8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1.2 Hiệu quả cho vay gắn liền với hiệu quả xuất khẩu gạo
Theo NHNN, kết quả đầu tư tín dụng của ngành ngân hàng thời gian qua cho thấy, 01 đồng vốn tín dụng đã góp phần tạo ra xấp xỉ 1,2 đồng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản.
Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Agribank, đầu tư tín dụng của ngân hàng cho ngành nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70% tổng tín dụng cho vay đối với nền kinh tế, chiếm khoảng 50% trong tổng mức cấp tín dụng nông nghiệp nông thôn toàn hệ thống ngân hàng. Tính tới 31/12/2017, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt gần 900.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 650.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6% dư nợ với hơn 3,2 triệu khách hàng đang vay vốn. Cho vay đầu tư nông nghiệp sạch, công nghệ cao đạt 5.100 tỷ đồng với hơn 2.300 khách hàng, hình thành “làn sóng” đầu tư
phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Riêng Agribank chi nhánh Sài Gòn, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cuối năm 2017 trên 1.253 tỷ đồng, trong đó cho vay xuất khẩu gạo gần 865 tỷ đồng đã đóng góp tích cực vào cho vay của toàn hệ thống Agribank đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và lúa gạo.
Do đó, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng như từ phía Agribank cũg như Chi nhánh Sài Gòn đã góp phần gia tăng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng hàng thứ 3 trên thế giới với khả năng xuất khẩu trên 6 triệu tấn/năm. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển, an ninh lương thực quốc gia được giữ vững, đời sống người nông dân không ngừng được cải thiện, điểm sáng nổi bật nhất của ngành nông nghiệp chính là tốc độ tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản với 10 mặt hàng nông sản đạt trên 01 tỷ USD (gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, điều, sắn, rau quả, tôm, cá tra, gỗ.
Theo Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn 2013 – 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 2,55%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 157,07 tỷ USD, bình quân 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân 5 năm trước ở giai đoạn 2008 – 2012. Về mục tiêu xã hội, cùng với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm.
Thị trường nông sản thời gian qua đã có những bước phát triển mới, nhiều nông sản đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản từ năm 2013 đạt 27,5 tỷ USD đến năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD (tăng 32,3% trong 5 năm), trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,5 – 2,8 tỷ USD mỗi năm và gạo nằm trong nhóm 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm. Nông sản Việt Nam có mặt trên 180 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp tăng nhanh, nhất là trong sản xuất lúa, mía với tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất cây nông nghiệp đạt 93%, lúa đạt 93%, mía đạt 82%, thu hoạch lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 82%, nhờ đó tổn thất sau thu hoạch lúa giảm từ 13% xuống còn khoảng 10%... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Năng suất lao động ngành nông nghiệp liên tục tăng từ mức 26,4 triệu đồng/người năm 2013 lên 35,5 triệu đồng/người năm 2017. Thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt tăng từ 75,2 triệu đồng năm 2013 lên 90,1 triệu đồng năm 2017. Thu nhập đất trồng lúa bình quân tăng từ 10 - 20 triệu đồng/ha năm 2013 lên 30-40 triệu đồng/ha năm 2017. Đặc biệt, những hộ nông dân tham gia trồng lúa sạch tại các HTX thu nhập có thể lên tới 60 triệu đồng/ha năm 2017.