Thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 104 - 122)

Như đã trình bày trong chương 2, một trong các nguyên nhân khiến lãi suất cho vay cao, làm cho DNNVV khó tiếp cận vì kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi là do năng lực hoạt động của các NHTMCP hiện nay vẫn còn khá chênh lệch, nhiều ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và NHNN phải

có tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Trong thời gian tới, chính phủ, NHNN cần xem xét thực hiện một số giải pháp như: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chỉ đạo việc sát nhập, hợp nhất các NHTM hoạt động kém hiệu quả; trong đó lưu ý trước khi sát nhập, hợp nhất, nhà nước cần thận trọng xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như thuê một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào vốn góp hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và vay của các tổ chức, cá nhân (Vũ Văn Thực, 2013).

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý. NHNN cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động ngân hàng thật công khai, minh bạch, rõ ràng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo an toàn hệ thống; đảm bảo các quy định ngày càng sát với các chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Thứ ba, NHNN cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. NHNN cần chủ động sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định thanh khoản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá. Trên cơ sở bám sát diễn biến trên thị trường ngoại hối, NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, từng bước đưa lãi suất thực hiện theo đúng nguyên tắc thị trường.

Kết luận chương 4

Dựa trên kết quả nghiên cứu tại chương 2 và 3, trong chương này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn TP HCM. Đối với các DNNVV, các giải pháp tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực vốn tự có và uy tín của doanh nghiệp. Đối với các NHTMCP, các giải pháp tập trung vào vấn đề nâng cao tiềm

lực về vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động để tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay, mở rộng danh mục sản phẩm và tăng cường tiếp thị sản phẩm đến đối tượng DNNVV, tăng cường liên kết với các cơ quan chức năng, hiệp hội doanh nghiệp trong việc cho vay DNNVV. Đối với Chính phủ, UBND thành phố và các cơ quan hữu quan, các giải pháp tập trung vào vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ BLTD TP HCM, nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và có biện pháp giải quyết vấn đề nợ xấu để tạo điều kiện cho các NHTMCP mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV.

KẾT LUẬN

Tại TP HCM hiện nay, số lượng DNNVV chiếm đến hơn 32% tổng số DNNVV trên cả nước, đóng góp to lớn và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, DNNVV tại TP HCM nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng, gây cản trở cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và lý thuyết về hoạt động cho vay của NHTM, luận văn đã trình bày về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, bao gồm: nhân tố từ phía doanh nghiệp, nhân tố từ phía ngân hàng và nhân tố khác như môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, khảo sát, luận văn đã nêu lên những khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV và nguyên nhân của những khó khăn này. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy để đã thực hiện đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV dựa trên các nhân tố từ bản thân doanh nghiệp.

Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM; bao gồm các giải pháp đối với DNNVV, NHTMCP cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Để có thể hỗ trợ tốt DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng, thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng của cả ba phía; doanh nghiệp, các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đó là, nghiên cứu định lượng chỉ đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng trên góc độ người đi vay là doanh nghiệp mà chưa đề cập đến phương diện người cho vay là các NHTM và các yếu tố từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý liên quan. Trong khi đó, quyết định cho vay chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố. Ngoài ra, luận văn cũng chưa nghiên cứu đến các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lượng

vốn cho vay của các NHTMCP đối với DNNVV để xem mức độ đáp ứng về nhu cầu tín dụng ngân hàng của DNNVV; phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại các NHTMCP tại TP HCM, chưa nghiên cứu tại các NHTM nhà nước, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng

ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê. 3. Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

5. Chính phủ (2013), Quyết định 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 về việc Ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

8. KPMG (2013), ‘Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013’,

Kpmg.com.vn.

9. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN về việc Ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 11.Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

12.Nguyễn Đức Tâm (2014). ‘Tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn từ các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á,’ truy cập tại <dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/569/Tiếp- cận-nguồn-vốn-của-doanh-nghiệp-nhỏ-và-vừa-nhìn-từ-các-nước-phát-triển- trong-khu-vực-Đông-Nam-Á.aspx>, ngày truy cập: 08/03/2014.

