Tăng trưởng cho vay xuất khẩu gạo của Agribank Chi nhánh Sài Gòn gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 60)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.6 Tăng trưởng cho vay xuất khẩu gạo của Agribank Chi nhánh Sài Gòn gia

Gòn giai đoạn 2013 – 2017

Trong giai đoạn 2013 – 2017, Agribank Chi nhánh Sài Gòn đã tích cực cho vay xuất khẩu gạo đối với các doanh nghiệp thực hiện thu mua gạo để xuất khẩu.

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD

Agribank 6-7% 3-4% 6,5% 3-3,5% 6,5% 2,8- 3% 6% 2-3% 6% 2,5- 3% Thị trường 7-10,5% 4-5% 7-9% 3-4,5% 6-9% 3- 5,3% 6- 10% 2,8- 4,5% 6-9% 2,8- 4,7%

Bảng 2.5: Dư nợ và tăng trưởng cho vay xuất khẩu gạo tại Chi nhánh Sài Gòn từ năm 2013 – 2017 ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Tổng dư nợ toàn CN

Thay đổi Dư nợ cho vay XK gạo Thay đổi Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Năm 2013 4.162,66 - - 1.680 - - Năm 2014 4.941,99 779,33 18,72% 1.759,68 79,68 5% Năm 2015 4.754,92 -187,06 -3,79% 631,15 -1.128,53 -64% Năm 2016 5.224,14 469,22 9,87% 579,7 -51,45 -8% Năm 2017 5.228,96 4,82 0.09% 864,57 284,87 49%

(Nguồn: Agribank chi nhánh Sài Gòn)

Theo Bảng 2.5, trong giai đoạn này, cho vay xuất khẩu gạo của Chi nhánh Sài Gòn đạt mức cao nhất là năm 2014 ở mức đạt 1.759,68 tỷ đồng, tiếp theo là năm 2013 ở mức 1.680 tỷ đồng. Đây là hai năm có dư nợ cao nhất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đến năm 2015, dư nợ cho vay xuất khẩu gạo giảm chỉ còn 631,15 tỷ đồng, giảm tiếp đến năm 2016 còn 579,7 tỷ đồng.

Nguyên nhân, có những khách hàng lớn của Chi nhánh Sài Gòn giảm vay vốn tại Chi nhánh và tăng mạnh vay vốn những ngân hàng khác (chẳng hạn vay ngân hàng TMCP Công Thương – Vietinbank). Một điều quan trọng là lúc này trên thị trường các ngân hàng đẩy mạnh sản phẩm cho vay VND với lãi suất USD nên cạnh tranh giữa các ngân hàng rất lớn, bên cạnh đó, dịch vụ về ngoại tệ của Chi nhánh không đa dạng bằng các ngân hàng khác cũng làm cho khách hàng tìm đến vay vốn tại ngân hàng khác để được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

Nhận thấy những yếu điểm và nếu không thay đổi sẽ tạo ra bất lợi trong hoạt động, trong giai đoạn tái cơ cấu hoạt động, Chi nhánh Sài Gòn đã mạnh dạn trình lãnh đạo hội sở cho phép Chi nhánh mạnh dạn triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng (L/C, bao thanh toán…) hay ưu đãi thanh toán, ưu đãi phí, giá mua – bán ngoại tệ... Do đó, đến năm 2017, dư nợ cho vay xuất khẩu gạo đã tăng trở lại lên mức 864,57 tỷ đồng.

Mặc dù, khoản dư nợ cho vay xuất khẩu gạo của Chi nhánh Sài Gòn so với tổng nhu cầu vốn cho lĩnh vực xuất khẩu gạo của riêng một doanh nghiệp

là VinaFood II lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng theo tính toán từ số liệu cho vay của Chi nhánh Sài Gòn đối với VinaFood II cùng với báo cáo tài chính của VinaFood II các năm 2013 – 2017, cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn mà Chi nhánh Sài Gòn cung ứng cho VinaFood II luôn chiếm tỷ trọng 15 – 20% tổng nguồn vốn ngắn hạn mà VinaFood II vay được từ 40 – 50 đơn vị ngân hàng trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Chi nhánh Sài Gòn chỉ là một trong số hơn 2.300 đơn vị của hệ thống Agibank tham gia cho vay nông nghiệp, nhưng điều quan trọng, Chi nhánh Sài Gòn vẫn luôn giành được vị thế là ngân hàng chủ lực cho vay hạn mức tín dụng chủ yếu của VinaFood II – đơn vị thu mua lúa gạo lớn nhất khu vực phía Nam suốt nhiều năm qua, với hạn mức tín dụng 1.000 tỷ đồng/năm cho VinaFood II.

