Thực trạng nguồn vốn và các kênh huy động vốn của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành lập, tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với DNNVV. Trong những năm gần đây, số lượng DNNVV trên cả nước nói chung và địa bàn TP HCM nói riêng đã gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề DNNVV thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu nâng cao hiệu quả tài trợ vốn đối với DNNVV đang trở nên cấp thiết, không chỉ của riêng nước ta mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, để có thể đề ra những giải pháp thiết thực, trước hết, phải tìm hiểu về thực trạng nguồn vốn, nhu cầu vốn và các kênh huy động vốn đối với DNNVV.

Thực trạng nguồn vốncủa DNNVV trên địa bàn TP HCM về cơ bản như sau.

Vốn đăng ký kinh doanh

TP HCM là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, với môi trường đầu tư thuận lợi, hằng năm có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại khu vực này. Dựa vào số liệu tại Bảng 2.4 về số lượng DNNVV đăng ký thành lập với và vốn đăng ký kinh doanh qua các năm dưới đây nhận thấy, trong giai đoạn từ 2009 – 2012, số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trên địa bàn TP HCM đăng ký thành lập mới có xu hướng gia tăng, tuy nhiên quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, dao động trong khoảng từ 4.9 đến 9.5 tỷ đồng; cho thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế.

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và số vốn đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP HCM

ĐVT: doanh nghiệp, tỷ VND Năm Tổng số doanh nghiệp DNNVV Số doanh nghiệp Số vốn đăng Số doanh nghiệp Số vốn đăng 2009 23,841 118,408 22,559 67,810 2010 20,209 193,387 19,061 110,900 2011 24,413 182,344 21,247 102,168 2012 23,708 184,200 21,882 107,889

Nguồn: Cục thống kê TP. HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM

Quy mô nguồn vốn

Theo số liệu của Cục thống kê TP HCM, số lượng DNNVV có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng đến 87% tổng số DNNVV, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là phân khúc từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng. Doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ chỉ chiếm 13% (Biểu đồ 2.5).

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu DNNVV tại TP HCM theo quy mô vốn năm 2011

Cơ cấu nguồn vốn

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng đa số trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nợ phải trả bình quân 01 DNNVV năm 2009 là 5.63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68.74%; năm 2010 là 5.93 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56.9%, nợ phải trả bình quân năm 2011 là 6.3 tỷ đồng, tỷ trọng 55.56%; nợ phải trả bình quân năm 2012 là 8.58 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69.64% tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu bình quân của một DNNVV

Nguồn: Tổng cục thống kê

Các kênh huy động vốn của DNNVV tại TP HCM có thể gồm:

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là nguồn tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm,…Do xuất phát điểm của các DNNVV thấp, quy mô vốn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên trong quá trình hoạt động, việc tăng vốn tự có để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn là rất hạn chế, DNNVV thường phải huy động các nguồn vốn khác

như vốn ứng trước của người mua, vốn chiếm dụng của người bán, vốn vay ngân hàng, vay mượn bạn bè, người thân,…để đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất của mình.

Vốn huy động qua thị trường chứng khoán

Theo Điều 8, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007, thì điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị trên sổ sách kế toán; hoạt động kinh doanh hai (02) năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm niêm yết; tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.

Theo điều 3, Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, về trợ giúp phát triển DNNVV thì DNNVV bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp nhà nước; các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ – CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng Việt Nam hoặc số lao động bình quân hằng năm dưới 300 người.

Căn cứ theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, đồng thời cũng được quy định cụ thể cho từng ngành nghề hoạt động, quy định cụ thể tại Bảng 1.1. Theo đó, chỉ có những doanh nghiệp cỡ vừa thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hoặc công nghiệp, xây dựng mới có quy mô vốn từ 20 đến dưới 100 tỷ đồng.

Như vậy, đối chiếu với quy định niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có một số các doanh nghiệp cỡ vừa thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hoặc công nghiệp, xây dựng có quy mô vốn từ 80 tỷ đồng – 100 tỷ đồng mới đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định. Theo số liệu đến ngày 31/07/2014, có

302 cổ phiếu của các doanh nghiệp là các công ty cổ phần lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, số lượng DNNVV hiện nay là khá lớn và tồn tại ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,…Vì vậy, có thể nói việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán đối với DNNVV là rất hạn chế.

