Tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62)

Bảng 2.4 Tình hình tài chính của BIDV 2013-2017

Đơn vị: tỷ đồng T T Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 TT bq 2013-2017 1 Vốn điều lệ 34,187 34,187 34,187 28,112 28,112 8.2% 2 Vốn chủ sở hữu 44,384 41,827 40,217 2,887 31,809 10.9% 3 Tổng TS 1,172,804 996,698 847,011 647,930 547,374 19.3% 4 Tổng thu nhập thuần từ hoạt động 37,647 29,062 23,609 21,281 18,612 27.1% 5 Tổng chi phí hoạt động 13,836 12,725 10,443 8,256 7,082 24.8% 6 Chênh lệch thu chi 23,811 16,337 13,166 13,025 11,530 28.6% 7 Chi phí DPRR 15,647 8,884 5,522 6,969 6,503 35.1% 8 Lợi nhuận trước thuế 8,164 7,453 7,644 6,056 5,027 19.9% 9 Lợi nhuận sau thuế 6,946 6,196 6,106 4,776 3,818 22.8%

Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2017 hơn 44 ngàn tỷ đồng, tăng 6% so 2016 và tăng 11,5 ngàn tỷ với tốc độ tăng 36% so 2014 (trong đó tăng vốn điều lệ do sáp nhập MHB năm 2015 gần 3.400 tỷ); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 10,9%.

Quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV chưa được cải thiện, tốc độ tăng chậm qua các năm là do chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược & lợi nhuận để lại thấp. Vốn chủ sở hữu của BIDV vẫn đứng thứ 3 trong nhóm (sau CTG và VCB), song khoảng cách so với 2 ngân hàng đứng trước ngày càng bị nới rộng. Đến hết năm 2017, vốn chủ sở hữu của BIDV thấp hơn CTG 17.124 tỷ và thấp hơn VCB 8.320 tỷ.

Tổng thu nhập thuần năm 2017 hơn 37,6 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh tới 29,5% so 2016, đây là năm có tốc độ tăng cao nhất so 2015, 2016; góp phần nâng số tăng bình quân 2013-2017 lên 27,1%.

Thu nhập thuầntăng tốt là nhờ sự tăng trưởng tốt của thu ròng từ lãi; nỗ lực của hệ thống BIDV trong việc đẩy mạnh thu nợ ngoại bảng, thu dịch vụ; nhận định sát với thị trường, đầu tư giấy tờ có giá để tạo điều kiện hiện thực hóa lợi nhuận gia tăng thu nhập 300 tỷ.

So với ngân hàng có tổng thu nhập cao nhất là CTG (65.277 tỷ đồng), BIDV đứng thứ 2 về quy mô nhưng có mức tăng trưởng cao hơn.

Lợi nhuận trước thuế năm 2017 gần 8,2 ngàn tỷ, tăng 9,5% so 2016; tăng bình quân 5 năm 2013-2017 gần 20%.

Mặc dù chệnh lệch thu chi từ hoạt động kinh doanh của BIDV luôn cao hơn VCB, CTG qua các năm 2016, 2017 nhưng do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn nhiều (năm 2017 chi phí DPRR tín dụng của BIDV 15.647 tỷ đông, CTG 8.344 tỷ đồng,VCB 6.1980 tỷ đồng) nên làm cho LNTT của BIDV thấp hơn, đứng thứ 3 trên thị trường.

Với những kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng trong thời gian qua, BIDV đã được khách hàng tin tưởng, các định chế tài chính trong và ngoài nước tín nhiệm. BIDV được các tổ chức quốc tế lựa chọn để ủy thác vốn để hỗ trợ DNVVN như: triển khai ủy thác cho vay từ nguồn vốn Jica, Jibic; nguồn vốn hỗ trợ từ ADB.…BIDV được WB đánh giá là định chế tài chính triên khai có hiệu quả dự án ODA, phục vụ cho phát triển bền vững của quốc gia, điển hình như dự án Tài chính Nông thôn I, II, III góp phần giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Với thành công của chuỗi dự án Tài chính Nông thôn, BIDV

đã được WB & Chính phủ Việt Nam chọn là Ngân hàng bán buôn nguồn vốn tín dụng chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) do Word Bank (WB) tài trợ.