Danh mục biểu đồ 2.6: Tăng trưởng Dư nợ cho vay xuất khẩu gạo so với tăng trưởng Dư nợ toàn Chi nhánh Sài Gòn từ 2013 - 2017

ĐVT: %

Theo Danh mục biểu đồ 2.6, so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay xuất khẩu gạo với tăng trưởng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh Sài Gòn từ năm 2013 – 2017, cho thấy sự tăng giảm tăng trưởng dư nợ cho vay xuất khẩu gạo cùng chiều với tăng trưởng dư nợ toàn Chi nhánh.

Cụ thể, năm 2014, dư nợ toàn Chi nhánh Sài Gòn tăng trưởng dương tới 18,72% so với năm 2013 và đạt 4.941,99 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ cho vay

xuất khẩu gạo cũng đạt mức dương 5%. Nhưng đến năm 2015, tăng trưởng cho vay toàn Chi nhánh âm 3,79% và đạt 4.754,92 tỷ đồng, tăng trưởng cho vay xuất khẩu gạo cũng âm tới 64% so với năm 2014. Đến năm 2016, tăng trưởng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh dương 9,87% và ở mức 5.224,14 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu gạo lại tăng trưởng âm 8% so với năm 2015, nguyên nhân tình hình xuất khẩu gạo năm 2016 rất khó khăn khi Việt Nam giảm kỷ lục cả về số lượng và giá xuất khẩu do hiện tượng hạn hán, Einino trong nước cũng như phẩm chất gạo thấp hơn Ấn Độ, Thái Lan (theo Bộ NN&PTNT). Đến năm 2017, tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh Sài Gòn chỉ tăng 0,09%, rất thấp do chi nhánh đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoạt động, tuy nhiên, chính vì tái cơ cấu nên chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ chính là cho vay nông nghiệp, nông thôn và nhiệm vụ cho vay xuất khẩu gạo được chú trọng. Do đó, năm 2017, tăng trưởng cho vay xuất khẩu gạo của Chi nhánh có sự khởi sắc mạnh mẽ khi tăng tới 49% so với năm 2016. Cho vay xuất khẩu gạo là nhiệm vụ mà chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

2.2.7 Tỷ trọng cho vay xuất khẩu gạo so với tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2013 – 2017

Trong 5 năm gần đây từ 2013 – 2017, hoạt động cho vay toàn Chi nhánh Sài Gòn đang thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu theo mục tiêu của toàn hệ thống Agribank. Mục tiêu Agribank vẫn là ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp nông thôn với tỷ lệ tín dụng cho vay lĩnh vực này luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay.

Tại Chi nhánh Sài Gòn, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này có sự biến động mạnh, trong đó cho vay xuất khẩu gạo cũng vậy.

Bảng 2.6: Tỷ trọng Cho vay xuất khẩu gạo so với Tổng dư nợ toàn Chi nhánh ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Tổng Dư nợ toàn CN Dư nợ cho vay NNNT Dư nợ cho vay XK gạo Tỷ trọng Dư nợ XK gạo/Tổng dư nợ CN Tỷ trọng Dư nợ cho vay XK gạo/Dư nợ NNNT Năm 2013 4.162,66 2.100 1.680 40% 80% Năm 2014 4.941,99 2.444 1.759,68 36% 72% Năm 2015 4.754,92 971 631,15 13% 65% Năm 2016 5.224,14 852,5 579,7 11% 68% Năm 2017 5.228,96 1.253 864,57 17% 69%

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Theo Bảng 2.6, tỷ trọng cho vay xuất khẩu gạo so với dư nợ cho vay toàn Chi nhánh từ năm 2013 và năm 2014 luôn ở mức 36-40%, tương ứng với con số dư nợ tuyệt đối cho vay xuất khẩu gạo là 1.680 tỷ đồng và 1.759,68 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ này sụt giảm nhanh chóng trong các năm tiếp theo là năm 2015 còn 13% (631,15 tỷ đồng), năm 2016 là 11% (579,7 tỷ đồng) và năm 2017 tăng nhẹ lên 17% (864,57 tỷ đồng).

