8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2 Thị trường xuất khẩu gạo giai đoạn 2013 – 2017
2.1.2.1 Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là các nước: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Maylaysia, Ghana, Iraq, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đến cuối năm 2017 với tỷ trọng 39,5%.
Tính về khu vực địa lý, thị trường Châu Á chiếm 68,41% tổng lượng gạo xuất khẩu do đây là khu vực có văn hoá ẩm thực dùng gạo trong các bữa ăn chính, tiếp đến là thị trường Châu Phi chiếm 14,93% và thị trường Châu Mỹ chiếm 6,54%, Châu Đại Dương chiếm 5%.
Danh mục biểu đồ 2.3: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo khu vực địa lý
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam).
Theo Danh mục biểu đồ 2.3, thị trường xuất khẩu gạo thơm và gạo Jasmine lớn nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu loại gạo này; Ghana là thị trường lớn thứ 2 với 21% thị phần. Thị trường gạo nếp, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nếp.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt cả về giá cũng như về chất lượng với gạo Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ… dù lợi thế của gạo xuất khẩu Việt Nam là giá thấp. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết lượng gạo xuất khẩu vào EU của Việt Nam liên tục giảm
trong vài năm gần đây do chịu sức ép cạnh tranh bởi gạo Campuchia và Thái Lan. Trong đó, gạo thơm Thái Lan đã trở nên quá quen thuộc với các khách hàng châu Âu nói chung.
2.1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2013 – 2017
Số lượng và Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2013 - 2017, số lượng gạo xuất khẩu thay đổi tuỳ theo năm, đạt cao nhất là năm 2013 với 6,68 triệu tấn giảm dần trong giai đoạn 2013 – 2017, thấp nhất là năm 2016 với 4,89 triệu tấn.
Bảng 2.2: Số lượng và Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2013 – 2017
ĐVT: triệu tấn, triệu USD, % Chỉ tiêu Số
lượng
Thay đổi Giá trị xuất khẩu gạo FOB/FOB Thay đổi Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Năm 2012 7,72 - - 3.449,56 - - Năm 2013 6,68 -1,04 -13,5% 2.893,49 -556,07 -16,1% Năm 2014 6,32 -0,36 -5,4% 2.789,50 -103,99 -3,6% Năm 2015 6,57 0,25 4,0% 2.679,50 -110 -3,9% Năm 2016 4,89 -1,68 -25,6% 2.128,40 -551,1 -20,6% Năm 2017 5,77 0,88 18,0% 2.539,40 411 19,3%
(Nguồn: Bộ NN&PTNN, Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Tuy nhiên, theo Bảng 2.2, số lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại trong năm 2017 với 5,77 triệu tấn gạo nhưng vẫn dưới con số 6 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Về giá trị xuất khẩu, trong giai đoạn này, những năm số lượng gạo xuất khẩu đạt cao thì giá trị xuất khẩu cũng cao. Chẳng hạn, năm 2013, số lượng xuất khẩu cao nhất cho giá trị xuất khẩu cao nhất đạt 2.893,49 triệu USD theo giá FOB/FOB. Tương ứng với giá xuất khẩu bình quân là 433,16 USD/tấn. Tuy
trong giai đoạn này, do số lượng xuất khẩu gạo mỗi năm trồi sụt khác nhau và giá xuất khẩu bình quân khác nhau cho giá trị xuất khẩu khác nhau.
So với mức giá xuất khẩu gạo bình quân, năm 2014 có mức giá đạt được cao nhất là 441,38 USD/tấn, nhưng cả nước chỉ xuất khẩu được 6,32 triệu tấn gạo, thấp hơn 360.000 tấn so với năm 2013 nên giá trị xuất khẩu cũng thấp hơn 103,99 triệu USD so với năm 2013 và đạt được 2.789,5 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân thấp nhất là năm 2015 chỉ ở mức 407,84 USD/tấn. Do đó, dù số lượng gạo xuất khẩu có tăng thêm 250.000 tấn lên 6,57 triệu tấn, giá trị xuất khẩu cũng chỉ đạt 2.679,5 triệu USD, giảm 110 triệu USD so với năm 2014.
