tài chính toàn cầu
Khủng hoảng tài chính 2007- 2008 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng
khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn.
Và cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan truyền sang các khu vực khác.
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm,
giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ.
Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay để củng cố.
Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ Hà Lan cho vay. Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức.
a. Merrill Lynch – Hào quang đã tắt
Merrill Lynch & Co., Inc là tập đoàn tài chính lớn hàng đầu thế giới. Tập đoàn cung cấp dịch vụ cho thị trường vốn, đầu tư ngân hàng, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính liên quan .
Thua lỗ lớn nhất trong lịch sử tại tập đoàn này cũng bắt nguồn từ mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn và bành trướng quy mô. Đến tháng 4/2008, hãng phải cắt giảm 4.000 việc làm khi kết quả kinh doanh thua lỗ hơn 6 tỷ USD và không gượng nổi.
Ngày 14/9/2008, BofA đề nghị mua lại Merill Lynch với giá 50 tỷ USD. Merrill Lynch đã đồng ý với thương vụ này, tuyên bố phá sản ngay ngày hôm sau. Thương vụ hoàn thành vào quý I năm 2009 đã cứu Merrill Lynch và đưa BofA thành tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới.
b.Sự sụp đổ của Northern Rock
Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốn là một tổ chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tạiNewcastle – vùng đông bắc nước Anh. Ban đầu, nó chỉ là một ngân hàng rất nhỏ so với Halifax, ngân hàng cùng lĩnh vực. Northern Rock, vào thời điểm năm 1965, đứng thứ 60 trong bảng xếp hạng các tổ chức cung cấp tín dụng xây dựng
Sau 40 năm hoạt động, nhờ vào việc tiếp nhận và mua lại các quỹ đầu tư cũng như đa dạng hóa hình thức kinh doanh và bước chân vào lãnh địa cho vay, cho thuê nhà, Northern Rock trở thành một trong 10 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh, sau khi tiếp quản thành công Tổ chức tín dụng North of England có trụ sở tại
Sunderland với hơn 300.000 các tài khoản đầu tư, 43.000 người cho vay và tổng số tài sản lên tới 1.500 triệu bảng Anh với tổng tài sản lên tới 10 tỉ bảng.
Mô hình kinh doanh của Northern Rock như mọi ngân hàng khác là thu hút tiền gửi vào và dùng số tiền đó cho vay thế chấp. Nhưng việc huy động vốn không phải là một quy trình đơn giản. Mặc dù thực hiện nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, lượng tiền gửi tại Northern Rock khá thấp trong khi nhu cầu vay tại ngân hàng luôn lớn hơn nhiều lần so với các khoản tiền gửi.
Các ngân hàng giờ đây được phép cho vay nhiều hơn rất nhiều số tiền gửi tiết kiệm mà nó thu hút được. Tính trung bình thì số tiền cho vay gấp khoảng 6 lần so với số tiền gửi mà một ngân hàng đang nắm giữ. Nhưng Northern Rock còn đi xa hơn thế. Khi một ngân hàng vay tiền trên thị trường tiền tệ họ phải trả mức lãi suất liên ngân hàng được gọi là LIBOR (London Inter-bank Offered Rate – tỉ lệ lãi suất cho vay liên ngân hàng London) – thường cao hơn một chút so với lãi suất cơ bản của ngân hàng TW Anh.
Và vấn đề có thể xảy ra : Khó khăn nào sẽ tới khi lãi suất liên ngân hàng (LIBOR) trên thị trường tiền mặt Anh tăng cao? Và một khi thị trường này đóng băng do sự lo ngại của chính phủ về sự an toàn của hệ thống ngân hàng? Hay khi nền kinh tế suy giảm do chịu tác động của sự suy giảm toàn cầu? Nếu thị trường bất động sản
không hoạt động sôi động nữa?...
Viễn cảnh tươi đẹp đã không diễn ra liên tục. Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, quá mức chịu đựng của Northern Rock, ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay. Northern Rock buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình để có thêm vốn duy trì hoạt động. Khi Giám đốc điều hành Apple Adamgarth ra tuyên
bố điều chỉnh hạ thấp dự đoán lợi nhuận của năm 2007 từ 17% xuống còn 15% thì phản ứng tiêu cực của thị trường xảy ra. Tồi tệ hơn thị trường tiền mặt bán sỉ đóng băng khiến việc huy động vốn ngắn hạn của Northern Rock gặp khó khăn nghiêm trọng. Cuối cùng Northern Rock đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủ cũng như Ngân hàng Anh để được trợ giúp giải quyết các vấn đề đang gặp phải.
Tuy nhiên thông bị rò rỉ và các thông tin và hình ảnh liên quan đến Northern Rock liên tục bị giới báo chí cập nhật và đưa ra những dự đoán về sự đổ vỡ.
Cái kết cuối cùng đã xảy ra với Northern Rock, ngày 21 tháng 2 năm 2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa.
Dưới cách nhìn nhận của Brian nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ là do: “ Mô hình kinh doanh, tốc độ phát triển quá nóng trong một thị trường đang thay đổi và đảo chiều, bộ máy làm việc không hiệu quả, phản ứng chậm chạp của các cơ quan chính phủ dẫn tới việc Northern Rock không nhận được sự trợ giúp kịp thời từ Ngân hàng Trung ương Anh cũng như các thể chế tài chính lớn khi ngân hàng này gặp khó khăn”.