Danh mục biểu đồ 2.7: Tỷ trọng Cho vay xuất khẩu gạo so với Tổng dư nợ toàn Chi nhánh từ 2013 - 2017

ĐVT: %

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Thể hiện trên Danh mục biểu đồ 2.7 cho biết tỷ trọng cho vay xuất khẩu gạo trên dư nợ cho vay NNNT của toàn Chi nhánh luôn ở mức rất cao. Tỷ

trọng này năm 2013 là 80%, năm 2014 là 72% và giảm về mức 65% năm 2015, tăng trở lại mức 68% và 69% cho năm 2016 và năm 2017. Qua các con số này cho thấy, trong số dư nợ cho vay NNNT tại Chi nhánh Sài Gòn, nguồn vốn này chủ yếu phục vụ cho vay xuất khẩu gạo. Điều này cũng do đặc điểm địa bàn hoạt động của Chi nhánh Sài Gòn là tại Thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố là trung tâm tài chính lớn nhất cả nước, hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ - công nghiệp - xây dựng chiếm đến 99,19% trong cơ cấu GRDP (tổng sản phẩm địa bàn), còn lại 0,81% là nông lâm ngư nghiệp (Cục Thống kê TP.HCM: Tình hình Kinh tế - Xã hội TP.HCM năm 2017).

Một điều quan trọng nữa, Chi nhánh Sài Gòn trong quá trình tái cơ cấu cũng xác định nhiệm vụ quan trọng là chú trọng cho vay xuất khẩu gạo, vì đây là chức năng của Agribank, nhiệm vụ của Chi nhánh Sài Gòn và cũng là lợi thế của Chi nhánh khi trụ sở chính của VinaFood II cũng nằm trên địa bàn TP.HCM.

2.2.9 Nợ xấu cho vay xuất khẩu gạo giai đoạn 2013 – 2017

Bảng 2.7: Nợ xấu tại Chi nhánh Sài Gòn từ 2013 – 2017

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Tổng Dư nợ toàn

CN

Nợ xấu Nợ xấu cho vay XK Gạo Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ CN Năm 2013 4.162,66 91 0 2,19% Năm 2014 4.941,99 46 0 0,93% Năm 2015 4.754,92 26 0 0,55% Năm 2016 5.224,14 19 0 0,365 Năm 2017 5.228,96 25,59 0 0,49%

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Trong hoạt động cho vay NNNT tại Chi nhánh Sài Gòn thì cho vay xuất khẩu gạo chiếm chủ yếu luôn duy trì trong khoảng 70-80%. Trong đó, khách hàng vay chủ yếu và chiếm dư nợ cao là VinaFood II với hạn mức hằng năm là 1.000 tỷ đồng. Với hạn mức này, riêng VinaFood II đã chiếm 20-25% tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh.

Theo Bảng 2.7, tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Agribank chi nhánh Sài Gòn hầu như là không có trong giai đoạn 2013 – 2017.

Do phương thức cho vay xuất khẩu gạo là hạn mức tín dụng nên doanh nghiệp phải trả nợ của hạn mức năm trước thì mới được tiếp tục xét hạn mức cho vay năm tiếp theo.

Danh mục biểu đồ 2.8: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sài Gòn từ 2013 - 2017

ĐVT: tỷ đồng, %

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Xét theo Danh mục biểu đồ 2.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sài Gòn rất thấp. Cụ thể, từ năm 2103 – 2017, nợ xấu tại Chi nhánh cao nhất vào năm 2013 với 91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,19% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần vào các năm tiếp theo khi năm 2014 là 46 tỷ đồng (tương ứng 0,93%), năm 2015 là 26 tỷ đồng (tương ứng 0,36%) và năm 2017 là 25,59 tỷ đồng (tương ứng 0,49%).

Danh mục biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sài Gòn so với toàn hệ thống Agribank từ 2013 - 2017

ĐVT: %

(Nguồn: Agribank, Chi nhánh Sài Gòn)

Theo Danh mục biểu đồ 2.9, so sánh với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Agribank thì tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sài Gòn rất thấp. Từ số liệu thống kê tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn hệ thống Agirbank với Chi nhánh Sài Gòn có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sài Gòn chỉ bằng 1/5 đến 1/3 trong giai đoạn 2013 – 2017.

2.2.8 Các hình thức tài trợ đối với cho vay xuất khẩu gạo tại Chi nhánh Sài Gòn Gòn

Trong hoạt động tín dụng xuất khẩu, Agribank Chi nhánh Sài Gòn ngoài phương thức cho vay còn có phương thức bao thanh toán và chiết khấu. Agribank cho chiết khấu đến 90% giá trị bộ chứng từ hàng xuất từ năm 2012 trở về trước. Thường những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn như VinaFood II muốn chiết khấu miễn truy đòi và giá trị bộ chứng từ hàng xuất tới 100 triệu USD. Những năm gần đây, doanh nghiệp lại muốn chiết khấu truy đòi vì phí phải trả thấp hơn so với chiết khấu miễn truy đòi.

