Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 38)

2.1.1 Sơ lược tình hình kinh tế, xã hội của TP HCM

TP HCM hiện đang là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước. Với diện tích rộng 2,095.01km2, dân số bình quân tính đến năm 2012 là 7,791.8 ngàn người, thành phố này hiện đóng góp 20.4% tổng sản phẩm trong nước, 27.9% giá trị sản xuất công nghiệp và 29% tổng thu ngân sách của cả nước. Theo số liệu từ Cục thống kê TP HCM, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố từ 2009 – 2013 vẫn duy trì ở mức khá cao, đạt bình quân 9.5%/năm, gấp khoảng 1.7 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; cụ thể tỷ trọng ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1% tổng GDP của thành phố, trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng là 40.6%, tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ là 59.4%.

Bên cạnh đó, TP HCM còn là trung tâm tài chính lớn của cả nước, tập trung nhiều các định chế tài chính, NHTM hoạt động trên địa bàn; thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư của xã hội. Năm 2013, tổng vốn đầu tư tại khu vực này đạt 227,033 tỷ đồng, chiếm 21% tổng vốn đầu tư cả nước, trong đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt

35.745 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 229,514 tỷ đồng. Trong thương mại quốc tế, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của thành phố cũng đạt 26,575 triệu USD, chiếm 20.1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của TP HCM giai đoạn 2009 – 2013 được thể hiện trong Bảng 2.1 sau đây.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của TP HCM từ 2009 – 2013

ĐVT: (*) tỷ VND, (**) triệu USD Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 8.00% 11.80% 10.30% 9.20% 9.30% 2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu -18% 4.40% 19.10% 6.20% -6% 3 Chỉ số giá tiêu dùng 7.57% 9.58% 15.86% 4.07% 5.20% 4 Tổng vốn đầu tư (*) 143,504 173,492 201,500 216,945 227,033 5 Tổng thu ngân sách (*) 125,545 170,154 199,590 212,064 229,514 6

Tổng chi ngân sách địa phương (*) 34,199 49,902 54,998 60,083 46,574

7 Giá trị xuất khẩu (**)

18,306 20,967 26,868 21,567 26,575 8 Giá trị nhập khẩu (**) 15,915 21,063 27,524 26135.8 25,873 Nguồn: Cục thống kê TP HCM

Không chỉ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP, TP HCM còn là khu vực tiên phong trong các công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục về thuế, hải quan,…nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, TP HCM cũng là nơi triển khai, thí điểm các chương trình phát triển kinh tế, chương trình kích cầu, hỗ trợ tháo gỡ khó

khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ phát triển, tài trợ vốn cho các DNNVV.

2.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM

Do những điều kiện hạn chế, luận văn chưa thể cập nhật số lượng DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Các số liệu thống kê dưới đây được lấy theo các tiêu chuẩn phân loại DNNVV theo Nghị định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, đó là các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân hằng năm dưới 300 người.

Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2013 của Tổng cục thống kê, đến 31/12/2012, nếu căn cứ tiêu chí phân loại DNNV theo quy mô lao động tại Nghị định 90/2001/NĐ – CP thì tại Việt Nam có đến 98.53% các doanh nghiệp là DNNVV. Riêng tại TP HCM, số lượng DNNVV chiếm đến 32% số lượng DNNVV cả nước. Với tiềm năng phát triển kinh tế tốt, cộng với sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ, chính quyền địa phương; số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng tại khu vực TP HCM đã gia tăng khá nhiều. Tình hình phát triển về số lượng DNNVV tại TP HCM trong những năm gần đây được thể hiện ở số liệu tại bảng 2.2.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn TP HCM

ĐVT: doanh nghiệp Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1 Tổng số doanh nghiệp 77,700 95,837 104,299 110,666

2 DNNVV phân theo quy mô lao động

76,083 94,303 103,568 109,638

3 DNNVV phân theo quy mô vốn

54,237 67,660 86,584 79,324

Tính đến hết năm 20121, trên địa bàn thành phố có khoảng 110,666 doanh nghiệp, trong đó DNNVV phân theo tiêu chí quy mô lao động là 109, 638 doanh nghiệp, tăng 32,966 doanh nghiệp, tương ứng tăng 42% so với năm 20009. Số lượng DNNVV trên địa bàn chiếm tỷ trọng 99.1% tổng số doanh nghiệp tại thành phố và chiếm tỷ lệ 32% tổng số DNNVV của cả nước. Đồng thời, nếu phân loại theo tiêu chí quy mô vốn thì số lượng DNNVV năm 2012 là 79,324 doanh nghiệp, tăng 25,087 doanh nghiệp, tương ứng tăng 46.25% so với năm 2009. Số lượng DNNVV phân theo quy mô vốn chiếm tỷ trọng 71.7% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và 31.8% số DNNVV của cả nước.

