Giải pháp nâng cao khảnăng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96 - 97)

BIDV cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm duy trì và nâng cao khả năng sinh lời trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng, một mặt, BIDV cần tăng cường doanh thu, mặt khác cần quản lý chi phí hợp lý và hạn chế các khoản làm suy giảm lợi nhuận (như nợ xấu). Cụ thể:

- Tăng doanh thu bán hàng:

Hiện nay hoạt động kinh doanh của BIDV đã đạt được quy mô khá lớn, có nền khách hàng lớn cả bán lẻ và bán buôn. Nếu BIDV khai thác tốt hơn nữa nền khách hàng của mình, BIDV có thể đạt được sức tăng trưởng mới. Vì vậy BIDV cần thực hiện hiện các biện pháp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh BIDV thông qua thâm canh nền khách hàng hiện có và cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản về khách hàng, kỳ hạn, nguồn thu…, Trong đó BIDV cần đặc biệt quan tâm đến chiến lược bán chéo sản phẩm, nên xem xét đưa chỉ tiêu số lượng sản phẩm/1 khách hàng vào chỉ tiêu theo dõi hoạt động kinh doanh thường xuyên và thực hiện các đánh giá phân tích sâu hơn về hoạt động bán chéo sản phẩm nhằm khai khác triệt để nền khách hàng, tiết kiệm chi phí so với đi tìm khách hàng mới, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh:

+ Thiết kế lại các quy trình tác nghiệp để giảm công suất thừa; chuyển đổi phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng & định hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử để giảm nhân sự khối tác nghiệp (back office), tăng cường cán bộ kinh doanh (font office) để nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Tăng cường quản lý chi phí hiệu quả, cải thiện khả năng sinh lời thông qua việc phân giao kế hoạch tiết kiệm chi phí đến từng đơn vị, gắn với trách nhiệm trong triển khai của người đứng đầu đơn vị; đồng thời, nghiên cứu xây dựng các cơ chế khoán chi phí nhằm giảm thiểu lãng phí, nâng cao trách nhiệm của CBCNV trong việc sử dụng tài sản, nguồn lực của BIDV.

- Nâng cao chất lượng tín dụng: nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu dẫn đến chi phí dự phòng rủi ro thấp, làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy việc kiểm soát chất lượng, hiệu quả tín dụng phải thực hiện thường xuyên, các Chi nhánh trong hệ thống

cần rà soát khách hàng tiềm ẩn, danh mục nợ xấu, nợ quá hạn, nợ kéo nhóm CIC, lãi dự thu không đủ điều kiện dự thu để kịp thời có biện pháp đôn đốc, thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 96 - 97)