8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với Agribank chi nhánh Sài Gòn
3.2.3.1 Chi nhánh Sài Gòn cần xây dựng chính sách khách hàng VIP
Agribank chi nhánh Sài Gòn nên áp dụng chính sách khách hàng VIP đối với những khách hàng xuất khẩu gạo lớn, nên ưu đãi lãi suất cho vay thấp hơn hoặc bằng lãi suất cho vay cùng lĩnh vực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, xem xét miễn, giảm phí đối với các nghiệp vụ thanh toán trong và
ngoài nước, áp dụng tỷ giá ngoại tệ và lãi suất tiền gửi tối thiểu bằng các ngân hàng khác trên địa bàn.
Xây dựng cơ chế chăm sóc đặc biệt đối với lãnh đạo và nhân viên khách hàng VIP, áp dụng chính sách ưu đãi đối với cán bộ nhân viên của khách hàng VIP khi sử dụng dịch vụ của Agirbank.
3.2.3.2 Chi nhánh Sài Gòn nên thành lập Tổ chuyên trách cho vay xuất khẩu gạo
Chi nhánh Sài Gòn cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với trụ sở chính để đáp bảo đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu của khách hàng xuất khẩu gạo, đặc biệt là các khách VIP. Do đó, Chi nhánh nên thành lập một Tổ chuyên trách về cho vay xuất khẩu gạo. Tổ này có nhiệm vụ quan hệ tốt với khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu gạo, có trình độ chuyên môn như một chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, nghiên cứu thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế, nắm bắt được các thông tin về cơ chế, chính sách của các NHTM khác trên địa bàn đang áp dụng cho vay xuất khẩu gạo, đặc biệt là chính sách lãi suất, cơ chế mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi, chính sách chăm sóc khách hàng… đối chiếu với chính sách của Agribank đang áp dụng để đề xuất điều chỉnh (nếu cần) để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Về việc liên lạc với Agribank trụ sở chính: Tổ này sẽ có nhiệm vụ chính trong việc đăng ký nhu cầu vốn cho vay ưu đãi xuất khẩu với trụ sở chính. Tổ chuyên trách cũng chịu trách nhiệm chủ động mở rộng kết nối với các đơn vị xuất khẩu gạo ở địa bàn các tỉnh và Agribank trụ sở chính chưa tiếp cận, hay gia tăng các dịch vụ từ việc cho vay xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp này như: tăng số lượng thẻ ATM phát hành để tăng doanh số thanh toán lương qua thẻ…
3.2.3.3 Chi nhánh Sài Gòn nên thực hiện việc buộc người vay mua bảo hiểm nông nghiệp
Đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn gặp phải rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Việc cho vay đối với lĩnh vực này của NHTM rủi ro cũng tăng lên. Đây là những rủi ro khách quan, nhiều khi diễn biến khó lường nên việc phòng ngừa rủi ro cũng sẽ hạn chế được những thất thoát và
thiệt hại cho cả Agribank chi nhánh Sài Gòn cũng như cho người vay vốn. Do đó, Chi nhánh Sài Gòn nên cho vay nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực lúa gạo buộc người vay phải mua bảo hiểm nông nghiệp để giảm tổn thất. Việc bảo hiểm cây lúa theo gợi ý của Bộ Tài chính có thể triển khai bảo hiểm theo chỉ số năng suất, sản phẩm có thể gắn với quy mô cánh đồng mẫu lớn ở các tỉnh triển khai bảo hiểm cây lúa, áp dụng một số kỹ thuật mới trong công tác giám định tổn thất hoặc xác định năng suất bằng ảnh vệ tinh…
3.2.3.4 Chi nhánh Sài Gòn nghiên cứu, thực hiện cho vay xuất khẩu gạo theo chuỗi
Chi nhánh Sài Gòn nghiên cứu và cho vay theo chuỗi lúa gạo từ đó quản lý dòng tiền và giải ngân hiệu quả. Việc này đòi hỏi cán bộ tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực này có trình độ về lúa gạo như một chuyên gia.
Sơ đồ 3.4: Gợi ý cho vay theo chuỗi lúa gạo để xuất khẩu:
Giải thích sơ đồ Cho vay theo chuỗi:
Theo Sơ đồ 3.4, ngân hàng sẽ cho vay xuất khẩu gạo theo chuỗi.