Dựa vào số liệu ở Bảng 2.2 nhận thấy, số lượng DNNVV nếu phân loại theo tiêu chí quy mô lao động và quy mô vốn có sự chênh lệch, trong đó số lượng DNNVV nếu phân theo quy mô lao động có số lượng lớn hơn khi phân theo tiêu chí quy mô vốn. Vì vậy, đế có sự thống nhất, các dữ liệu phân tích dưới đây sẽ căn cứ theo tiêu chí phân loại là quy mô lao động.

Về cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành nghề sản xuất kinh doanh của DNNVV là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (lĩnh vực thương mại) 40.53%; tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 14.66%; ngành xây dựng 11.22%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 9.64% (Xem Biểu đồ 2.1). Sở dĩ các DNNVV tập trung chủ yếu là ngành thương mại (bán buôn và bán lẻ) do hoạt động trong lĩnh vực này không đỏi hỏi vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn nhanh đồng thời cũng ít đầu tư tài sản cố định, công nghệ kỹ thuật phức tạp; phù hợp với đặc điểm tài chính là quy mô vốn nhỏ và khả năng quản trị, trình độ sản xuất thực tế của các DNNVV tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2012, tại khu vực TP HCM, doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 8.5%, số lượng doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng chiếm đến 41.53%, số lượng doanh nghiệp có

1 Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, số liệu Niên giám thống kê 2013 của Tổng cục thống kê chỉ cập nhật số liệu về doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2012.

vốn trên 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng chiếm 21.64%; còn lại doanh nghiệp có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng là 28.32%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu DNNVV tại TP. HCM theo ngành nghề kinh doanh năm 2011

Nguồn: Cục thống kê TP HCM

Về cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp năm 2011, DNVVV tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, chiếm tỷ trọng 97.4%, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0.29%, còn lại là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.35% (Xem Biểu đồ 2.2). Trong đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 75.31%, tiếp đến là công ty cổ phần 13.64%, doanh nghiệp tư nhân 8.08%, các loại hình khác là 2.35%. Sở dĩ DNNVV thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng đa số là vì hầu hết các DNNVV tại TP HCM nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung được thành lập bởi cá nhân thông qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè; họ không muốn nhiều người tham gia mà chỉ muốn mình và những người thân khởi nghiệp, quản trị và hưởng lợi từ những thành quả đạt được trong kinh doanh. Điều này có thể giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm quyền kiểm soát, chủ động trong điều hành, tuy nhiên cũng có thể có một số hạn chế nhất định như khó khăn trong việc huy động vốn tự có, mở rộng quy mô hoạt động.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu DNNVV tại TP. HCM theo loại hình doanh nghiệp năm 2011

Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

2.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM địa bàn TP HCM

2.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM

Do ảnh hưởng bất lợi của tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của các NHTM tại TP HCM thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Sau đây, luận văn sẽ đưa ra một số số liệu cơ bản phản ánh hoạt động tín dụng của các NHTMCP tại TP HCM từ 2009 – 2013.

Về quy mô tín dụng

Hoạt động cơ bản của các NHTM là huy động vốn từ các chủ thể tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng cho các chủ thể tạm thời thiếu hụt vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở để các NHTM thực hiện hoạt động cho vay đối với chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Do đó, việc đánh giá tăng trưởng quy mô dư nợ tín dụng phải gắn liền với tăng trưởng về quy mô huy động vốn.

Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM từ 2009 - 2013 được thể hiện ở Biểu đồ 2.3 sau đây.

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn và cho vay tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM từ 2009 - 2013

ĐVT: tỷ VND

Nguồn: Cục thống kê TP HCM

Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng vốn huy động tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố là 1,127.9 ngàn tỷ đồng, tăng 138.8 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 13.6% so với năm 2012, đồng thời tăng 341 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 43.3% so với năm 2009. Dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 931.1 ngàn tỷ đồng, tăng 75.6 ngàn tỷ, tương đương tăng 8.8% so với năm 2012 và tăng 231 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 33% so với năm 2009. Tỷ lệ dư nợ cho vay/số dư huy động vốn bằng 82.6%. Riêng đối với khối NHTMCP, huy động vốn tính đến cuối năm 2013 là 636.1 ngàn tỷ, chiếm tỷ trọng 54.5% tổng vốn huy động trên địa bàn, tăng 94.8 ngàn tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 17.5% và tăng 167.5 ngàn tỷ đồng, tương đương 35.7% so với năm 2009. Đồng thời, dư nợ khối NHTMCP là 511.8 ngàn tỷ đồng, tăng 55.2 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và tăng 126.7 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 32.9% so với năm 2009. Tỷ lệ dư nợ cho vay/số dư huy động vốn của khối NHTMCP chiếm khoảng 80%.

