8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với Agribank Trung ương
Agribank Trung ương có thể cung ứng nguồn vốn cho vay phát triển gạo xuất khẩu và xuất khẩu gạo với lãi suất ưu đãi để giúp các Chi nhánh của hệ thống Agribank tăng cường cho vay xuất khẩu gạo và phát triển vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu.
Đối với khách hàng vay vốn xuất khẩu gạo, Agribank có thể ưu đãi về lãi suất cho vay thấp hơn hoặc bằng với lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn; xem xét miễn giảm phí đối với các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Agribank cần chỉ đạo một bộ phận làm đầu mối và Chi nhánh Sài Gòn phối hợp với Ban thuộc trụ sở chính hoặc Văn phòng Đại diện khu vực Miền Nam, qua đó chỉ đạo theo dõi tổng hợp thông tin (về tín dụng, thanh toán, mua bán ngoại tệ, các nhu cầu của đơn vị) hằng tháng, hằng quý để tham mưu cho Ban lãnh đạo Agribank trao đổi làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để đưa ra các biện pháp thực hiện cũng như tháo gỡ trong cho vay xuất khẩu gạo.
Đối với những khách hàng xuất khẩu gạo lớn mà Chi nhánh Sài Gòn làm đầu mối, Agribank trụ sở chính cần hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi xuất khẩu với lãi suất thấp như nguồn vốn tái cấp vốn của NHNN.
Agribank trụ sở chính cần điều chỉnh Chỉ tiêu kế hoạch ngoại tệ của Chi nhánh Sài Gòn theo hướng: điều chỉnh tăng dư nợ ngoại tệ tương ứng với nguồn vốn ngoại tệ mà chi nhánh huy động được. Chẳng hạn, nguồn vốn ngoại tệ mà Chi nhánh huy động được là 60 triệu USD, dư nợ ngoại tệ là 35 triệu USD nhưng Chi nhánh không được dùng 15 triệu USD dư thừa để cân đối cho vay.
Về lãi suất cho vay: Agribank trụ sở chính cho phép Chi nhánh Sài Gòn áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với những khách hàng VIP trong xuất khẩu gạo, mức lãi suất cho vay thấp hơn 0,2 – 0,5%/năm so với các ngân hàng thương mại cho vay cùng lĩnh vực trên địa bàn. Điều kiện là các doanh nghiệp được ưu đãi lãi suất xuất khẩu gạo này phải cam kết sử dụng dịch vụ do Agribank Chi nhánh Sài Gòn cung cấp như: xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu,
thanh toán hàng xuất và bán ngoạt tệ cho Chi nhánh Sài Gòn tương ứng với doanh số cho vay.
Về tỷ giá mua bán ngoại tệ: Khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo chào bán ngoại tệ với tỷ giá cao hơn tỷ giá cho phép, Chi nhánh Sài Gòn sẽ làm đầu mối thương lượng cho trụ sở chính với doanh nghiệp về tỷ giá, phần doanh số mua ngoại tệ đó sẽ được tính vào doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh Sài Gòn với trụ sở chính.
Agribank trụ sở chính nới lỏng cơ chế quản lý tài khoản 519101 ngoại tệ đối với Chi nhánh Sài Gòn nhằm không gây khó khăn, ách tắc cho khách hàng xuất khẩu gạo khi khách hàng có nhu cầu chuyển ngoại tệ đi thanh toán, chẳng hạn có thời điểm Chi nhánh Sài Gòn không thực hiện được chuyển tiền ngoại tệ USD theo yêu cầu của khách hàng do số dư tài khoản 519101 thấp hơn so với kế hoạch giao, điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa Chi nhánh Sài Gòn và khách hàng.
Agribank trụ sở chính giao cho Ban tín dụng doanh nghiệp chuyên trách theo dõi các vấn đề khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, nhu cầu vay vốn dể thu mua, chế biến lương thực xuất khẩu phối hợp với Ban Kế hoạch tổng hợp trình lãnh đạo Agribank giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Agribank trụ sở chính cần ban hành quy chế thực hiện dịch vụ Bao thanh toán ngoài nước để Chi nhánh Sài Gòn tăng thu phí từ các dịch vụ thanh toán quốc tế cho ngân hàng. Hiện Chi nhánh Sài Gòn chỉ đóng vai trò Ngân hàng nhờ thu, còn khách hàng lại thực hiện Bao thanh toán qua ngân hàng nước ngoài HSBC, Sumimoto, RZB, Rabobank…