Hoạt động BIDV đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh đó BIDV rất quan tâm đến hoạt động an sinh xã hội, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cộng đồng. BIDV đã được Nhà nước Việt Nam ghi nhận, trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất; được các Tổ chức quốc tế tín nhiệm bầu chọn: Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo đánh giá của Forbes Việt Nam năm 2017; Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất lần 2 liên tiếp (2016-2017) theo đánh giá của Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam & Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) trao tặng; Top 2000 Công ty lớn & quyền lực nhất thế giới do Forbes bính chọn; Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu tốt nhất thế giới theo đánh giá của Brand Finance 2017; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp (2015, 2016, 2017) do The Asian Banker trao tặng…

BIDV ngày càng khẳng định uy tín và vị thế trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

2.2 Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2013-2017 theo khung an toàn CAMELS:

Từ khi chuyển đổi hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần vào năm 2012, BIDV đã có những bước phát triển khả quan về mọi mặt. Cụ thể:

2.2.1 Về khả năng an toàn vốn

Bảng 2.5 Tình hình vốn & tài sản của BIDV 2013-2017

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 TT bq 2013-2017 1 Vốn điều lệ 34,187 34,187 34,187 28,112 28,112 8.2% 2 Vốn chủ sở hữu 44,384 41,827 40,217 32,887 31,809 10.9% 3 Tổng TS 1,172,804 996,698 847,011 647,930 547,374 19.3%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ BIDV 2013-2017

Vốn chủ sở hữu của BIDV tăng chậm, khoảng cách về vốn của BIDV so với VCB ngày càng rộng hơn, đến hết năm 2017 khoảng cách là 8.320 tỷ đồng, khoảng cách so với CTG là 17.124 tỷ đồng. Bên cạnh nguyên nhân do BIDV chưa thực hiện phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược (bảng 2.6) thì một nguyên nhân quan trọng làm cho vốn

chủ sở hữu của BIDV ngày càng cách xa so với VCB và CTG là do lợi nhuận để lại của BIDV thấp hơn 2 đối thủ (năm 2017 LN để lại của BIDV là 5.976 tỷ trong khi của VCB 11.089 tỷ, CTG 8.339 tỷ).

Bảng 2.6. Cơ cấu sở hữu của các NH năm 2017 (%)

Cơ cấu sở hữu CTG BIDV VCB

Sở hữu nhà nước 64.46 95.28 77.11

Sở hữu NĐT NN 30.00 2.63 20.74

Sở hữu khác 5.54 2.09 2.15

Nguồn:Báo cáo năng lực cạnh tranh BIDV 2013-2017

Trong năm 2017, BIDV tích cực triển khai các biện pháp tăng vốn điều lệ: thực hiện 32 buổi tiếp xúc, làm việc với 40 quỹ đầu tư, công ty chứng khoán tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của BIDV cũng như khả năng đầu tư trong tương lai; xúc tiến chuẩn bị các công việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng đến nay chưa có kết quả, việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược vẫn chưa thành công.

Nhìn chung, việc tăng vốn của các NHTMNN diễn ra khá chậm, như đối với VCB, vào giữa năm 2017, Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã đạt được thỏa thuận mua 7,73% cổ phần VCB ~ 400 triệu USD, tuy nhiên đến nay thương vụ này vẫn chưa thể diễn ra do các bên chưa thống nhất được mức giá. Trong khi đó hoạt động tăng vốn của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần diễn ra thuận lợi hơn, gần đây HD Bank mới đây đã tăng vốn thành công lên mức hơn 9.800 tỷ đồng; MB cũng tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng lên 18.155 tỷ đồng; VPbank tăng vốn thêm 1.647 tỷ đồng, lên mức 15.706 tỷ đồng; ACB tăng vốn thêm 1.882 tỷ đồng, lên mức 11.259 tỷ đồng...

Hiện nay, vốn chủ sở hữu của nhà nước tại BIDV trên 95%, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới những quyết định tăng vốn & các quyết định quan trọng khác do phải mất thời gian chờ các cơ quan quản lý thẩm định & phê duyệt phương án/dự án.

Bảng 2.7 Tình hình vốn & tỷ lệ an toàn vốn BIDV 2016-2017

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016

1 Vốn cấp 1 29,877 28,295

2 Vốn cấp 2 22,160 20,793

3 Các khoản giảm trừ 233 274

4 Tổng vốn tự có tính CAR 51,804 48,814 5 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 9.01% 9.15%

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ BIDV 2016-2017

Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản quá nhanh cũng gây ra nhiều rủi ro của hoạt động ngân hàng, trong khi nguồn vốn tự có tăng chậm làm cho tỷ lệ vốn an toàn theo hệ số CAR giảm. Với tốc độ tăng trưởng khá cao của tổng tài sản, bình quân 22,7% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 13,6% đã làm cho hệ số CAR của BIDV luôn tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng theo Basel II, tỷ lệ này giảm xuống dưới 8%.

