TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2013 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 41 - 45)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2013 –

2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2013 – 2017 2017

Theo Bộ NN&PTNT, mặt hàng gạo Việt Nam đã có mặt tại gần 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với đa dạng sản phẩm, chiếm 15% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới và cũng bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… Gạo cũng là một trong năm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, cao su. Trong đó, gạo xuất khẩu mang về 2-3 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam.

2.1.1 Đặc điểm gạo xuất khẩu của Việt Nam:

2.1.1.1 Loại gạo xuất khẩu:

Theo Bộ NN&PTNT, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là chủng loại gạo trắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 58% về lượng và 55% về giá trị, tiếp theo là gạo thơm/gạo Jasmine chiếm 24% về lượng và 28% về giá trị và gạo nếp chiếm 13% về lượng và 12% về giá trị.

Danh mục biểu đồ 2.1: Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Đáng chú ý là cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng chất lượng trung bình và cao, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. Hiện gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 2% tổng lượng gạo xuất khẩu.

2.1.1.2 Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu các mặt hàng luôn là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia dựa nhiều vào việc xuất khẩu hàng hoá. Đối với Việt Nam, quốc gia có thiên nhiên ưu đãi với hai vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là Châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đang là những vựa lúa, vựa trái cây trù phú, cùng với bờ biển trải dài trên 3.260 km chạy dọc chiều dài đất nước là những khu vực nuôi trồng thủy sản đa dạng. Hằng năm, lĩnh vực nông lâm thuỷ sản đem về hàng chục tỷ USD từ việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Chẳng

hạn năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 36,37 tỷ USD (số liệu từ Tổng cục thống kê). Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới vẫn được coi là thấp so với giá xuất khẩu các mặt hàng tương đương của các quốc gia khác trên thế giới.

Bảng 2.1: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2013 – 2017

ĐVT: USD/tấn, %

Chỉ tiêu Giá FOB Thay đổi

Số tuyệt đối Số tương đối

Năm 2012 446 - - Năm 2013 433 -13 -3% Năm 2014 441 8 2% Năm 2015 407 -34 -8% Năm 2016 435 28 7% Năm 2017 440 5 1%

(Nguồn: Bộ NN&PTNN, Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Cụ thể, đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, theo Bảng 2.1, trong giai đoạn này, giá gạo xuất khẩu FOB (free on board: giao hàng lên tàu, giá tương đối thấp, vùng giá bán đạt lợi nhuận ở mức tối thiểu) bình quân của Việt Nam trong khoảng 407 – 441 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu đạt được cao nhất vào năm 2014 với mức giá 441 USD/tấn, thấp nhất là năm 2015 với giá chỉ 407 USD/tấn. Đến năm 2017, giá gạo xuất khẩu bình quân đã tăng trở lại và ở mức 440 USD/tấn.

Danh mục biểu đồ 2.2: Tăng giảm Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2013 - 2017

ĐVT: USD/tấn, %

(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Theo Danh mục biểu đồ 2.2, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2015 tới âm 8% so với năm 2014 và đạt mức thấp nhất trong giai đoạn này, nguyên nhân giá gạo trung bình năm 2015 cũng giảm 11% từ 431 USD/tấn còn 389 USD/tấn, do nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào trong khi đó nhu cầu nhập khẩu lại thấp. Bên cạnh đó, do thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”, đồng thời, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, chuyển sang thích tiêu thụ loại gạo dẻo thơm, gạo hạt dài… nhu cầu tiêu dùng gạo cao cấp chiếm 35% và có xu hướng tăng, trong khi nguồn cung chỉ tập trung vào loại gạo cấp thấp.

Giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại trong năm 2016 (435 USD/tấn) và năm 2017 (440 USD/tấn) cũng nâng tầm cho hạt gạo Việt, Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam thường thấp hơn 10 - 50 USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay xuất khẩu gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) chi nhánh sài gòn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)