13.Phạm Thị Mai Vui (2009), ‘Doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc tiếp cận nguồn vốn kích cầu’, truy cập tại <http://www.sav.gov.vn/732-1-ndt/doanh- nghiep-nho-va-vua-voi-viec-tiep-can-nguon-von-kich-cau.sav>, ngày truy cập: 31/08/2014.

14.Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra doanh nghiệp năm 2012. 15.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê.

16.Trần Thanh Nghiệp (2013), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại TP Cần Thơ’, Tạp chí

Công nghệ Ngân hàng. Số 86, tháng 5/2013, trang 41 – 48.

17.Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh,

Nhà xuất bản Tài chính.

18.Võ Thị Hồng Loan (2011), ‘Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Đà Nẵng’, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, Đại học

Đà Nẵng. Số 1(42).2011.

19.Vũ Văn Thực (2013), ‘Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Số 10 (20), tháng 05 – 06/2013.

Danh mục tham khảo Tiếng Anh

20.Ba, S. (2013), ‘Report on small and Micro Business Financing: Chinese Experience and Asian Paths (in Chinese)’, Boao Forum for Asia.

21.Berger, A., N. & Udell, G., F. (1995), ‘Relationship lending and lines of credit in small firm finance’, Journal of Business. No 68, pages 351 – 381. 22.Berger, A., N. & Udell, G., F. (2002), ‘Small Business Credit Availability

and Relationship Lending: The importance of Bank organizational Structure’, The economic Journal, Vol. 112, No. 477.

23.Boocock, G & Shariff, MNM (1996), ‘Loan guarantee schemes for SMEs – the experience of Malaysia’, Small Enterprise Development, Vol. 7, No. 2. 24.Chen, X., Zhao, H. & Wu, W. (2006), ‘What factors affect small and

medium-sized Enterprise’s ability to borrow from bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province’,

Working papers of the Business Institute Berlin at the Berlin School of

Economics.

25.Degryse, H. & Van Cayseele, P. (2000), ‘Relationship lending within a Bank – Based system: Evidence from European Small Business Data’, Journal of

Financial Intermediation, No 9, pages 90 – 109.

26.Drakos, K. & Giannakopoulos, N, ‘On the determinants of credit rationing: Firm – level evidence from transaction countries’, Journal of International

Money and Finance. Volume 30, Issue 8, 12/2011, Pages 1773 – 1790.

27.Nikaido, Y., Pais, J. & Sarma, M. (2012), ‘Determinants of Access to Institutional Credit for Small Enterprises in India’.

28.Stiglitz, J., E. & Weiss, A. (1981), ‘Credit Rationing in Markets with Imperfect Information’, American Economic Review, No 71(3), pages 393- 410.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

Ghi chú:

1. Phiếu điều tra này chỉ nhằm mục tiêu thực hiện nghiên cứu khoa học về khả

năng tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, không sử dụng cho các mục đích cá nhân khác. Mọi thông tin sẽ được giữ bí mật.

2. Đối tượng được điều tra là DNNVVcó đề nghị vay vốn tại Chi nhánh Ngân

hàng anh/chị

Thông tin chung:

Tên doanh nghiệp: ... Địa chỉ: ... Mã số Doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh/MS thuế): ... Ngành nghề:Nông, lâm nghiệp và thủy sản;  Công nghiệp, xây dựng

 Thương mại và dịch vụ

Số lao động: ... Tổng nguồn vốn: ... tỷ đồng. Câu hỏi điều tra:

Câu 1:Doanh nghiệp thành lập được bao lâu? ... năm Câu 2: Doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng anh/chị được bao lâu? ... năm Câu 3:Lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp có phát sinh nợ xấu trong 03 năm gần nhất với thời điểm vay vốn? (tại Ngân hàng anh/chị hoặc TCTD khác)

Câu 4: Anh/chị hãy cho biết thông tin về một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp (Căn cứ BCTC năm gần nhất với thời điểm doanh nghiệp đề nghị vay vốn)?