(1): Doanh nghiệp – Ngân hàng – Nông dân sẽ ký hợp đồng 3 bên về vay vốn và cung cấp đầu vào, bao tiêu lúa gạo cho nông dân sản xuất lúa.
(1*): Nhà cung ứng đầu vào sẽ do Doanh nghiệp chỉ định và Doanh nghiệp ký kết hợp đồng với Nhà cung ứng để cung ứng đầu vào cho việc sản xuất lúa gạo.
Nhà cung cấp đầu vào: -Giống -Phân -Thuốc Nông dân Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Nhà nhập khẩu Ngân hàng (1).Nông dân – Ngân hàng – Doanh nghiệp ký hợp đồng về vay vốn và cung cấp đầu vào, bao tiêu sản phẩm. Giải ngân (1*). Ký hợp đồng cung ứng (2).Thoả thuận hình thức thanh toán Cung ứng
(2): Doanh nghiệp ký được đơn hàng xuất khẩu gạo, khi đó, Doanh nghiệp - Ngân hàng - Nhà nhập khẩu ký hợp đồng về thoả thuận hình thức thanh toán. Với hợp đồng đã ký 3 bên: Doanh nghiệp – Ngân hàng – Nông dân, Ngân hàng sẽ giải ngân vốn và giám sát hoạt động theo chu trình sinh trưởng của cây lúa, hoạt động thu mua lúa, xay xát gạo, lưu kho gạo, xuất khẩu gạo và thu hồi nợ từ việc thanh toán của Nhà nhập khẩu gạo.
3.2.3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn của CBNV, tác phong làm việc chuyên nghiệp
Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên (CBNV) Chi nhánh Sài Gòn luôn là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Đặc biệt, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho CBNV phòng Thanh toán quốc tế tại Chi Nhánh, vì đây là phòng có nhiều hoạt động cần sử dụng ngoại ngữ để giao dịch với các đối tác nước ngoài trong giao dịch thanh toán quốc tế, cũng như nắm vững các quy định, pháp luật của các quốc gia, quốc tế trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đảm bảo việc giao dịch thuận lợi và hiệu quả cho Chi nhánh Sài Gòn. Chi nhánh nên mở lớp đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ cho CBNV bằng cách thuê giảng viên về dạy, hoặc tào điều kiện cho CBNV tham gia học tập các lớp đào tạo của Agribank trụ sở chính. Mỗi năm, Chi nhánh sẽ kiểm tra sát hạch trình độ CBNV một lần để đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo. Cùng với đó, Chi nhánh cần có chương trình thay đổi phong cách làm việc của CBNV, có bộ tiêu chuẩn riêng về văn hoá giao tiếp, ứng xử… với khách hàng.
3.2.3.6 Nâng cao khả năng giám sát khoản vay, khả năng xử lý nợ
Trong hoạt động cấp tín dụng, việc giám sát khoản vay là rất quan trọng giúp cán bộ tín dụng phát hiện những sai sót, rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do đó, Chi nhánh Sài Gòn cần trang bị hệ thống công nghệ thông tin tốt giúp nhắc nợ khách hàng đúng thời hạn, cán bộ tín dụng ngoài việc đến cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt tình hình kinh doanh, sử dụng vốn vay thì cũng có thể dựa vào những biến động của thị trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, người vay để có những trao đổi và có biện pháp kịp thời tránh rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.
3.2.3.7 Đẩy mạnh hợp tác toàn diện đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn
Việc hợp tác toàn diện giữa Agribank Chi nhánh Sài Gòn với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn sẽ giúp Chi nhánh Sài Gòn cung ứng vốn về nhiều mặt cho doanh nghiệp như: cung ứng vốn lưu động, vốn xây dựng hạ tầng sau thu hoạch (nhà máy chế biến, kho dự trữ…), cũng như cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, chi trả lương qua thẻ… Ngược lại, các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều sản phẩmm, dịch vụ của Chi nhánh Sài Gòn sẽ được hưởng những mức phí ưu đãi, thủ tục nhanh chóng hơn, tạo sự gắn kết và niềm tin giữa ngân hàng – doanh nghiệp.
