Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, hạng đặc biệt theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trong hơn 60 năm qua, BIDV đã trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành, từng bước trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể:

- Giai đoạn 1957 – 1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập trực thuộc

Bộ Tài Chính với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Giai đoạn 1981- 1989: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

trực thuộc NHNN Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

- Giai đoạn 1990 – 2000: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

với những thay đổi về chức năng nhiệm vụ theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cụ thể, ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, BIDV đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây là thời kỳ BIDV đã khẳng định được vị trí, vai trò là NHTM hàng đầu tại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

- Giai đoạn từ năm 2001 - 2012: Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, BIDV đã đạt nhiều kết quả quan trọng:

+ Luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toán & hiệu quả, đặc biệt giai đoạn 2006- 2010 tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm.

+ Tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp nhà nước và hướng tới đối tượng khách ah2ng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ.

+ Chủ động thực hiện minh bạch & công khai các hoat động kinh doanh, là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV lien tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập & công bố kết quả báo cáo. Từ 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody‟s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của

Earns & Young, BIDV trở thành ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế & được NHNN công nhận.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

+ Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại. BIDV củng cố và phát triển mô hình tổ chức, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

+ Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới, BIDV có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt- Nga (năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc...Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS)

- Giai đoạn từ năm 27/4/2012 – nay: hoạt động với tên Ngân hàng TMCP Đầu tư &

Phát triển Việt Nam.

Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán VID, đánh dấu mốc chính thức BIDV thành ngân hàng đại chúng, tiến thêm một bước củng cố thương hiệu trên thị trường.

Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, 16 QTK/ĐGD đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện. Trong giai đoạn này, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nền kinh tế trở nên gắn kết hơn nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh lộ trình hội nhập quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2014, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục nhận được các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD. Khối hiện diện thương mại nước ngoài tiếp tục khẳng định vị

thế, thương hiệu BIDV, đồng thời mở rộng hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, châu Âu, Đông Bắc Á trong đó đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...

Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia – vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan. Năm 2016, BIDV tiếp tục thành lập văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, khai Trương Chi nhánh BIDV Yangon tại Myamar; ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực cho thuê tài chính với Sumi trust (Nhật Bản).

Với mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, hướng tới phân khúc khách hàng cá nhân,BIDV không ngừng phát triền mạng lưới & đầu tư các công ty con.

2.1.2. Vài nét sơ lƣợc về hoạt động của BIDV

BIDV được biết đến là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam (chỉ thành lập sau Ngân hàng nhà nước). Trong suốt hơn 60 năm xây dựng và phát triển, BIDV luôn giữ gìn và phát huy được vai trò và vị thế là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu. BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng nằm trong nhóm top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á; phấn đấu trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Mục tiêu của BIDV đến 2020:

+ Tiếp tục là NHTM đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường;

+ Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, đáp uwsg các tỷ lệ an toàn vốn CAR theo quy định của NHNN Việt Nam & đúng chuẩn Basel II. Phấn đấu đến 2020, vốn chủ sở hữu tăng gấp 2 lần 2017.

+ Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC;

+ Đa dạng hóanền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển nền khach hàng DNVVN, doanh nghiệp FDI để gia tăng tỷ trọng dư nợ khối khách hàng này. Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, gia tang tỷ trọng thu nhập hoạt động dịch vụ phí tín dụng gấp 1,3-1,4 lần

+ Tổ chưc quản trị kinh doanh theo hướng moohifnh ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng đến thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh;

+ Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.

BIDV phát triển mạng lưới rộng khắp cả trong và ngoài nước, cụ thể mạng luới BIDV đến 31/12/2017:

+ 01 trụ sở chính;

+ 190 chi nhánh trong nước & 01 chi nhánh tại Myamar; + 854 phòng giao dịch;

+ 02 đơn vị trực thuộc (Trường Đào tạo cán bộ BIDV & Trung tâm Công nghệ thông tin);

+ 03 văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tp. HCM, Hà Nội & Cần Thơ);

+ 06 văn phòng đại diện tại nươc ngoài (Campuchia, Myanmar, Lào, Cộng hòa Séc, Đài Loan &Cộng hoà LB Nga)

+ 11 công ty con (Công ty TNHH Quản lý nợ & khai thác tài sản BIDV – BAMC, Công ty CP Chứng khoán BIDV - BSC, Tổng Công ty CP Bảo hiểm BIDV – BIC, Công ty TNHH BIDV Quốc tế - BIDVI, Công ty CP Chúng khoán MHB – MHBS, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Quốc tế -IIDC, Công ty Đầu tư Phát triển Campuchia – IDCC, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Campuchia – BIDC, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Lào – LVI, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt – LVB, Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV SuMi TRUST – BSL.