Từ năm 2013 trở về đây, Agribank không thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất đối với những doanh nghiệp đã vay vốn tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn, vì như vậy là ngân hàng cho vay doanh nghiệp tới 2 lần. Để thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cho doanh nghiệp đã vay vốn tại Chi nhánh

Sài Gòn thì Chi nhánh phải chứng minh được nguồn vốn đó không phải của Chi nhánh. Điều kiện để doanh nghiệp được chiết khấu chứng từ hàng xuất tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn là doanh nghiệp phải trình được đầy đủ 03 vận đơn, trong khi có ngân hàng TMCP (như HDBank) chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình 01 vận đơn là có thể thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất. Đây cũng là một trở ngại cho Chi nhánh Sài Gòn mở rộng hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Còn đối với nghiệp vụ Bao thanh toán, đặc biệt là Bao thanh toán ngoài nước chưa được thực hiện nhiều do tại những quốc gia xuất khẩu gạo Agribank chưa có văn phòng đại diện hay mở chi nhánh tại đó. Do vậy, việc thực hiện Bao thanh toán sẽ rất rủi ro nếu không thông thạo luật pháp nước bạn. Một nguyên nhân nữa khiến nghiệp vụ Bao thanh toán ngoài nước của Agribank Chi nhánh Sài Gòn chưa phát triển mạnh là doanh nghiệp xuất khẩu gạo gần đây không có nhu cầu về nghiệp vụ này tại Chi nhánh.

2.3 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY XUẤT KHẨU GẠO CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và tăng trưởng

Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, lĩnh vực nào có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nhanh sẽ cho thấy quy mô dư nợ của lĩnh vực đó trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay của lĩnh vực đó chiếm cao hay thấp cũng lại phụ thuộc vào quy mô khoản vay.

Bảng 2.8: Quy mô và tăng trưởng Dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2013 – 2017.

ĐVT: tỷ đồng, %

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Theo Bảng 2.8, trong 5 năm từ 2013 – 2017, quy mô cho vay của Chi nhánh Sài Gòn liên tục tăng trưởng. Nếu như năm 2013, tổng dư nợ toàn Chi nhánh đạt 4.162,66 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 5.228,96 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ 25,6% trong 5 năm (tăng thêm 1.066,31 tỷ đồng).

Đối với dư nợ cho vay xuất khẩu gạo tăng trưởng ở mức thấp hơn và không tăng tịnh tiến như tăng trưởng tổng dư nợ, do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu gạo tuỳ thuộc vào cung cầu thế giới và cạnh tranh giữa các đơn hàng của doanh nghiệp. Do đó, cho vay xuất khẩu gạo của Chi nhánh Sài Gòn có trồi sụt trong giai đoạn này, giảm mạnh nhất là năm 2015 tới 64,1%, nhưng trong 2 năm trở lại đây là năm 2016 và 2017 cho vay xuất khẩu gạo đã khởi sắc trở lại với tốc độ tăng trưởng tới 49,1% của năm 2017 so với năm 2016. Chính vì cho vay xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh cũng kéo theo cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh cũng giảm theo. Điều này cho thấy, cho vay xuất khẩu gạo chiếm chủ yếu trong cho vay nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh.

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn

Về dư nợ theo kỳ hạn

Hoạt động cho vay của NHTM trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn hay trung, dài hạn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng sẽ phản ánh một phần hiệu quả cho vay của ngân hàng đó.

Bảng 2.9: Tỷ lệ doanh số cho vay theo kỳ hạn trong tổng doanh số cho vay lĩnh vực NNNT của Chi nhánh Sài Gòn

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Doanh số cho vay NNNT Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số cho vay trung hạn Doanh số cho vay dài hạn Tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn Tỷ lệ doanh số cho vay trung hạn Tỷ lệ doanh số cho vay dài hạn Năm 2013 1.089 1.016,51 47,272 24,763 93,3% 4,38% 2,27% Năm 2014 1.596 1.554,67 12,175 29,155 97,4% 0,76% 1,83% Năm 2015 841,43 814,89 8,635 17,906 96,8% 1,03% 2,13% Năm 2016 719,23 679,26 1,125 38,85 94,4% 0,16% 5,40%

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Sài Gòn)

Theo số liệu từ Bảng 2.9, tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu và luôn đạt trên 90% doanh số cho vay lĩnh vực NNNT trong giai đoạn 2013 - 2017, còn lại là cho vay kỳ hạn trung và dài hạn chiếm rất ít. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2013 – 2017 chiếm cao nhất là 97,4% vào năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)