Nhóm giải pháp với Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 105 - 106)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Nhóm giải pháp với Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước

Chính phủ cần xác định và nâng tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên, các bộ ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ và đề xuất các giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn hiện đại, đồng bộ, hiệu quả.

Việc cho vay liên kết sẽ là xu thế tất yếu khi nông sản cũng như mặt hàng gạo ngày càng đòi hỏi yêu cầu về chất lượng cao, sản phẩm sạch, an toàn… Do đó cần có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm từng bên tham gia chuỗi liên kết đối với nội dung Quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp, cho vay xuất khẩu gạo để đảm bảo an toàn đối với bên cho vay, cũng như có hướng xử lý kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất trong cho vay theo chuỗi. Tránh trường hợp một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật bắt giữ, tạo tâm lý e ngại khi đầu tư vốn tín dụng cũng như việc tích cực tham gia vào chuỗi giá trị của các bên liên quan.

Ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn và hoàn thiện chính sách về đất đai làm cơ sở mở rộng quy mô trong sản xuất nông nghiệp. UBND các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch đảm bảo và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp hoàn thiện hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Bộ NN&PTNT cần ban hành tiêu chí xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch rõ ràng, có cơ quan đầu mối xác nhận các tiêu chí đó của dự án để ngân hàng xác định đối tượng thụ hưởng chính sách cho vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị xuất khẩu trên 01 tỷ USD, như: gạo, cà phê, hạt tiêu, tôm, cá tra… với nhiều cơ chế đặc thù về tài sản thế chấp, xử lý nợ…

Về cho vay hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các NHTM tích cực cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ưu tiên cho vay các dự án đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến nông nghiệp. Lãi suất cho vay nên ở mức thấp hơn lãi suất bình quân thị trường từ 1-2%/năm để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước nên có chính sách tái chiết khấu, tái cấp vốn cho các NHTM cho vay phát triển lúa gạo và xuất khẩu gạo với lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấ vốn thấp hơn để các NHTM, cụ thể là Agribank Chi nhánh Sài Gòn có được nguồn vốn giá rẻ có thể cho vay xuất khẩu gạo với lãi suất thấp.

Cơ sở để NHNN tái cấp vốn là các hợp đồng tín dụng cho vay xuất khẩu gạo của Chi nhánh. Luận văn cho rằng đây là giải pháp quan trọng nhằm tăng cường phát triển cho vay lúa gạo xuất khẩu, giúp việc xuất khẩu lúa gạo được thuận lợi hơn, khắc phục khó khăn mà các NHTM huy động nguồn vốn trên thị trường có lãi suất huy động cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)