8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.2 Đánh giá của khách hàng về cho vay xuất khẩu gạo tại Agribank Ch
nhánh Sài Gòn từ kết quả khảo sát
Lãi suất cho vay
Bảng 2.18: Khảo sát về lãi suất cho vay
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ
I Lãi suất cho vay
1 Hộ nông dân Cao Trung bình 07 hộ 70% Thấp Khác 03 hộ 30%
2 Thương lái Cao
Trung bình
04 người 66,7%
Thấp
Khác 02 người 33,3% 3 Doanh nghiệp xuất khẩu Cao 02 DN 50%
Trung bình
02 DN 50%
Thấp Khác
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Theo Bảng 2.18, phần nhiều (70%) hộ nông dân cho rằng lãi suất cho vay của Agribank Chi nhánh Sài Gòn là trung bình trên thị trường, 30% hộ nông dân có ý kiến khác, nghĩa là họ không quan tâm đến lãi suất vì họ chỉ vay vốn tại Agribank chứ không tham gia vay vốn tại các NHTM khác nên không biết. Đối với các thương lái thu mua gạo để xuất khẩu thì có 04 thương lái (tỷ lệ 66,7%) cho rằng lãi suất cho vay của Agribank là trung bình so với thị trường, 02 thương lái khác không để ý đến lãi suất vì cũng chỉ vay vốn tại Agribank chứ chưa vay tại các NHTM khác nên không biết. Đối với doanh
nghiệp xuất khẩu gạo có sự rõ ràng hơn khi có 02 doanh nghiệp (tỷ lệ 50%) cho rằng lãi suất cho vay của Agribank cao hơn so với các NHTM khác tới 0,5%- 1%/năm nhưng vì là khách hàng truyền thống nên vẫn vay, còn 02 doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác cho rằng lãi suất cho vay của Chi nhánh Sài Gòn là trung bình trên thị trường.
Thủ tục cho vay
Bảng 2.19: Khảo sát về thủ tục cho vay
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ I Thủ tục cho vay 1 Hộ nông dân Dễ Trung bình 08 hộ 80% Khó 02 hộ 20% 2 Thương lái Dễ Trung bình 06 người 100% Khó 3 Doanh nghiệp xuất khẩu Dễ
Trung bình
04 DN 100%
Khó
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Theo Bảng 2.19, thủ tục cho vay của Agribank Chi nhánh Sài Gòn đối với hộ nông dân trồng lúa gạo ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 80%, nghĩa là người vay đáp ứng đủ thục tục, giấy tờ, tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ cho vay, còn lại cho rằng thủ tục của Agribank Chi nhánh Sài Gòn còn chặt chẽ, chưa hỗ trợ người dân, nộp hồ sơ xong có khi phải chờ đến 15 ngày mới được giải ngân... Đối với thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng thủ tục của
Chi nhánh ở mức trung bình, khách hàng đáp ứng đủ thủ tục sẽ được vay và thương lái chủ yếu thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng.
Mức vốn cho vay
Bảng 2.20: Khảo sát mức vốn cho vay
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Theo Bảng 2.20, Agribank Chi nhánh Sài Gòn cho các hộ nông dân vay vốn được đánh giá là đã đáp ứng nhu cầu cho sản xuất lúa gạo chiếm tỷ lệ 90%, còn lại 10% không đáp ứng đủ do tài sản thế chấp ít. Đối với thương lái và cả doanh nghiệp xuất khẩu thì nhu cầu vốn của họ khá cao, phần nhiều thương lái (66,7%) cho rằng vốn vay không đủ nhu cầu vì tài sản thế chấp đến đâu vay đến đó, trong khi nhu cầu vốn cần để thu mua lúa gạo thường rất lớn. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Chi nhánh Sài Gòn đã đáp ứng đủ nhu cầu cho 02 doanh nghiệp (50%) vay vốn tại Chi nhánh, còn 02 doanh nghiệp cho rằng nhu cầu vốn không được đáp ứng đủ do quy mô của doanh nghiệp rất lớn, nhu cầu
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ I Mức vốn cho vay 1 Hộ nông dân Đáp ứng đủ 09 hộ 90% Không đủ 01 hộ 10% 2 Thương lái Đáp ứng đủ 02 người 33,3% Không đủ 04 người 66,7%
3 Doanh nghiệp xuất khẩu Đáp ứng đủ
02 DN 50%
Không đủ
vốn lớn để thu mua lúa gạo so với năng lực của Chi nhánh Sài Gòn và sự cạnh tranh từ phía các NHTM khác khiến doanh nghiệp muốn giao dịch thêm với những NHTM khác để mở rộng quan hệ vay vốn với nhiều ngân hàng, cũng như không dồn vốn vào một địa chỉ.
Kết quả thu nhập từ vay vốn ngân hàng
Bảng 2.21: Khảo sát kết quả thu nhập từ vay vốn ngân hàng
STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ I Mức thu nhập 1 Hộ nông dân Gia tăng 07 hộ 70% Không tăng 03 hộ 30%
2 Thương lái Gia
tăng
06 người 100%
Không tăng 3 Doanh nghiệp xuất khẩu Gia
tăng
04 DN 100%
Không tăng
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)
Theo Bảng 2.21, nhiều hộ nông dân cho biết khi vay vốn ngân hàng để sản xuất mức thu nhập từ trồng trọt có tăng lên nhưng không nhiều vì giá lúa mỗi năm lên xuống thất thường, từ năm 2014 – 2015 trở về đây giá lúa xuống thấp nên thu nhập từ lúa cũng không cao. Chẳng hạn, với giống lúa IR 50404, nếu giá thị trường là 5.000 đồng/kg, năng suất lúa đạt 6 -7 tấn/ha, thu nhập từ trồng lúa từ 30-35 triệu đồng/ha/vụ. Thu nhập hằng năm từ trồng lúa 03 vụ khoảng 90 – 105 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí bình quân 25 triệu đồng/ha/vụ, lãi hằng năm từ trồng lúa từ 15- 30 triệu đồng/ha/năm. Mức thu nhập này tăng này khoảng 5-10% so với trước đây.
Đối với thương lái thu mua lúa gạo, có những năm trúng mùa, thương lái xuất gạo “trắng kho” với giá cao, nhưng có những năm gạo không được giá, bị lỗ, nhưng bù trừ thì thương lái vẫn tăng thu nhập hơn nhiều với mức tăng 10- 30% so với không vay vốn ngân hàng, khi được hỏi nếu được vay vốn ngân hàng thêm nhiều nữa có vay không, họ đều cho biết muốn vay thêm để thu mua thêm lúa gạo, nhưng vì tài sản thế chấp không đủ nên đành chịu. Về phần doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết doanh nghiệp hoạt động tất nhiên là cần vốn ngân hàng, nhu cầu doanh nghiệp vay nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu gạo nhưng vốn ngân hàng đã giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận, với mức tăng doanh thu 30%-40%, tăng lợi nhuận chưa trừ chi phí lãi vay lên tới 30%.