8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị gia tăng từ tín dụng xuất khẩu
Agribank Chi nhánh Sài Gòn trong nhiều năm qua cùng với việc hỗ trợ cho vay những lĩnh vực ngành nông nghiệp cũng đã nhận thấy biện pháp gia tăng doanh thu từ việc cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đó là nguồn thu từ hoạt động mua bán và thanh toán ngoại tệ cho các khách hàng này. - Nguồn thu từ thanh toán quốc tế:
Bảng 2.16: Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2013 – 2017
ĐVT: tỷ đồng, triệu USD
(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)
Theo Bảng 2.16, nhờ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu, trong đó có cho vay xuất khẩu gạo đã giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Sài Gòn đa dạng hơn, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ cho Chi nhánh. Cụ thể là nguồn thu từ thanh toán ngoại tệ, doanh số từ nguồn này có sự tăng giảm trong giai đoạn 2013-2017. Doanh số tăng cao nhất là năm 2014 và năm 2013, tương ứng 267 triệu USD và 259 triệu USD. Doanh số thanh toán ngoại tệ thấp nhất vào năm 2016 với 151,5 triệu USD, trong đó hàng xuất đạt 107,5 triệu USD, giảm 18% so với năm 2105, doanh số giảm do khách hàng lớn truyền thống như VinaFood II và Tổng công ty cao su gặp khó khăn trong xuất khẩu.
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng doanh số thanh toán (triệu USD) 259 267 173 151,5 217,01 XK NK XK NK XK NK XK NK XK NK 227 32 240 28 133 41 107,5 44 140,16 76,85 Thu phí từ thanh toán ngoại tệ (tỷ đồng) 3,89 4,11 3,369 3,3 3,67
Trong năm 2017, doanh số thanh toán ngoại tệ đã tăng trưởng trở lại lên mức 217,01 triệu USD, tăng 38,6% so với năm 2106, do hoạt động cho vay đối với VinaFood II cũng đã tăng trưởng trở lại và Chi nhánh cũng tích cực tiếp cận khách hàng mới. Điều quan trọng là Chi nhánh Sài Gòn có doanh số thanh toán ngoại tệ đối với hàng xuất luôn luôn cao hơn doanh số thanh toán ngoại tệ hàng nhập giúp cho nguồn ngoại tệ của Chi nhánh luôn dồi dào.
Doanh số xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo như VinaFood II và các đơn vị thành viên qua chi nhánh luôn ở mức khá cao, cao nhất là 240 triệu USD năm 2014, tuy có sụt giảm còn 107 triệu USD năm 2016 nhưng đã tăng trưởng trở lại năm 2017 và đạt 140 triệu USD. Số lượng bộ chứng từ hàng xuất bình quân 200 – 300 bộ/năm. Tuy nhiên, so với tiềm năng của đơn vị VinaFood II, doanh số thanh toán quốc tế qua chi nhánh Sài Gòn còn thấp, trung bình chỉ từ 25-30%/tổng doanh số xuất của toàn VinaFood II. Mặc dù, toàn bộ doanh số xuất khẩu qua thị trường Malaysia đều trình các bộ chứng từ qua chi nhánh Sài Gòn và một số bộ chứng từ chiết khấu miễn truy đòi qua thị trường Philippines, nhưng doanh số chưa cao.
Nguồn thu phí từ hoạt động thanh toán ngoại tệ đã đem về cho Chi nhánh từ 3,3 – 4,1 tỷ đồng mỗi năm, trong đó nguồn thu phí thanh toán ngoại tệ từ VinaFood II chiếm 40-50%.
- Nguồn thu từ mua bán ngoại tệ:
Cùng với cho vay xuất nhập khẩu, Chi nhánh Sài Gòn cũng hoạt động tích cực trên thị trường ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ có rủi ro tỷ giá, nhưng từ năm 2013 đến nay, với sự cam kết từ phía NHNN là điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định, cam kết tỷ giá tăng không quá 2%/năm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh. Do đó, nguồn thu từ mua bán ngoại tệ của Agribank Chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2013 – 2017 luôn là số dương, đóng góp tích cực vào tổng thu nhập của Chi nhánh.
Bảng 2.17: Doanh số mua bán ngoại tệ từ năm 2013 – 2017
ĐVT: triệu USD, tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số (triệu USD) 306 313 214 252,7 286,3 Doanh số từ XK gạo 183 187 118 126 158 Tổng thu ròng (tỷ đồng) 5,13 5,42 4,27 4,4 4,58 Thu từ XK gạo 3 3,23 2,3 2,21 2,52
(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)
Theo Bảng 2.17, doanh số mua bán ngoại tệ tuy có giảm trong năm 2015 là và năm 2016 còn 214 triệu USD và 252,7 triệu USD so với năm 2013 là 306 triệu USD và năm 2014 là 313 triệu USD cũng do ảnh hưởng từ khó khăn của những khách hàng lớn truyền thống là VinaFood II… Năm 2017, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng trưởng trở lại và đạt 286,3 triệu USD. Chi nhánh luôn mua được ngoại tệ của khách hàng xuất khẩu đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu, riêng năm 2015, Chi nhánh bán lại cho trụ sở chính 26,74 triệu USD.
Doanh số bán ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu gạo, đặc biệt là VinaFood II và các đơn vị thành viên có năm lên đến 70 triệu USD. Số dư tiền gửi thanh toán bình quân hằng tháng tại chi nhánh Sài Gòn lên đến gần 200 tỷ đồng, có thời điểm lên đến 300 tỷ đồng. Doanh số thanh toán qua chi nhánh Sài Gòn đạt trên 4.000 tỷ đồng/năm và trên 300 triệu USD/năm. Agribank chi nhánh Sài Gòn miễn 100% phí chuyển tiền đi bằng VND cho VinaFood II, do đó hầu hết doanh số thanh toán VND của VinaFood II và các đơn vị thành viên đều thanh toán qua chi nhánh Sài Gòn.
Nguồn thu từ việc mua bán ngoại tệ đem về cho chi nhánh từ 4,2 – 5,1 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, nguồn thu từ mua bán ngoại tệ trong cho vay xuất khẩu gạo đạt từ 2,2 – 3,2 tỷ đồng, chiếm từ 50-55% thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ. Cho thấy, cho vay xuất khẩu gạo đóng góp khá lớn vào nguồn thu kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh.
Danh mục biểu đồ 2.15: Tỷ trọng thu từ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận của Chi nhánh từ 2013 - 2017
ĐVT: %
(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)
Từ Danh mục biểu đồ 2.15, tổng cộng nguồn thu phí từ thanh toán ngoại tệ và thu ròng từ mua bán ngoại tệ của Chi nhánh Sài Gòn trong 5 năm từ 2013 – 2017, cho thấy tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động ngoại tệ chiếm từ 4,1% - 6,8% trong tổng thu nhập. Nguồn thu này tăng giảm cùng chiều với dư nợ cho vay xuất khẩu gạo, cụ thể năm 2013 và năm 2014 có nguồn thu từ ngoại tệ đạt cao với tỷ lệ là 5,01% và 6,81%, năm 2015 và năm 2016 dư nợ cho vay xuất khẩu gạo giảm đã ảnh hưởng đến thu từ hoạt động ngoại tệ giảm theo trong 2 năm này còn 4,15% và 5,03%, nguồn thu này tăng trở lại vào năm 2017 cũng tương ứng với dư nợ cho vay xuất khẩu gạo tăng trở lại.