Nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm giảm lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 95 - 98)

Như đã trình bày trong chương 2, một trong những nguyên nhân khiến các DNNVV trên địa bàn TP HCM khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng là do lãi suất cho vay còn ở mức cao, doanh nghiệp kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi. Do đó, để tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay, giảm chênh lệch biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay thì các NHTMCP cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động NHTM tại Việt Nam cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với thực trạng hoạt động của các ngân hàng cũng như tình trạng của nền kinh tế. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đưa ra một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, thực hiện mua bán, sát nhập các ngân hàng theo định hướng của NHNN.

Tại đề án tái cơ cấu hoạt động hệ thống ngân hàng, NHNN đã định hướng giảm số lượng các NHTM thông qua hình thức sát nhập để đảm bảo thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa năng lực tài chính, năng lực hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Bên cạnh việc thực hiện sát nhập giữa các ngân hàng theo chỉ định của NHNN, các NHTMCP cũng nên chủ động xem xét lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược là các cổ đông nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản trị tốt để gia tăng năng lực về vốn, năng lực hoạt động của ngân hàng.

Song song với việc yêu cầu thực hiện sát nhập các ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả, giảm số lượng các NHTM về mức phù hợp với quy mô thị trường, NHNN đã dự thảo, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về công tác quản trị rủi ro của các NHTM. Hiện tại, NHNN đã triển khai thực hiện khảo sát khả năng áp dụng Basel II cho các NHTM, trong đó giai đoạn 1 là thực hiện với 10 NHTMCP lớn trong cả nước. Bên cạnh đó, NHNN cũng điều chỉnh, thay đổi các quy định về quy chế cho vay của các TCTD, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo các quy định tiến gần đến các quy định theo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Do giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vẫn chưa khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản trong các năm qua khá lớn, nên NHNN vẫn đang tạm hoãn thời hạn thực thi các quy định này, dự kiến khoảng 1-2 năm. Như vậy, trước khi các quy định của NHNN có hiệu lực và triển khai áp dụng trên toàn hệ thống thì các NHTMCP cần phải tích cực chuẩn bị, chấn chỉnh, tăng cường công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng mình như: rà soát và điều chỉnh các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng để đón đầu các quy định của NHNN; xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng khách hàng hiệu quả, phù hợp với các quy định về phân loại nợ của NHNN; sắp xếp, điều chỉnh lại quy trình tín dụng, quy trình tác nghiệp để đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro; nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ,…

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhân lực ngành ngân hàng hiện nay được đánh giá tuy “thừa những vẫn thiếu”, cụ thể là số lượng nhân lực ngành tài chính ngân hàng khá đông nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là cấp quản lý, lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ tốt, đáp ứng yêu cầu công việc, các NHTM cần hết sức chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể thuê giảng viên, chuyên gia ở bên ngoài hoặc nội bộ ngân hàng tự đào tạo cho nhau; khuyến khích cán bộ tự tham

gia đào tạo thông qua việc trả lương cho cán bộ có trình độ, năng suất làm việc khác nhau. Để đảm bảo các cán bộ sau khi qua đào tạo có thể tiếp tục làm việc, đóng góp cho ngân hàng thì ngân hàng nên quy định cụ thể, yêu cầu người lao động cam kết làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ cũng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả làm việc của các nhân viên. Các NHTMCP cũng nên liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín về ngành tài chính ngân hàng trên địa bàn thành phố như Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, Đai học Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Luật để tuyển chọn các sinh viên có thành tích tốt hoặc thông qua các buổi hội thảo, hướng nghiệp để định hướng đào tạo, đảm bảo các chương trình đào tạo bám sát thực tế và nhu cầu sử dụng của các NHTM. Các NHTM cũng cần nâng cao năng lực của bộ phận tuyển dụng, tổ chức nhân sự trong ngân hàng để đảm bảo công tác tuyển dụng được thực hiện hiệu quả, bố trí đúng người, đúng việc; thực hiện luân chuyển cán bộ để đảm bảo công việc được phân công phù hợp nhất với năng lực và nguyện vọng của người lao động.

Thứ tư, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Hiện nay, nếu không tính đến các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì rất ít các NHTM trong nước được trang bị công nghệ, hệ thống ngân hàng lõi hiện đại; một phần là do chi phí đầu tư rất lớn; phần khác là do mỗi lần thay đổi, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu sẽ khiến cho việc lưu trữ, ghi nhận, xuất dữ liệu thông tin cho các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là phục vụ công tác quản trị, điều hành gặp nhiều khó khăn. Nhiều ngân hàng phải sử dụng số lượng không ít cán bộ để thực hiện các công tác thống kê, báo cáo mà các công việc này đáng lẽ sẽ được tinh giản nếu có sự hỗ trợ của công nghệ. Điều này vừa gây lãng phí thời gian, nguồn nhân lực, đồng thời cũng hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả do không thể tăng cường nhân lực cho khối kinh doanh để tạo lợi nhuận cho ngân hàng, do không cung cấp kịp thời thông tin

hoặc thông tin thiếu chính xác để phục vụ công tác chuyên môn hàng ngày của cán bộ hoặc công tác quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP hiện nay thì các ngân hàng cần phải lưu ý, có kế hoạch để đổi mới, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)