Danh mục biểu đồ 2.4: Số lượng và Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam từ 2013 - 2017
ĐVT: triệu tấn, triệu USD
(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Theo Danh mục biểu đồ 2.4, giá trị xuất khẩu gạo đạt thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2016 chỉ với 2.128,4 triệu USD, giảm tới 551,1 triệu USD (tương ứng giảm 21,2%) so với năm 2015, do số lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh 1,68 triệu tấn (tương ứng giảm 26%) còn 4,89 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2016 là năm giảm kỷ lục cả về số lượng và giá trị gạo xuất khẩu trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân, do nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh trong năm qua như Philippines (giảm 62%), Malaysia (giảm 51,5%), Mỹ (giảm 28%), Singapore (giảm 34%), Bờ Biển Ngà (29%) và Hồng Kông 7,7%... Bên cạnh đó, quốc gia nhập khẩu gạo
lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với thị phần 35,4% đã không ngừng tăng các điều kiện về quy chuẩn, điều kiện kiểm dịch với gạo Việt Nam nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Đơn cử, trước đây doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập gạo Việt Nam loại hạt dài phải mua quota (hạn ngạch thương mại), còn gạo hạt tròn dưới 6mm thì chỉ áp thuế. Nhưng mới đây, Trung Quốc bổ sung quy định chiều ngang hạt gạo phải dưới 2mm. Một số loại gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc không đảm bảo được yêu cầu trên, gây bất lợi cho hạt gạo Việt vào thị trường này.
Số lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại trong năm 2017 nhưng vẫn dưới con số 6 triệu tấn và ở mức 5,77 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2016. Với giá xuất khẩu FOB tăng thêm 5 USD/tấn đã đưa mức giá FOB bình quân tăng lên mức 440,1 USD/tấn đã đem về 2.539,4 triệu USD, tăng 411 triệu USD (tương ứng 19%) so với năm 2016. Đây là năm duy nhất trong 5 năm này có sự tăng trưởng dương về giá trị xuất khẩu so với năm liền kề trước đó.
Về kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2013 – 2017 cũng đạt khá cao, ở mức trên 2 – gần 3 tỷ USD, đưa gạo thuộc nhóm 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD mỗi năm.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo và nông sản từ năm 2013 – 2017 ĐVT: triệu USD, % Chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Kim ngạch xuất khẩu nông sản Kim ngạch xuất khẩu gạo Tỷ trọng XK gạo/nông lâm thuỷ sản Tỷ trọng XK gạo/nông sản Năm 2013 27.500 13.100 2.893,49 11% 22% Năm 2014 30.540 14.300 2.789,50 9% 20% Năm 2015 30.140 14.000 2.679,50 9% 19% Năm 2016 32.100 15.100 2.128,40 7% 14% Năm 2017 36.370 18.960 2.539,40 7% 13%
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam) Theo Bảng 2.3, giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu trong giai đoạn này giảm dần về những năm gần đây so với giá trị xuất khẩu của nông lâm thuỷ sản. Cụ thể, năm 2013 và năm 2014, giá trị xuất khẩu gạo đạt mức tương ứng là 2,89 tỷ USD và 2,78 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản là 27,5 tỷ USD và 30,5 tỷ USD. Từ năm 2014 – 2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo giảm dần, tuy tăng trở lại trong năm 2017 nhưng vẫn ở mức thấp so với những năm trước và đạt từ 2,1 – 2,6 tỷ USD, trong khi giá trị kim ngạch nông lâm sản xuất khẩu ngày càng gia tăng từ mức 30,5 tỷ USD năm 2104 và liên tục tăng lên, đến năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD.
Đối với giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản từ năm 2013 – 2017 ở mức khá ổn định 13-15 tỷ USD, riêng năm 2017 tăng mạnh lên 18,9 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo không tăng tương ứng, giảm dần từ năm 2013 đến năm 2015, tương ứng với mức 2,89 tỷ USD giảm về 2,67 tỷ
USD và giảm mạnh năm 2016 còn 2,12 tỷ USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo đã tăng trưởng trở lại trong năm 2017 ở mức 19% và đạt 2,53 tỷ USD, cao hơn so với mức tăng trưởng 13% trong năm 2017 của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, nhưng vẫn thấp hơn so với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nông sản là 25%.
Danh mục biểu đồ 2.5: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu gạo so với giá trị nông sản xuất khẩu
ĐVT: %
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Theo Danh mục biểu đồ 2.5, kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng từ 7%-11% trong kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của ngành nông nghiệp, giảm dần những năm gần đây. So sánh với kim ngạch xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu gạo có tỷ trọng cao hơn ở mức 13%-23%. Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông lâm thuỷ sản luôn chiếm tỷ trọng 8,6% - 13% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước, trong đó, tỷ trọng kim ngạch gạo xuất khẩu cũng đóng góp không nhỏ cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Việt Nam vẫn trong tình trạng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp. Gạo đứng thứ 2 về xuất khẩu thế giới nhưng giá xuất khẩu chỉ đứng thứ 10 do giá xuất khẩu thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ gạo chất lượng cao, gạo thơm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2017,
tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng cao xuất khẩu đạt 29,2% tăng 21,6% so với năm 2016.