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến cuối năm 2017, tài sản quy đổi hệ số rủi ro tăng 9,3% trong khi vốn tự có của tổ chức tín dụng chỉ tăng khoảng 4,6%. Sự lệch pha này sẽ mang tới hệ quả là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng giảm xuống. Cũng theo Ủy ban Giám sát, hệ số CAR của toàn hệ thống tính tới cuối năm 2017 ước đạt 11,1%, thấp hơn con số 11,6% của năm 2016. Con số này đang tiếp tục giảm trong giai đoạn đầu năm 2018. Nếu áp dụng tính CAR theo chuẩn Basel 2, tỷ lệ này sẽ còn giảm đi nhiều, chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng.

Để đảm bảo tỷ lệ CAR theo Basel II, nhu cầu tăng vốn của các TCTD là rất lớn, đặc biệt là các NHTMNN. Các TCTD đều xây dựng phương án tăng vốn trong 2018, tuy nhiên đến nửa năm 2018 chỉ có 5 ngân hàng TMCP tăng vốn là HSB, ACB, TPBank, Liên việt Postbank & Bắc Á. BIDV kế hoạch tăng vốn lên 38.632 tỷ đồng trong năm 2018 bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu, tiếp tục kế hoạch chưa hoàn tất trong năm 2017 (do điều kiện thị trường không thuận lợi, tiến độ phê duyệt của các cơ quan quản lý kéo dài nên BIDV không thực hiện được trong năm 2017). CTG xác định tăng vốn chủ

yếu bằng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu do tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại ngân hàng đã gần như kín, phương án vẫn đang chờ phê duyệt từ NHNN. Về VCB, ngân hàng cho biết NHNN đã chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 10% cho cổ đông nước ngoài (tối đa 10 nhà đầu tư). Dự kiến nhà đầu tư chiến lược Mizuho sẽ tiếp tục mua để đảm bảo tỷ lệ sở hữu.1

Theo tác giả Minh Khuê tại bài viết ”Nâng hệ số CAR: bài toán hóc búa” đăng trên Thời báo Ngân hàng ngày 13/3/2017 thì các ngân hàng trong khu vực hầu hết đã áp dụng Basel II, một số nước đã chuyển sang áp dụng Basel III với hệ số CAR rất cao. Như Thái Lan 17,6%, Philippines 16%... hay Singapore - quốc gia mà hệ thống NH đang áp dụng theo tiêu chuẩn Basel III với hệ số CAR là 16,4%. Với hệ số an toàn vốn thấp như hiện nay, các NHTM Việt Nam khó có khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng, tài trợ vốn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế chứ chưa nói đến hội nhập, cạnh tranh với thế giới.

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đã tiến hành xây dựng mô hình dự báo vốn tự có cần bổ sung hàng năm của ba NHTMNN để ước lượng nhu cầu vốn giai đoạn 2018- 2020. Mô hình được xây dựng dựa trên các giả đinh: (i) tốc độ tang trưởng tài sản khoảng 14-18%/năm; (ii) đáp ứng tỷ lệ CAR 8%; (iii) tỷ lệ tài sản có rủi ro/tổng tài sản áp dụng Basel II khoảng 65-95%. Kết quả mô hình cho thấy đến 2020 do nhu cầu vốn tự có là rất lớn, các ngân hàng phải tăng vốn tự có dự kiến gấp 1,8-2 lần so với hiện nay mới đáp ứng quy định của Basel II. Do đó các ngân hàng phải có lộ trình và tính toán phù hợp việc bổ sung vốn theo để đáp ứng được theo yêu cầu đến năm 2020.

Về hỗ trợ từ chính sách, việc tăng vốn được tạo điều kiện thuận lợi qua Quyết đinh 1058/QĐ-TTg ban hành ngày 19/7/2017. Theo đó Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cân đối, bố trí nguồn để tăng vốn điều lệ cho các NHTM do Nhà nước nắm gữ vốn điều lệ trên 50% đến năm 2020 để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực của Basel II; lựa chọn cổ đông chiến lược, đảm bảo có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị tốt.

