Đánh giá hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại Agribank Chi nhánh Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 92 - 96)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.4.3 Đánh giá hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại Agribank Chi nhánh Sà

Sài Gòn

Trong cho vay xuất khẩu gạo, đối với Agribank Chi nhánh Sài Gòn thực hiện theo phương thức cho vay đơn lẻ, nghĩa là ngân hàng cho vay tách rời từng đối tượng từ gieo trồng (nông dân), thu mua (thương lái), doanh nghiệp (xuất khẩu). Mặc dù, có doanh nghiệp đã thực hiện bao tiêu thu mua lúa gạo cho nông dân nhưng Agribank mới chỉ cho vay ở một đầu là doanh nghiệp bao tiêu, việc sử dụng vốn do doanh nghiệp bao tiêu quyết định. Mặc dù, trong hệ thống Agribank có chi nhánh đã thực hiện cho vay theo chuỗi sản xuất lúa gạo, rải ngân vốn theo quá trình sinh trưởng của cây lúa, nhưng mới chỉ ở mức thử nghiệm, chưa nhân rộng đại trà, nguyên nhân đến nay phương thức cho vay theo chuỗi vẫn chưa có biện pháp thực sự khả thi đối với tất cả các bên tham gia, ngoài ra còn nguyên nhân quan trọng là tuỳ từng địa phương việc dồn điền đổi thửa có thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo theo cánh đồng mẫu lớn và thực hiện theo chuỗi hay không.

Theo cán bộ tín dụng Agribank, nhìn nhận một cách thực tế lãi suất cho vay của Chi nhánh vẫn còn cao do nguồn vốn huy động đầu vào theo lãi suất thương mại, cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường, nhưng lãi suất cho vay ra đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đòi hỏi phải thấp hơn là một khó khăn đối với ngân hàng. Chi nhánh Sài Gòn có thể cạnh tranh lãi suất cho

vay thấp tương tự như các NHTM khác cùng địa bàn chào đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải sử dụng trọn gói dịch vụ tại Chi nhánh. Đây cũng là một thách thức cho Agribank Chi nhánh Sài Gòn khi bộ máy hoạt động vẫn còn khá cồng kềnh, Chi nhánh cũng như toàn hệ thống đang trong quá trình tái cơ cấu hoạt động giai đoạn 2 (2016-2020). Mặc dù, Chính phủ và NHNN có chỉ đạo các Agribank và các NHTM tăng cường cho vay thu mua lúa gạo mỗi dịp giá lúa xuống thấp để hỗ trợ cho người nông dân, lãi suất hỗ trợ sẽ được cấp bù từ ngân sách địa phương, tuy nhiên, theo cán bộ tín dụng Agribank, việc ngân hàng được hưởng lãi suất cấp bù là khó khăn.

* Khó khăn trong cho vay xuất khẩu gạo

Cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như cho vay xuất khẩu gạo chi phí cao, chênh lệch lãi suất thấp, rủi ro lớn, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Nguồn vốn cho vay của Agribank là nguồn vốn thương mại, huy động từ thị trường nên lãi suất đầu vào cao. Trong khi đó, cho vay nông lâm thuỷ sản cũng như cho vay xuất khẩu gạo thuộc lĩnh vực ưu tiên, theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của NHNN hướng dẫn triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn 1- 2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực thông thường khác. Do đó, chi phí vốn đầu vào cao, lãi suất cho vay ra thấp hơn mặt bằng lãi suất thị trường sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng cũng như việc cạnh tranh thu hút khách hàng của Agribank với các NHTM khác.

Một rủi ro khi cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu gạo là đầu tư thiếu đồng bộ, máy móc thiết bị sản xuất, chế biến chậm đổi mới, công tác quy hoạch theo phong trào mặc dù việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang được thực hiện theo hướng sản xuất theo chuỗi, cánh đồng mẫu lớn, bao tiêu sản phẩm nhưng vẫn bộc lộ hạn chế do khả năng hợp tác, liên kết của người nông dân vẫn còn yếu có khi “vỡ chuỗi” khi sản phẩm được giá nông dân “phá

hợp đồng”, hoặc sản phẩm sản xuất không đúng quy trình, không đạt tiêu chuẩn… kéo theo rủi ro dây chuyền khi ngân hàng cho vay theo chuỗi.

Công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp, trong cho vay xuất khẩu gạo còn thiếu, vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế.

Việc cho vay đối với nông sản, xuất khẩu gạo luôn phải đối mặt với rào cản thương mại ngày càng phức tạp, khắt khe, Bộ NN&PTNT cho biết Trung Quốc tăng thuế thêm 50% đối với mặt hàng gạo nếp của Việt Nam, các quốc gia đang gia tăng tự chủ lương thực như Philippines… khiến nhu cầu gạo sẽ giảm, cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khốc liệt hơn, ảnh hưởng tới các đơn hàng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh số và hạn mức vay vốn của doanh nghiệp…

Đối với Chi nhánh Sài Gòn trong việc cho vay xuất khẩu gạo đã gặp khó khăn: lãi suất cho vay cũng như tỷ giá ngoại tệ chưa cạnh tranh được với các NHTM khác trên địa bàn.

