Khảnăng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78)

Các chỉ tiêu về thanh khoản của BIDV đáp ứng tỷ lệ quy định theo Thông tư 36 & Thông tư 06 của NHNN, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.14 Một số chỉ tiêu thanh khoản 2016 – 2017

TT Chỉ tiêu Quy định Năm 2017 Năm 2016 Tăng giảm 1 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ≥ 10% 15.5% 15.8% -0.3% 2 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30

ngày tiếp theo

2.1 VNĐ ≥ 50% 89.2% 79.6% 9.64%

2.2 Ngoại tệ ≥ 10% 101.6% 108.7 % -7.1%

3 Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi (LDR) ≤ 90% 81.8% 80.9% 0.9% 4 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử

dụng để cho vay TDH ≤ 50% 35.5% 43.1% -7.6% Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2017

BIDV chú trọng tăng cường huy động vốn từ khách hàng, đặc biệt là khách hàng dân cư. Với uy tín và mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp, huy động vốn dân cư BIDV năm 2017 tăng 18,3% cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ khách hàng (16,7%). Nguồn vốn dân cư ổn định giúp BIDV đảm bảo khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, BIDV đã tận dụng tốt nguồn vốn từ thị trường 2, Kho bạc nhà nước (năm 2017

hơn 58,4 ngàn tỷ, tăng hơn gấp 2 lần so 2016) đã hỗ trợ cân đối vốn, thanh khoản cho BIDV khi huy động vốn sụt giảm trong khi dư nợ tăng tốt, hệ số LDR được điều hành ở mức hiệu quả 81-82%.

Về cơ cấu theo kỳ hạn, kết quả huy động vốn 2017 cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn bình quân (tăng 23,3% và chiếm tỷ trọng 15,2%, tỷ trọng tăng 0,7% so 2016), đồng thời duy trì nền vốn ổn định với cơ cấu huy động vốn trung dài hạn chiếm 36%. Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 36%, đảm bảo theo quy định.

Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của BIDV luôn được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên, luôn đảm bảo tuân thủ các quy dịnh của NHNN về các giới hạn, hạn mức cho phép. Thanh khoản BIDV luôn được đảm bảo tại mọi thời điểm, các nghĩa vụ thanh toán đối với khách hàng luôn đúng hạn. BIDV luôn bám sát các biến động thị trường, nhu cầu thanh toán của khách hàng mang tính chu kỳ để chuẩn bị sẵn các kịch bản cân đối vốn – sử dụng vốn trong các điều kiện thị trường thanh khoản căng thẳng, thanh khoản ổn định nhằm đưa ra các biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời. Xây dựng các kế hoạch thanh khoản ngắn hạn, dài hạn phòng ngừa cho các trường hợp diễn biến xấu, thị trường sa sút về nguồn vốn. Bên cạnh việc đảm bảo các chỉ tiêu, tỷ lệ theo quy định của NHNN, BIDV còn xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thanh khoản nội bộ, các chi tiêu cảnh báo sớm phù hợp với mục đích hoạt động của ngân hàng và ngày càng hướng tới mô hình quản lý hiện đại đáp ứng Basel.

2.2.6 Nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng a.Rủi ro về lãi suất

Đây là một trong những rủi ro cơ bản, phát sinh khi lãi suất thị trường biến động bất lợi gây tổn thất đối với thu nhập ròng từ lãi, giá trị kinh tế vốn (thuộc Sổ ngân hàng) và giá trị danh mục kinh doanh (thuộc Sổ kinh doanh) của ngân hàng.Để quản lý rủi ro lãi suất, BIDV đã ban hành đầy đủ các chính sách, quy định nội bộ, áp dụng hầu hết các công cụ và hạn mức quản lý rủi ro tương ứng với từng Sổ theo thông lệ.

b.Rủi ro về ngoại hối

Rủi ro ngoại hối phát sinh từ những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái gây ra sự sụt giảm giá trị đối với trạng thái ngoại tệ mà BIDV nắm giữ. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối, góp vốn liên doanh, đầu tư ra nước ngoài của BIDV đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động tỷ giá trên thị trường. Để quản lý rủi ro ngoại hối,

BIDV đã ban hành đầy đủ các chính sách, quy định nội bộ; thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch ngoại hối; xây dựng các công cụ đo lường và kiểm soát rủi ro ngoại hối theo thông lệ như Giá trị chịu rủi ro (VaR), Hạn mức dừng lỗ, Vốn yêu cầu tối thiểu, Kiểm nghiệm giả thuyết (backtest), Kiểm tra sức chịu đựng (stress test)… Bên cạnh việc theo dõi, kiểm soát tuân thủ hạn mức đối với các chỉ tiêu hiện có, BIDV cũng thường xuyên thực hiện nghiên cứu, đổi mới các phương pháp đo lường, phân tích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro. Cụ thể, BIDV đã cải tiến phương pháp backtest bằng việc xem xét sự tương quan giữa các thời điểm phát sinh điểm ngoại lệ bên cạnh phương pháp tiếp cận đèn giao thông (chỉ xét đến số lần phát sinh điểm ngoại lệ) của Basel II, từ đó nâng cao hiệu quả việc đánh giá tính chính xác của mô hình VaR.