Vốn vay ngân hàng

Trong bối cảnh việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán hầu như không khả thi đối với DNNVV, vốn vay ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DNNVV, đặc biệt là những nước hệ thống ngân hàng giữ vai trò trung gian tài chính, huy động và cung cấp vốn chủ yếu trong nền kinh tế như nước ta.

Theo kết quả cuộc điều tra DNNVV do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA), Bộ lao động và thương binh xã hội (MOLISA), Khoa kinh tế (DoE) – Trường Đại học Copenhagen và Viện Nghiên cứu phát triển thế giới, trường Đại học Liên Hợp Quốc (UNU – WIDER) phối hợp thực hiện, năm 2009 có 61% của 2,508 doanh nghiệp được điều tra có thực hiện đầu tư so với tỷ lệ 56% năm 2011. Trong đó, nguồn gốc từ đầu tư tín dụng chính thức chiếm tỷ trọng lần lượt là 52% và 47%. Điều đó cho thấy, tín dụng chính thức đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động đầu tư của DNNVV.

Tuy nhiên, khó khăn trong thị trường tín dụng được các doanh nghiệp xem như rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của DNNVV tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch đầu tư) năm 2006, chỉ có 32.38% DNNVV có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; trong khi đó có 35.24% DNNVV khó tiếp cận và 32.38% không tiếp cận được.

Kết quả điều tra DNNVV của CIEM chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ đối với các DNNVV tại Việt Nam là khá thấp và có đến 39% doanh nghiệp được điều tra tiếp cận hạn chế hoặc gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng, kết quả này cũng phù hợp với tỷ

lệ lớn nguồn gốc đầu tư là từ lợi nhuận giữ lại (tính bình quân, 44% đầu tư mới của DNNVV được khảo sát trong năm 2009, 2011 có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại). Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một kết luận quan trọng rằng: (i) số lượng doanh nghiệp có khoản vay phi chính thức cao gấp đôi so với số doanh nghiệp có khoản vay chính thức, cho thấy các khoản vay phi chính thức có giá trị nhỏ nhưng là một cấu thành thường xuyên trong kế hoạch tài chính của DNNVV; (ii) 560 doanh nghiệp trong tổng số 2,449 doanh nghiệp (tỷ lệ 22.86%) được điều tra có cả khoản vay chính thức và phi chính thức và 59% số doanh nghiệp không có tiếp cận tín dụng chính thức sử dụng các khoản vay chính thức. Kết quả nghiên cứu nêu trên đã phản ánh thực trạng khó khăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức (tín dụng ngân hàng) của DNNVV, dẫn đến các doanh nghiệp này phải tìm đến các nguồn vay phi chính thức, thậm chí là các khoản vay nóng trên thị trường với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất vay ngân hàng. Nguyên nhân của những hạn chế này sẽ được phân tích, trình bày cụ thể trong phần tiếp theo về thực trạng hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với DNNVV trên địa bàn TP HCM.

Tín dụng thương mại

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới kinh tế và hệ thống tài chính, Nhà nước đã có chủ trương phát triển hoạt động tín dụng thương mại. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, thì về mặt lý thuyết, tín dụng thương mại sẽ trở thành kênh huy động vốn hữu ích, bên cạnh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế, cơ sở pháp lý cho loại hình tín dụng này vẫn chưa hoàn thiện, mặc dù Luật các Tổ chức tín dụng đã có quy định cho phép các TCTD được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; nhưng các văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu vẫn chưa được ban hành và thương phiếu cũng chưa được sử dụng phổ biến nên thực tế hoạt động chiết khấu thương phiếu vẫn chưa trở thành kênh cung ứng tín dụng cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Các nguồn huy động khác

Ngoài các nguồn huy động vốn nêu trên, DNNVV còn huy động vốn thông qua vốn chiếm dụng của người bán, vốn ứng trước của khách hàng. Tuy nhiên, các nguồn này thường chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp chứ không đáp ứng được các nhu cầu vốn trung dài hạn khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dù huy động nguồn vốn ứng trước như thế nào thì DNNVV cũng cần huy động thêm nguồn tiền mặt, mà nguồn huy động tốt nhất, dễ dàng nhất là từ bạn bè, gia đình. Lãi suất và điều kiện vay đối với nguồn vốn này cũng dễ dàng hơn so với vay vốn ngân hàng, tuy nhiên nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời, đúng thời điểm và đủ lượng vốn mà doanh nghiệp đang cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)