*Cơ hội và thách thức

Cơ hội trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp còn rất tiềm năm khi vốn đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu, theo Bộ NN&PTNT, trong 5 năm từ 2013-2017 chỉ có khoảng 390.000 tỷ đồng, chiếm 5,69% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt 2-2,5%/năm, tốc độ tăng thu nhập trên 01 ha đất trồng trọt khoảng 3%/năm. Trên cơ sở đó, Agribank thấy rằng nhu cầu tăng trưởng tín dụng nông nghiệp còn rất lớn nhưng thách thức đặt ra đối với Agribank là ngân hàng chưa cổ phần hoá, chưa được tăng vốn điều lệ nên gặp khó khăn về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu và tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.

Tuy nhiên, lãi suất cho vay lĩnh vực này được NHNN quy định không quá 6,5%/năm ngắn hạn bằng VND theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Quyết định 1425 (ngày 07/7/2017) của NHNN, thấp hơn mặt bằng lãi suất thị

trường từ 1 – 2%/năm cũng là một áp lực, thách thức cho Agribank cân đối nguồn vốn và cân đối chi phí.

Việc Chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa gạo (Thông tư 221/2009/TT-BTC) nhằm duy trì mức giá có lợi cho nông dân, đảm bảo thu nhập cho nông dân tối thiểu 30% cũng là một thuận lợi cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp. Mặt khác, thách thức đặt ra trong cho vay nông nghiệp nông thôn hiện không chỉ một mình Agribank mà nhiều ngân hàng thương mại cũng tham gia cho vay dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất, phí, dịch vụ ngân hàng…

Do đó, nhận nhiệm vụ và phát huy vai trò là ngân hàng đầu tàu về cho vay nông nghiệp nông thôn, mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp hơn thị trường từ 1 – 2%/năm, xử lý rủi ro đối với các đối tượng khách hàng để giữ vững thị phần cho vay nông nghiệp nông thôn khoảng 50% tổng tín dụng cho vay lĩnh vực này toàn ngành ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với sự triển khai cho vay xuất khẩu gạo, chiến lược tập trung đẩy mạnh cũng như ưu đãi cho vay trong lĩnh vực này của toàn hệ thống Agribank cũng như chi nhánh Sài Gòn là ngân hàng đầu mối phía Nam thực hiện nhiệm vụ này, thời gian qua đã mang lại những kết quả rất tích cực. Chi nhánh về cơ bản đã đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu vay vốn xuất khẩu gạo của doanh nghiệp, từ đó cũng tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh phát triển mạnh hơn.

Tuy nhiên, ở cấp độ là Chi nhánh nên có những hạn chế trong quan hệ tín dụng với những đối tác lớn như VinaFood II – doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Do đó, khi quan hệ tín dụng với VinaFood II và các đơn vị thành viên, Chi nhánh đã thu được lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng/năm từ việc cho vay vốn và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh mới chỉ đáp ứng được 15-20% tổng nhu cầu vốn của VinaFood II. Nguyên nhân của trình trạng này là do lãi suất cho vay của Agribank đối với VinaFood II vẫn còn cao hơn so với các

ngân hàng thương mại khác, dù lãi suất của Agribank đã thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Các ngân hàng cạnh tranh khách hàng lớn với nhau rất khốc liệt để từ tín dụng đẩy mạnh sử dụng dịch vụ ngân hàng của đối tác, như: tiền gửi, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, ATM… Cũng như để chủ động về vốn trong kinh doanh và mong muốn giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, VinaFood II cũng đã đặt quan hệ với nhiều ngân hàng thương mại khác, như: Vietcombank, BIDV, Eximbank cả về lĩnh vực tín dụng, thanh toán và tiền gửi. Doanh số mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh chưa cao so với tiềm năng của đơn vị lớn như VinaFood II, chiếm khoảng 15% doanh số mua bán ngoại tệ của đơn vị, vì việc mua bán ngoại tệ của Chi nhánh Sài Gòn vẫn gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh các NHTM khác khi họ nâng mức giá mua vào USD cao hơn của Chi nhánh từ 50 – 150 đồng. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất, bao thanh toán ngoài nước chưa cạnh tranh cũng là nguyên nhân khiến doanh số mua bán ngoại tệ chưa cao. Những hạn chế này là cơ sở cho những giải pháp để Chi nhánh Sài Gòn hoạt động ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY XUẤT KHẨU GẠO CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)