nâng cao chất lƣợng thanh tra, giám sát trong hệ thống ngân hàng mà đặc biệt là lĩnh vực cho vay KHDN nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi không tuân thủ theo quy định cho vay đã đƣa trƣớc đó. Từ đó, giúp cho hoạt động cho vay KHDN phát triển một cách lành mạnh, công bằng và bền vững.
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thứ nhất, BIDV cần tích cực xử lý nợ xấu gắn liền với tăng trƣởng quy mô cho vay KHDN một cách hiệu quả. Đây là 2 hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp lẫn nhau. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu mà chi nhánh đã và đang thực hiện nhƣ thông qua công ty quản lý khai thác tài sản; xử lý dự phòng; phân loại đánh giá nợ để cơ cấu lại nợ…, cần tập trung các giải pháp để tăng trƣởng cho vay KHDN hiệu quả nhƣ xây dựng chính sách định hƣớng tăng trƣởng cho vay KHDN dài hạn, phù hợp với từng loại hình doanh ngiệp, từ đó tăng thu nhập, bù đắp chi phí và tạo sự lan tỏa tích cực từ chính hoạt động cho vay KHDN của BIDV.
Thứ hai, BIDV cần chủ động đánh giá hiện trạng và xây dựng lộ trình triển khai các sáng kiến để đáp ứng tiêu chuẩn quản lý rủi ro Basel II và yêu cầu của cơ quan quản lý. Trong thời gian tới, BIDV cần tiếp tục tích cực triển khai dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê
duyệt tín dụng toàn hệ thống, giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lƣợng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của NHNN. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống an ninh tiên tiến để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống, tránh rủi ro gián đoạn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, gây mất thời gian không chỉ cho CBTD mà còn cả khách hàng.
Thứ ba, BIDV cần hoàn thiện quy trình, thủ tục cấp tín dụng đối với KHDN, tránh để lỗ hỏng cũng nhƣ hạn chế những rủi ro không đáng có trong hoạt động cho vay KHDN. Cùng với đó là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay KHDN trên nền công nghệ hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích để phục vụ đồng thời nhiều nhu cầu của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về NHTM và cho vay KHDN ở chƣơng 1, cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM giai đoạn từ năm 2013 – 2017 đi kèm với đó là phân tích những thành tựu mà chi nhánh đã đạt đƣợc trong thời gian qua, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động cho vay KHDN ở chƣơng 2, chƣơng 3 tác giả đã đƣa ra một số giải pháp từ chính nội tại BIDV – HCM để phát triển hoạt động cho vay KHDN nhƣ giải pháp về xây dựng chính sách cho vay KHDN, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về công nghệ, giải pháp về kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN. Đồng thời có những khuyến nghị với BIDV, NHNN, Chính phủ để có những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để BIDV – HCM có thể phát triển hơn nữa hoạt động cho vay KHDN trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trƣờng song song với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp cho hoạt động cho vay KHDN của các NHTM nói chung và BIDV – HCM nói riêng ngày càng phát triển. Hoạt động cho vay KHDN của BIDV – HCM là một trong những hoạt động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ tín dụng và thu nhập từ tín dụng. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho chi nhánh mà hoạt động cho vay KHDN còn đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, đầu tƣ máy móc trang thiết bị, tạo ra sản phẩm và thu về lợi nhuận. Chính vì vậy, hoạt động cho vay KHDN ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Là một NHTM với lịch sử hình thành lâu đời, uy tín, thƣơng hiệu và năng lực tài chính luôn có vị thế vững chắc trong hệ thống các NHTM Việt Nam, BIDV – HCM với sự cố gắng và nỗ lực trong thời gian qua đã đƣa quy mô tín dụng lên thứ nhất địa bàn TPHCM và thứ nhất trong hệ thống BIDV.
Qua quá trình nghiên cứu hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM để thực hiện mục đích của đề tài, khóa luận đã thể hiện đƣợc những nội dung sau:
1. Trình bày khái quát về NHTM và khái niệm về doanh nghiệp và khái niệm cho vay. Đề tài cũng nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay KHDN.
2. Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM giai đoạn từ 2013 – 2017, khóa luận nêu lên đƣợc những thành tựu mà chi nhánh đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM.
3. Khóa luận đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong cho vay KHDN, một số khuyến nghị đối với BIDV, NHNN và Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, một số giải pháp mà tác giả đƣa ra đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ chủ quan của tác giả nên đôi khi còn một số thiếu sót và hạn chế rất mong quý thầy cô đóng góp thêm để đề tài có ý nghĩa thực tiễn, có thể áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHDN và giải quyết những khó khăn trong việc triển khai thực hiện hoạt động này ở BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu ti ng Anh
1. Chen TY and TL Yeh, 1998. A Study of Efficiency Evaluation in Taiwan’s Banks, Int J Service Industry Managament.
2. Timothy Clark, Astrid Dick, Beverly Hirtle, Kevin J.Stiroh, and Robard, 2007. The Role of Retail Banking in the U.S. Banking Industry: Risk, Return, and
Industry Structure. The Economic Policy Review, Volume 13, Number 13.
3. Vahram Stepanyan & Kai Guo, 2011. Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies, IMF Working Paper, No. 11/51.
Tài liệu ti ng Việt
1. Bùi Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. NXB Thống kê. 2. Dƣơng Tuấn Anh (2015), Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối
với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Ngân hàng TPHCM.
3. Lê Tấn Phƣớc 2016, Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp chí Tài chính kỳ II tháng 12/2016,
truy cập tại < http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-yeu-to-tac-dong-den- tang-truong-tin-dung-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-100787.html>, [ngày truy cập: 28/03/2018].
4. Lƣu Nhật Phƣơng (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Phương Đông, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Kinh tế TPHCM.
5. Ngân hàng Nhà nƣớc, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
v/v Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Ngân hàng Nhà nƣớc, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
v/v Quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
7. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013, 2014, 2015, 2016, 2017;
8. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam, Báo cáo thƣờng niên 2017
9. Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam, Quy định số 4633/BIDV-QLTD ngày 30/06/2015 v/v Trình tự, thủ tục, thầm quyền cấp tín dụng
đối với khách hàng là doanh nghiệp.
10. Nguyễn Hoàng Anh Vũ (2015), Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Ngân hàng TPHCM.
11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
NXB Thống kê.
12. Nguyễn Minh Kiều (2012), Quản trị rủi ro tài chính. Đại học mở TP. Hồ Chí Minh và chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright, NXB Tài chính
13. Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017), Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của NHTM, truy cập tại
<http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so-van-de-ve-rui-ro-tin-dung-cua-ngan- hang-thuong-mai-130975.html>. [ngày truy cập: 16/04/2018]
14. Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, ĐH Quốc Gia Hà Nội
15. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính