Về khảnăng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 74)

Quản trị và giám sát trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề quan trọng trong xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nó càng quan trọng hơn khi Việt Nam tham gia tích cực vào các hình thức hợp tác kinh tế tài chính đa phương và song phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị và giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng là những trọng tâm đặt ra đối với các NHTM Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý hiện nay.

Theo khuyến nghị của Tổ Tư vấn dự án TA2, BIDV đã chủ động áp dụng triển khai mô hình ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế với việc kiện toàn nhân sự và cơ chế hoạt động đối với một số Ủy ban, Hội đồng của HĐQT từ năm 2008. Sau 8 năm triển khai, BIDV đã đánh giá &ban hành Nghị quyết 2312/NQ-HĐQT về định hướng chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2016- 2020, đồng thời triển khai sắp xếp lại bộ phận hậu kiểm, khối quản lý nội bộ ngay trong năm 2016. BIDV đã tách riêng hoạt động kinh doanh ngân hàng thành các khối riêng có sự quản lý, đánh giá theo từng mảng kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) theo mức độ nhất định. Cơ cấu tổ chức trong toàn hệ thống từ Hội sở chính đến Chi nhánh được thiết lập phù hợp, phân định rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan theo mục tiêu đề ra. Mô hình hoạt động của BIDV được tách bạch theo 3 chức năng, đảm bảo yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng: chức năng kinh doanh (Font office), chức năng quản lý rủi ro (Middle office) & chức năng tác nghiệp/hỗ trợ (Back/Support office), theo đó sắp xếp lại bộ phận

hỗ trợ để tăng cường nhân sự cho bộ phận kinh doanh. BIDV đã tập trung hóa các nghiệp vụ về Trụ sở chính quản lý: quản lý điều hành nguồn vốn, tác nghiệp tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tế, hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ, quản lý tập trung tại Trụ sở chính các khách hàng doanh nghiệp lớn.

Đồng thời, BIDV cũng tăng cường quản trị rủi ro toàn diện trên các mặt hoạt động thông qua kiểm soát hoạt động cấp tín dụng theo ngành, lĩnh vực có hệ số rủi ro cao; thực hiện xác lập hệ thống hạn mức kiểm soát (LCS) cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng;xây dựng lộ trình &triển khai áp dụng các chuẩn mực Basel II. Kiện toàn hệ thống văn bản chế độ, sửa đổi bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền từ HĐQT xuống Ban điều hành và từ Tổng giám đốc tới các cấp thừa hành.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát toàn diện trên các lĩnh vực trọng yếu với việc triển khai kiểm tra trực tiếp các đơn vị thành viên phối hợp với công tác giám sát từ xa, tự kiểm tra.

Đổi mới công tác quản trị điều hành tiến dần theo thông lệ quốc tế với việc tổ chức các phiên họp định kỳ của Ban lãnh đạo, các phiên làm việc để thảo luận, thông qua các giao dịch lớn, phức tạp; đảm bảo phân cấp và phân định rõ chức trách, nhiệm vụ giữa Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành trong quản lý và điều hành hoạt động ngân hàng.Công tác quản trị điều hành được BIDV tập trung vào việc chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng tín dụng, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo thanh khoản và an toàn toàn hệ thống; tập trung triển khai phương án cơcấu lại BIDV giai đoạn 2 gắn với xử lý nợ xấu, trích dự phòng rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, tập trung tiết giảm chi phí hoạt động; tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Tiếp tục thực hiện công khai minh bạch hoạt động trên thị trường; thực hiện kiểm toán và định hạng tín nhiệm theo thông lệ quốc tế. BIDV là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thực hiện xếp hạng tín nhiệm của Tổ chức định hạng quốc tế Moody‟s từ năm 2006. Năm 2017 là năm thứ 12 liên tiếp BIDV mời Moody‟s thực hiện định hạng tín nhiệm bên

cạnh Tổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poors (đơn vị đã 8 năm định hạng tín nhiệm BIDV). Hoạt động này đã góp phần khẳng định cam kết minh bạch hóa và thực hiện chiến lược áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV đã chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng Năm 2017, BIDV đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: BUNO – chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản,Thanh toán qua Samsung Pay, Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 trên các kênh internet, di động và ATM, Dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7, Sản phẩm BIDV SmartBanking; Thanh toán sử dụng QR code; Thẻ dành cho giới trẻ Young+...

Mô hình quản lý tập trung tại BIDV đã phát huy hiệu quả như: tăng tính chuyên môn hóa; nâng cao năng lực quản lý rủi ro; nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến khách hàng. Cơ cấu tổ chức hợp lý theo thông lệ là yếu tố quan trọng làm tăng vị thế, uy tín vốn có của BIDV do đó sẽ làm tăng giá trị BIDV khi tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tài chính. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức & mô thức quản lý theo thông lệ quốc tế sẽ giúp BIDV chủ động tiếp cận công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý phục vụ cho chiến lược cạnh tranh và phát triển BIDV trong thời gian tới.

Về quan hệ sở hữu, BIDV là NHTMNN do Nhà nước sở hữu hơn 90% vốn,quan hệ sở hữu giữa Nhà nước và công ty nhà nước còn quá phức tạp nên nhiều quyết định kinh doanh bị hành chính hoá dẫn đến chậm tiến độ hoặc mất thời cơ kinh doanh. Đó chính là những rào cản cho việc nâng cao chất lượng quản lý không chỉ đối với BIDV mà còn với các NHTMNN khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 74)