Bài học rút ra cho Agribank và Chi nhánh Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 40 - 41)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.3 Bài học rút ra cho Agribank và Chi nhánh Sài Gòn

Việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ của Agribank nói chung và Chi nhánh Sài Gòn nói riêng. Do đó, tìm những phương thức cho vay phù hợp, hiệu quả là trăn trở của lãnh đạo và cán bộ nhân viên toàn hệ thống Agribank. Trong thời gian qua, Agribank và Chi nhánh Sài Gòn chủ yếu cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng đổi mới, trù phú, tuy nhiên, tình trạng nông sản Việt được mùa rớt giá vẫn diễn ra dẫn tới nhiều nhà nông vay vốn ngân hàng không trả được nợ, nguyên nhân do người dân nuôi trồng không theo quy hoạch và vẫn nuôi trồng theo phong trào… Do đó, Agribank và Bộ NN&PTNT đã cùng tìm ra phương thức cho vay theo chuỗi, tuy nhiên chưa cho hiệu quả cao, điều này cũng do tập quán canh tác của người dân và việc dồn điền đổi thửa làm cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa gạo còn nhiều vướng mắc, ngoài ra chuỗi liên kết chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng bể hợp đồng, “vỡ chuỗi” vẫn diễn ra gây tổn thất và làm nản lòng các bên tham gia chuỗi.

Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng nông nghiệp tại Thái Lan và Philippines, Agribank cần tham gia chặt chẽ hơn nữa vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, cán bộ tín dụng của Agribank phải là một chuyên gia đồng ruộng đích thực, nắm vững quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để giải ngân vốn hợp lý, cũng như tư vấn sử dụng vốn cho người dân một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cũng là người phải giám sát dòng vốn trong chuỗi sản xuất nông nghiệp để cung ứng vốn và xử lý kịp thời không để hậu quả xấu xảy ra.

Hiện nay, bảo hiểm trong nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ. Agribank và Chi nhánh Sài Gòn có thể nghiên cứu để đưa bảo hiểm nông nghiệp vào việc vay vốn một cách hợp lý để giảm thiểu rủi ro cho các bên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những cơ sở lý thuyết về hiệu quả cho vay xuất khẩu của NHTM, cho thấy có nhiều cách mà ngân hàng tài trợ cho khách hàng vay vốn xuất khẩu hàng hoá, có thể là cho vay từng lần, cho vay hạn mức tín dụng, bao thanh toán, bảo lãnh… Việc đánh giá khoản vay dựa trên các tiêu chí ở chương 1 sẽ giúp cán bộ ngân hàng có được định hướng, mục tiêu và phương pháp để phân tích cụ thể về khoản cho vay trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như nắm bắt được mấu chốt của các yếu tố trong khoản vay. Qua chương 1 cũng chỉ ra những yếu tố tác động đến cho vay xuất khẩu, đó là yếu tố chủ quan (chính sách tín dụng, lãi suất, con người, công nghệ thông tin…), yếu tố khách quan (môi trường vĩ mô, tỷ giá, khách hàng, thị trường…). Do đó, để mang lại hiệu quả cho vay từ lĩnh vực này, các NHTM cũng như Agribank, Chi nhánh Sài Gòn ngoài việc dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận, nợ xấu của khoản cho vay thì việc đánh giá khả năng khách hàng, nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp hạn chế rủi ro trong cho vay, cũng như tìm biện pháp khắc phục rủi ro xảy ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY XUẤT KHẨU GẠO TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)