c. Rủi ro giá cả hàng hóa

Năm 2007, BIDV đã chính thức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hoá phái sinh. Ngày 30/5/2018, BIDV được NHNN cho phép bổ sung hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa. Việc cung cấp các giải pháp tài chính phái sinh, BIDV giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa và đem lại nguồn thu tốt cho ngân hàng. Năm 2018, là lần thứ 6 liên tiếp BIDV nhận được giải thưởng “ Ngân

hàng cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh tốt nhất” do Tạp chí Asia Rick trao tặng & BIDV là ngân hàng Việt Nam duy nhất nhận được giải thưởng này.

d.Rủi ro giá cả chứng khoán

Ngân hàng tập trung đầu tư dưới dạng góp vốn thành lập các công ty cổ phần, tham gia đấu giá chào bán ra công chúng lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước tốt và sẽ hiện thực hoá lợi nhuận vào thời điểm thuận lợi. Giá chứng khoán năm qua có nhiều biến động, đa phần các khoản đầu tư của ngân hàng đều mang tính dài hạn và sẽ chỉ được xác định hiệu quả sau từ 2 đến 3 năm đầu tư. Năm 2017, BIDV thu được 694 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán. Đến cuối năm, BIDV nắm giữ 8.290 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh của Chính Phủ và 135.256 tỷ đồng chứng khoán đầu tư.

2.3 Phân tích SWOT về năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

TT Điểm mạnh Điểm yếu

1 Quy mộ hoạt động lớn, tốc độ tăng trưởng ở mức cao nên BIDV vượt lên & duy trì vị trí dẫn đầu từ 2015 đến nay

Quy mô vốn CSH còn hạn chế so VCB, CTG do chưa phát hành cổ phiếu cho nhà đầ tư chiến lược dẫn tới hạn chế trong việc đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn (CAR), ảnh hưởng đến năng lực phát triển mạng lưới.

2 Tỷ lệ dư nợ TDH giảm mạnh trong 2017 cho thấy BIDV từng bước cơ cấu lại dư nợ cho vay theo thông lệ quốc tế, giảm thiểu mức độ rủi ro tín dụng

Tỷ lệ HĐV dân cư vẫn thấp so với các đối thủ. Tỷ lệ HĐV KKH thấp làm tăng chi phí vốn

3 Chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều

rủi ro. Nợ cơ cấu, nợ nhóm 2 còn lớn, lãi dự thu lớn đều là những yếu tố đe dọa đến sự ổn định của nguồn thu lãi.

4 Thu dịch vụ ròng luôn ở mức cao Các chỉ tiêu sinh lời còn thấp so với đối thủ. Lợi nhuận có nguy cơ bị 1 số NHTMCP vượt lên. Lãi suất bình quân đầu vào cao

5 Quản lý chi phí khá tốt

6 BIDV có hệ thống CNTT quy mô lớn và hiện đại hơn các ngân hàng lớn khác tại Việt Nam; luôn được đánh giá số 1 về chỉ số sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát triển CNTT.

Hệ thống ngân hàng cốt lõi SIBS (hiện đang trong quá trình nâng cấp, chuyển đổi thay thế) được đầu tư từ năm 2003 đã dần bộc lộ nhiều hạn chế so với các hệ thống Core hiện đại hiện nay, có nhiều khó khăn trong việc phát triển các SPDV mới, hiện đại. Đồng thời, còn có nhiều ứng dụng nhỏ lẻ ngoài Core, không đồng bộ, sử dụng mộtsố công nghệ đã cũ, thiếu kiến trúc tổng thể.

Cơ hội Thách thức

1 Mô hình quản lý tiến dần theo thông lệ quốc tế nên được các nhà đầu tư quan tâm, có khả năng tiếp thu & vận dụng nhanh kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài 2 Có dịp để phải tập trung tái cơ cấu

khoản vay theo hướng tăng khoản vay có rủi ro thấp để hỗ trợ hệ số CAR, đồng thời kiểm soát chất lượng tài sản

Vốn chủ sở hữu mỏng, cơ hội tăng các trưởng tín dụng không còn nếu không được nhà nước cấp vốn/không bán được cổ phần cho nhà đầu tư chiến.lược.

3 Với quy mô tài sản lớn, uy tín trên thị trường nên BIDV sẽ thu hút các các nguồn vốn giá rẻ thông qua các kênh vốn hỗ trợ của nước ngoài.