Về kênh phân phối truyền thống trong nước: số điểm mạng lưới của BIDV đứng thứ 2 sau Aribank & CTG và là một trong 3 ngân hàng có mạng lưới rộng khấp 63 tỉnh/thành phố cả nước.

Về mạng lưới máy ATM & POS: BIDV đứng thứ 4 với 1.285 máy ATM, thứ 3 về POS (sau VCB & CTG).

2.1.3 Nhân sự, cơ cấu tổ chức & bộ máy quản lý

Tại 31/12/2017, BIDV có 24.888 nhân viên, trong đó ban lãnh đạo chiếm tỷ lệ 0,1%; lãnh đạo cấp đơn vị chiếm tỷ lệ 4,2%; lãnh đạo cấp phòng chiếm 26%; nhân viên chiêm tỷ lệ 69,7%.

Tình hình nhân sự theo trình độ chuyên môn: đại học trở lên chiếm 91,5%

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi: tuổi đời nhỏ hơn 30 chiếm 28,7%; trên 30 đến 40 tuổi chiếm 49,4%, trên 40 đến 50 tuổi chiếm 17% & trên 50 tuổi chiếm 4,9%.

Với đội ngũ nhân viên lớn, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm & năng động dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo tài năng sẽ giúp BIDV hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm & đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2020.

Cơ cấu tổ chức theo phụ lục 1 đính kèm

Tính đến thời điểm 31/12/2017, mô hình tổ chức của hệ thống BIDV bao gồm : Hội sở chính và các khối Công ty, khối Ngân hàng, khối Liên doanh và khối góp vốn.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV những năm gần đây 2.1.4.1 Tình hình kinh doanh 2.1.4.1 Tình hình kinh doanh

a. Quy mô

- Tổng tài sản của BIDV đến 31/12/2017

+Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất: 1.202 ngàn tỷ đồng, tăng 19,5% so 2016; với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 19,9%; duy trì vị thế dẫn đầu thị trường Việt Nam từ 2015 tới nay.

+ Theo số liệu báo cáo tài chính riêng lẻ: 1.173 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7% so 2016; với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 19,3%; cũng duy trì vị thế dẫn đầu thị.

Trong năm 2015, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào BIDV nên làm cho tổng tài sản BIDV tăng cao, năm 2015 tăng 30,7% so 2014, trong đó tăng do sáp nhập MHB là gần 6%. Như vậy, việc sáp nhập MHB đã góp phần giúp BIDV vươn lên dẫn đầu về quy mô trên thị trường.

Có thể thấy về mặt quy mô, hoạt động của BIDV có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, vươn lên vị thế là ngân hàng đứng đầu thị trường & duy trì từ năm 2015 đến nay.

b.Các mảng hoạt động chính

Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ nghiên cứu về hoạt động của khối NHTM của BIDV tại thị trường Việt Nam, từ đó có những phân tích đánh giá, so sánh chủ yếu với 2 NHTMNN là Vietcombank (VCB) và Vietinbank (CTG).

b.1. Hoạt động tín dụng

Đến 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay khách hàng hơn 862,6 ngàn tỷ đồng, trong đó dư nợ không kể trái phiếu doanh nghiệp đạt 834,4 ngàn tỷ đồng;tăng trưởng 17% so 2016, tiếp tục dẫn đầu thị trường & chiếm 13,7% thị phần toàn ngành. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng 2017 của BIDV thấp hơn mức tăng VCB (17,4%), CTG (19%) & toàn ngành (18,7%).

Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng Ngân hàng nhà nước giao (KH giao tăng 18%), hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Dòng vốn tín dụng tăng trưởng tập trung vào tín dụng ngắn hạn (tăng 24,7%), cho vay cá nhân (tăng 25,1%); tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành/lĩnh vực ưu tiên: dư nợ DNVVN tăng trưởng 31%, dư nợ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu tăng từ 20-25%, riêng lĩnh vực cho vay ứng dụng công nghệ cao tăng trên 40%.

Cơ cấu tín dụng, ngành nghề được kiềm soát chặt chẽ, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn được kiểm soát theo mục tiêu. Đến cuối 2017, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn dưới 44% - thấp nhất trong top các NHTM lớn; tỷ lệ nợ xấu 1,46% giảm 0,41% so 2016 tuy nhiên vẫn cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)