Nhìn chung, trong thời gian từ 2009 – 2013, hoạt động tín dụng của các NHTM tại TP HCM trải qua nhiều biến động, khó khăn. Về cơ bản, diễn biến dư nợ tín dụng tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố cũng gắn liền với những thay đổi của tình hình kinh tế trong nước, thế giới và những nội dung trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; có thể chia thành 03 giai đoạn: (i) giai đoạn 2009 – 2010 với chính sách tiền tệ mở rộng nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế; thực hiện chương trình kích cầu như hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp kết hợp với các chính sách miễn, giãn, gia hạn thời hạn nộp thuế; lãi suất cho vay giảm; tín dụng tăng trưởng dương; (ii) năm 2011 với chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tín dụng thu hẹp, lãi suất tăng cao, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng căng thẳng, tín dụng tăng trưởng âm 23.3%; (iii) giai đoạn 2012 – 2013 với chính sách tiền tệ mở rộng nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thị trường, giảm lãi suất cho vay, tín dụng tăng trưởng dương ở mức 12.1%.

Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại các NHTMCP từ 2009 – 2013 thể hiện ở Biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM từ 2009 – 2013

Về chất lượng tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản hoặc giải thể khiến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng những năm gần đây cũng gia tăng ở mức báo động. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTMCP trên địa bàn thành phố trong những năm vừa qua thể hiện ở Bảng 2.3 dưới đây. Dựa vào số liệu ở Bảng 2.3 nhận thấy nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTMCP có xu hướng gia tăng khá nhanh trong vòng 05 năm trở lại đây. Năm 2009, dư nợ quá hạn tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM là 5,182 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1.35%; nợ xấu là 2,859 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.74%. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2013, dư nợ quá hạn tại các NHTMCP là 43,452 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.49%, dư nợ xấu là 23,799 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.65%.

Bảng 2.3: Nợ xấu, nợ quá hạn tại các NHTMCP trên địa bàn TP HCM từ 2009 – 2013 ĐVT: tỷ VND Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Dư nợ 385,046 506,730 388,527 456,588 511,800 2 Nợ quá hạn 5,182 8,010 23,963 33,605 43,452 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.35% 1.58% 6.17% 7.36% 8.49% 3 Nợ xấu 2,859 5,878 13,356 17,670 23,799 Tỷ lệ nợ xấu 0.74% 1.16% 3.44% 3.87% 4.65%

Nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Theo kết quả khảo sát về ngành ngân hàng năm 2013 do Công ty kiểm toán KPMG thực hiện, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng năm 2012 là 0,78%, giảm so với mức 1.06% của năm 2011, tương ứng giảm 27% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 9.56%, giảm so với mức 14.19% của năm 2011, tương ứng giảm 33% so với năm trước.

2.2.2 Thực trạng nguồn vốn và các kênh huy động vốn của DNNVV

Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành lập, tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với DNNVV. Trong những năm gần đây, số lượng DNNVV trên cả nước nói chung và địa bàn TP HCM nói riêng đã gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề DNNVV thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu nâng cao hiệu quả tài trợ vốn đối với DNNVV đang trở nên cấp thiết, không chỉ của riêng nước ta mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, để có thể đề ra những giải pháp thiết thực, trước hết, phải tìm hiểu về thực trạng nguồn vốn, nhu cầu vốn và các kênh huy động vốn đối với DNNVV.

Thực trạng nguồn vốncủa DNNVV trên địa bàn TP HCM về cơ bản như sau.

Vốn đăng ký kinh doanh

TP HCM là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, với môi trường đầu tư thuận lợi, hằng năm có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại khu vực này. Dựa vào số liệu tại Bảng 2.4 về số lượng DNNVV đăng ký thành lập với và vốn đăng ký kinh doanh qua các năm dưới đây nhận thấy, trong giai đoạn từ 2009 – 2012, số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trên địa bàn TP HCM đăng ký thành lập mới có xu hướng gia tăng, tuy nhiên quy mô vốn bình quân trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 38)