Việc hợp tác toàn diện sẽ cùng thúc đẩy, gắn kết ngân hàng – doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu chung là giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, hiện đại hoá và tăng khả năng cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để phát triển ngành lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu theo chủ trương của Chính phủ, tránh tình trạng “được mùa rớt giá” hay “một nền nông nghiệp giải cứu”… rất cần có sự góp sức đồng bộ từ tất cả các cơ quan ban ngành liên quan tham gia tháo gỡ những nút thắt ở vị trí, vai trò của mình, như: vấn đề sở hữu đất đai, giao dịch đảm bảo, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo… có như thế vốn ngân hàng bơm vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất lúa gạo mới không bị tắc nghẽn do vướng cơ chế, thủ tục…. Về phía Agribank cũng như Chi nhánh Sài Gòn cần có nhiều cải tiến về nghiệp vụ, sản phẩm cũng như có cơ chế linh hoạt hơn với thị trường trong tham gia mua bán ngoại tệ… nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với cho vay theo các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp… để góp phần phát triển một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả, bền vững.
KẾT LUẬN CHUNG
Với định hướng nghiên cứu về lĩnh vực cho vay xuất khẩu gạo, tác giả mong muốn tìm hiểu về hoạt động cho vay của ngành ngân hàng, đặc biệt là của Agribank cũng như Chi nhánh Sài Gòn đối với một trong những lĩnh vực quan trọng của nền nông nghiệp quốc gia. Việt Nam luôn được coi là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp với vị trí địa lý gần biển, được thiên nhiên ưu đãi, tuy nhiên, trong những năm qua mặc dù nền nông nghiệp đã có những bước phát triển tiến bộ so với trước nhưng so với các quốc gia trog khu vực thì nền nông nghiệp Việt Nam vẫn thua kém. Nguyên nhân vì đâu? Có phải do thiếu vốn? Vai trò của ngành ngân hàng đã đóng góp tích cực hay chưa? Với những trăn trở này, luận văn của tác giả đã đi sâu tìm hiểu từ các nghiên cứu trước đó cũng như tìm hiểu thực tiễn cụ thể tại một đơn vị có thế mạnh cho vay về xuất khẩu gạo và các chuyến đi tìm hiểu thực tế nông dân trồng lúa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ tìm hiểu lý thuyết tới thực tiễn, dựa trên các cơ sở lý thuyết về hiệu quả cho vay, luận văn đã thu thập số liệu, thông tin liên quan để tổng kết, phân tích và đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn. Nhờ những số liệu phân tích được, tác giả thấy rằng lúa gạo là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia, nó không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới đem về ngoại tệ cho đất nước. Do đó, cho vay lĩnh vực này là cơ hội rất lớn đối với các NHTM, từ cho vay sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng liên quan cùng phát triển như thanh toán quốc tế… Qua nghiên cứu thực tế, tác giả cũng đã nhận thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội đối với cho vay xuất khẩu gạo, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp, góp ý nhằm giúp ngân hàng có thể cải thiện nghiệp vụ để cho vay hiệu quả hơn, hoạt động linh hoạt và dịch vụ cạnh tranh hơn từ phía Agribank Chi nhánh Sài Gòn.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế và khả năng cũng bị giới hạn nên tác giả không thể tránh khỏi những sơ suất, sai sót trong luận văn. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy cô và các bạn để tác giả có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về công trình nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Các Tổ chức tín dụng 2010
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 quy định
các giới hạn, tỷ lệ đảo bảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 362014/TT- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngày 30/12/2016.
Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 1425/2017/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất cho vay tối đa bằng VND của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực theo Thông tư 39.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 24/2015/TT-NHNN Quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, ngày 08/12/2015.
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 07/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về Bảo lãnh ngân hàng, ngày 25/6/2015.
Agribank, Quyết định số 66/QĐ/HĐTV-KHDN quy định Cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngày 22/01/2014.
pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngày 25/5/2017.
Chính phủ, Nghị định 55/2015-NĐ của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1819/2017/QĐ-TTg về “Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020”.
Bộ NN&PTNT, Định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo chuyên đề tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê; Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Joel Bessis, Quản trị rủi ro trong ngân hàng
Nguyễn Văn Tiến, Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
Hồ Diệu (2001), “Tín dụng ngân hàng”, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Các Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu giải pháp kinh doanh của
Agribank Chi nhánh Sài Gòn các năm 2013-2017.
Các Báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) về thị trường nông sản xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước, Kết quả thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ Nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2008 – 2017.
Agribank, Báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phục vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Dương Ngọc Hào (2015), “Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành và Đinh Tuấn Minh – Thị trường lúa gạo Việt Nam: Cải cách để hội nhập, NXB Hồng Đức, năm 2015.
Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin & Thống kê KH&CN – Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng hệ thống canh tác thông minh trong