2.3.2 Vị thế năm 2017 của BIDV so với các đối thủ cạnh tranh

Các chỉ tiêu quy mô của BIDV khá tích cực khi cả 3 chỉ tiêu đều đứng số 1, tuy nhiên các chỉ tiêu hiệu quả và chất lượng tín dụng đứng thứ hạng thấp.

Bảng 2.15 Số thứ tự xếp hạng các chỉ tiêu quy mô & tài chính của các NH

Ngân hàng Tổng tài sản Vốn CSH/TTS nợ Huy động vốn LNTT CLTD ROA ROE BIDV 1 8 1 1 3 5 7 7 CTG 2 5 2 2 2 2 6 6 VCB 3 7 3 3 1 3 4 4 STB 4 3 4 4 8 8 8 8 ACB 6 6 5 5 7 1 5 5 MB 5 4 6 6 6 4 3 3 TCB 7 2 7 7 4 6 1 1 VPB 8 1 8 8 5 7 2 2

Nguồn:Báo cáo năng lực cạnh tranh BIDV 2013-2017

Năm 2017, BIDV dẫn đầu thị trường về quy mô hoạt động (tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn kể cả tiền gửi dân cư), đứng thứ 2 về thu dịch vụ ròng (sau TCB), khả năng thanh khoản tốt, chất lượng tín dụng ngày càng cải thiện, hiệu quả hoạt động tăng trưởng tốt & cải thiện theo hướng tích cực trong trong cơ cấu nguồn thu; đặc biệt hệ thống quản lý BIDV tiên tiến, theo hướng chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên nguồn vốn CSH thấp nên khả năng an tòan vốn thấp, luôn tiệm cận theo mức quy định của NHNN & có khả năng không đáp ứng quy định theo Basel II.

Tổ chức định hạng quốc tế Standard & Poor‟s (S&P)đánh giá cao vị thế, thương hiệu mạnh của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và dự kiến BIDV sẽ tiếp tục

duy trì sự ổn định cũng như vị thế vững chắc trên thị trường trong 12 tháng tới. S&P cũng nhận định BIDV đã tạo được niềm tin lớn với khách hàng nhờ vào quy mô lớn, lịch sử hoạt động và có sở hữu của Chính phủ. Điều này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Với việc đánh giá triển vọng ổn định, S&P thể hiện dự báo BIDV sẽ tiếp tục duy trì vị thế vững mạnh, khả năng sinh lời khá, xu hướng cải thiện của chất lượng tài sản trong vòng 12 – 18 tháng tới. Ngoài ra, S&P đánh giá BIDV có khả năng cao nhận được hỗ trợ từ Chính phủ nhờ vào tầm quan trọng lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Kết luận chƣơng 2

Từ những nội dụng trình bày và phân tích ở chương 2 với mục đích đánh giá thực trạng về năng lực tài chính của BIDV có đạt theo khung an toàn CAMELS.Có thể rút ra một số kết luận như sau:

(1) Giới thiệu về lịch sử hình thành BIDV.

(2) Phân tích thực trạng về năng lực tài chính của BIDV theo khung an toàn AMELS. Kết quả đánh giá cho thấy năng lực tài chính của BIDV là chưa đạt theo khung an toàn CAMELS, còn tồn tại nhiều điểm yếu như: quy mô vốn chủ sở hữu thấp;danh mục tài sản còn tập trung nhiều ở tài sản có mức độ rủi ro cao; hiệu quả kinh doanh thấp hơn so với một số NHTMNN…

(3) Phân tích SWOT về năng lực tài chính của BIDV & vị thế của BIDV trên thị trường.

Thông qua việc phân tích các nội dung trên là cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở chương 3 tiếp theo.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Mục tiêu, định htƣớng và kế hoạch nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơngmại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói riêng đến năm 2020

Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam cũng như giải phát triển khai các mục tiêu, định hướng đó nhằm xây dựng một thị trường tài chính ngân hàng lành mạnh, giúp các tổ chức tín dụng trong nước có thể đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng TCTD yếu kém để có số lượng các TCTD phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản.

Bên cạnh đó tiếp tục lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéovà sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các NHTM. Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên); có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á.

Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại. Phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý

tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

3.1.2 Định htƣớng và giải pháp cơ cấu lại các NHTMNN, xử lý nợ xấu a. Cơ cấu các NHTMNN

- Định hướng: các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, về thị phần, về khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, an toàn trong hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường và tuân thủ quy định pháp luật.

- Về giải pháp: các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải chủ động xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển vững chắc về năng lực tài chính, quy mô, hoạt động, có trình độ quản trị hiện đại và công nghệ tiên tiến, cụ thể:

Các NHTMNN phải tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bằng cách: (i)Tăng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) tiếp tục đẩy mạnh phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư theo nguyên tắc bảo đảm vai trò của nhà nước trong các NHTM do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% của tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Việc lựa chọn cổ đông chiến lược, đảm bảo có ít nhất một nhà đầu tư chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 78)