Stt Chỉ tiêu Giá trị

01 EBIT/Chi phí lãi ………..triệu đồng

02 ROA ………

03 Khả năng thanh toán ngắn hạn ………

04 Hệ số nợ phải trả/Tổng tài sản ………

Câu 5: Doanh nghiệpcó tài sản thế chấp (bao gồm tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh cho khoản vay) đáp ứng quy định ngân hàng khi vay vốn tại ngân hàng anh/chị?

 Có  Không

Câu 6: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có được kiểm toán không?

 Có

 Không

Câu 7:Doanh nghiệp có được Ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay? Có 

Không

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÀI TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM

Nhân viên tín dụng: ... Ngân hàng: ... Địa chỉ: ...

CÂU HỎI KHẢO SÁT 1/ Khách hàng mục tiêu chiến lược của ngân hàng anh/chị?

 Doanh nghiệp lớn quốc doanh

 Doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khác: ... 2/ Dư nợ tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng anh/chị chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ?

Tỷ lệ phần trăm: ... % 3/ Cơ cấu sản phẩm cho vay theo kỳ hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tại ngân hàng anh/chị?

Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động: ... % Vay trung dài hạn đầu tư dự án hoặc để đầu tư phát triển: ... % 4/ Nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay?

Chỉ tiêu Thang đo

1 2 3 4 5

Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng

Không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đáp ứng quy định

Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi Doanh nghiệp có vốn tự có tham gia thấp

Năng lực tài chính và khả năng quản trị không tốt Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch

Lịch sử quan hệ tín dụng không tốt (có phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu trong 3 năm gần kề với thời điểm vay vốn)

Doanh nghiệp không nộp đủ hồ sơ và thực hiện đúng các thủ tục vay vốn

Ý kiến khác:……….. ………...

( 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng)

5/ Anh/chị đánh giá như thế nào về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay?

 Rất khó khăn

 Khó khăn

 Bình thường

 Rất dễ dàng

6/ Anh/Chị có đề xuất hay gợi ý gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng được dễ dàng hơn?

Đối với ngân hàng: ...

...

...

...

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: ...

...

...

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Đối tượng được khảo sát: Chuyên viên, Phó/Trưởng bộ phận Khách hàng doanh nghiệp, Bộ phận thẩm định khách hàng doanh nghiệp tại các NHTMCP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Tổng số phiếu phát ra: 120 phiếu Tổng số phiếu thu về: 92 phiếu Kết quả khảo sát như sau:

Câu 1: Khách hàng mục tiêu chiến lược của ngân hàng anh/chị?

Ý kiến trả lời Số lượng Tỷ lệ

Doanh nghiệp lớn quốc doanh 6 6.52%

Doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh 10 10.87%

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh 73 79.35%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0 0.00%

Khác 3 3.26%

Tổng cộng 92 100.00%

Câu 2: Dư nợ tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng anh/chị chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ? 56.7%

Câu 3: Cơ cấu sản phẩm cho vay theo kỳ hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tại ngân hàng anh/chị?

Chỉ tiêu Trả lời

Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động 85%

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay?

Stt Chỉ tiêu Thang đo Giá trị trung bình 1 2 3 4 5 Số phiếu trả lời 1 Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng 12 22 33 21 4 2.82 2

Không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đáp ứng

quy định 1 6 15 38 32 4.02

3

Phương án kinh doanh của

doanh nghiệp không khả thi 0 0 7 28 57 4.54

4

Doanh nghiệp có vốn tự có

tham gia thấp 13 27 32 11 9 2.74

5

Năng lực tài chính và năng lực

quản trị không tốt 0 7 11 29 45 4.22

6

Báo cáo tài chính không đầy

đủ, minh bạch 2 7 34 36 13 3.55

7

Lịch sử quan hệ tín dụng không tốt (có phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu trong 3 năm gần kề với thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 104 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)