1

Trích dẫn từ bài báo:“Tăng vốn Ngân hàng: Kế hoạch nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu” ngày 17/8/2008 của tác giả Diệp Bình đăng trên trang web: http://vietnambiztang/-von-ngan-hang-kehoach- nhieu-nhung-thuc-hien-chang-bao-nhieu-72332.htlm

Một tin vui đối với các NHTMNN, cùng với việc cổ phần hóa Agribank, bán vốn BIDV và VCB, Chính phủ cũng đang tìm giải pháp để tăng vốn cho 4 ngân hàng. Tại Hội nghị sơ kết sau một năm triển khai Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội và Quyết định số 1058 của Thủ tướng do NHNN tổ chức, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết đã làm việc với Bộ Tài chính về kế hoạch ngân sách năm nay và đang bàn với cơ quan Quốc hội để trình phương án. Phó Thủ tướng khẳng định tại Hội nghị năm 2018 sẽ tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức và khuyến khích các ngân hàng tiết kiệm chi phí để giữ được nhiều lợi nhuận, giúp tăng vốn trong năm nay.

Nếu các NHTMNN được bổ sung vốn từ ngân sách năng lực tài chính sẽ tăng lên rất nhiều, do đó Ngân hàng còn “room” để tăng trưởng tín dụng, phục vụ ốn cho phát biển kinh tế đất nước. Theo ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh thanh tra giám sát ngân hàng, các NHTMNN đang gặp khó khi nâng vốn điều lệ là do Nghị quyết 25 và 26 của Quốc hội trước đây đã không cho phép sử dụng ngân sách để cấp vốn cho NHTM. Nguồn ngân sách để tăng vốn cho ngân hàng cũng không có trong danh sách đầu tư trung hạn. Do vậy, NHNN đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội để sửa đổi bổ sung theo hướng cho phép các ngân hàng có vốn Nhà nước (trừ 3 đơn vị mua bắt buộc) được đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn. Cùng đó, các Bộ ngành liên quan được kiến nghị bố trí nguồn

để NHTM có thể tăng vốn sau khi được phê duyệt.2

2.2.2 Về chất lƣợng tài sản

Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng, tức là đánh giá tài sản Có gồm tín dụng và đầu tư. Đầu tư chủ yếu liên quan đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN, trong đó có những khoản đầu tư để thực hiện yêu cầu thanh khoản của NHNN. Cấu phần này không lớn lắm mà thanh khoản cao, đảm bảo chất lượng tài sản cho ngân hàng nên tín dụng vẫn chiếm cơ bản trong tài sản Có của ngân hàng. Vì vậy, tài sản tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng tín dụng.

2

Trích dẫn từ bài báo:“Phó Thủ tướng: Có thể tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước từ cổ tức trong năm nay” của tác giả Thanh Thủy đăng ngày 28/8/2018 trên Báo NĐH

Kết thúc năm 2017, dư nợ tín dụng cho vay đối với tổ chức kinh tế, dân cư của BIDV đạt gần 863 ngàn tỷ, tiếp tục dẫn đầu thị trường & chiếm 13,7% thị phần toàn ngành. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng 2017 của BIDV là 17% (tăng trưởng bình quân 2015-2017 đạt 25,6%) thấp hơn mức tăng toàn ngành là 18,7%.

Bảng 2.8 Diễn biến tổng tài sản &dƣ nợ BIDV qua các năm 2013 -2017

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 TT bq 2013-2017 1 Tổng tài sản 1,172,804 996,698 847,011 647,930 547,374 19.3% 2 Dư nợ tín dụng tổ

chức & dân cư 862,604 723,697 598,434 445,693 404,757 18.6% 3 Tỷ lệ dư nợ/TTS 73.6% 72.6% 70.7% 68.8% 73.9%

Nguồn: Báo cáo cáo tài chính riêng lẻ BIDV 2013-2017

Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản của BIDV luôn ở top cao nhất, cao hơn CTG (năm 2016 là 70%, 2017 là 71%) & cao hơn nhiều so VCB (năm 2016 là 57%, 2017 là 51%) cho thấy cơ cấu tài sản của BIDV tập trung ở khoản mục có mức độ rủi ro cao.

Dư nợ cho vay khách hàng không gồm trái phiếu doanh nghiệp đến cuối năm 2017 đạt hơn 834.435 tỷ đồng. BIDV chú trọng cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62)