Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98)

3.3. Mộtsố kiến nghị để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BID

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Sau thời gian thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012. cho thấy việc cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: (i) các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát; (ii) hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động cơ cấu lại; (iii) sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước; tình trạng lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn thao túng ngân hàng đã được nhận diện và xử lý một bước cơ bản; (iv) năng lực tài chính, quy mô hoạt động của TCTD đã được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; (v) khuôn khổ pháp lý về

hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước phù hợp hơn với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam.3

Song hệ thống các TCTD vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trước yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng quy định theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017. Đề án có đề cập đến việc bố trí nguồn để tăng vốn điều lệ đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, vì vậy nội dung này phải được sớm trình Quốc hội thảo luận & quyết định trong kỳ họp sắp tới.

Sớm ra văn bản cho phép NHTMNN phát hành cổ phiếu trả cổ tức (theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp sơ kết một năm triển khai Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội và Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính Phủ), hiệu lực từ năm 2017.

Chỉ đạo các Bộ, Ngành sớm ban hành chương trình/kế hoạch hành động cụ thể triển khai Đề án 1058; trong đó chính quyền địa phương phải thực hiện phối hợp, hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo của các khách hàng chây lỳ. Đề nghị nội dung này phải sớm được triển khai đến cấp UBND/công an xã, huyện để hỗ trợ Ngân hàng xử lý tài sản khi có đề nghị.

Về phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, tác giả đồng ý với phát biểu của TS. Cấn Văn Lực “Nhà nước phải tạo điều kiện cho các NHTM tăng vốn và đây cũng là thực hiện một trong những nội dung quan trọng của Đề án 1058, do đó cần phải đẩy nhanh tốc độ phê duyệt nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Vì nhà đầu tư nước ngoài không thể kiên nhẫn chờ đợi quá lâu và các ngân hàng Việt Nam sẽ bỏ qua mất cơ hội quan trọng này. Hiện tại, gọi vốn đầu tư nước ngoài đang được xem là con đường ngắn nhất và mang lại giá trị cao trong bối cảnh hiện nay khi mà khó có thể tìm được tổ

3

Trích dẫn bài viết “Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD” đăng trên Thời báo Ngân hàng ngày 01/8/2018.

chức trong nước có nguồn lực tài chính mạnh rót vốn đầu tư vào ngân hàng như giai đoạn trước kia”.

3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà ntƣớc

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, ngân hàng nước ngoài. Theo Thông tư này, để đảm bảo tính tuân thủ Basel II, các ngân hàng không những cần đáp ứng các yêu cầu về phương pháp tính toán vốn mà còn cần đảm bảo có hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu hiệu quả và một số quy định định tính tối thiểu liên quan đến chính sách QLRR và công bố thông tin ra bên ngoài.

Để áp dụng thành công Basel II, các ngân hàng phải có hệ thống dữ liệu chính xác, đáng tin cậy và kịp thời. Việc kiểm tra chất lượng của dữ liệu và đối chiếu dữ liệu là một thách thức trong quá trình triển khai Basel II nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu và cản trở lớn nhất đối với đa số các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân hàng lõi khác nhau, thậm chí có ngân hàng còn có những kho dữ liệu khác ngoài hệ thống ngân hàng lõi như excel, hồ sơ... có thể dẫn đến các báo cáo chiết xuất rời rạc, không chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật.

Chi phí thực thi Basel II sẽ khá lớn. Theo kinh nghiệm triển khai Basel II của một số tổ chức tín dụng (TCTD) trong khu vực châu Á đã triển khai dự án Basel II, tổng chi phí từ 15 - 40 triệu USD, tùy theo quy mô, mức độ và yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, mỗi ngân hàng phải có sự tính toán chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh quá lớn. Điều này cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai Basel II. NHNN cần đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết về mặt yêu cầu nội dung để ngân hàng căn cứ thực hiện cũng như có lộ trình triển khai phù hợp.

Về đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II, NHNN đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội để sửa đổi bổ sung theo hướng cho phép các ngân hàng có vốn Nhà nước được đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn. Cùng đó, các Bộ ngành liên quan được kiến nghị bố trí nguồn để NHTM có thể tăng vốn sau khi được phê duyệt. BIDV là ngân hàng

luôn đi đầu trong thực thi chính sách tiền tệ, có vai trò điều tiết thị trường nên ưu tiên cấp vốn cho BIDV.

Về công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng được tăng cường, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh tra giám sát ngân hàng tiếp tục đươc hoàn thiện. Tuy nhiên hoạt động thanh tra giám sát của NHNN còn một số hạn chế: (i) chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, một số TCTD phát sinh vi phạm lớn nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn; (ii) chưa phát hiện các tiềm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các TCTD, chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống; (iii) việc tổng hợp, xử lý thông tin và phối hợp của cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng với Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) chưa phát huy được hiệu quả trong hoạt động giám sát của các TCTD.

Để hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng phát huy hiệu quả, góp phần giúp các NHTM phát hiện rủi ro để phòng nghừa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tác giả có một số kiến nghị:

- Thanh tra NHNN nên xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với kiểm soát nội bộ của các TCTD, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại các TCTD.

- NHNN giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/ QĐ-TTg ngày 1/3/20119/7/2017) và Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời theo đúng mục tiêu, định hướng và quy định của pháp luật.

- Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của NHNN đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ngành ngân hàng của các TCTD.Nâng cao chất lượng, số lượng và năng lực, đạo đức thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

Kết luận chƣơng 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính đối với BIDV, đó là cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: tăng cường vốn chủ sở hữu; tích cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng quản lý…, và các kiến nghị từ Chính phủ, NHNN về các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho BIDV. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích bao gồm:

(1) Nêu ra mục tiêu, định hướng và kế hoạch nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV đến năm 2020 của Chính phủ.

(2) Đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính đối với BIDV. (3) Đề xuất 4 kiến nghị đối với Chính phủ và 4 kiến nghị đối với NHNN.

KẾT LUẬN

Hiện nay, BIDV vẫn khẳng định vị thế của một NHTMNN hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, trên bình diện khu vực và thế giới, năng lực của BIDV còn vô cùng nhỏ bé, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính là rất cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Khái quát được cơ sở lý luận về năng lực tài chính, hệ thống chỉ tiêu phân tích năng lực tài chính. Đồng thời, luận văn cũng đã nêu được sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của NHTM trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Hai là: Phân tích rõ thực trạng năng lực tài chính của BIDV trên cơ sở mô hình phân tích CAMELS đã đề cập tại chương 2.

Ba là: Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV trong giai 2017-2020 và kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như là những điều kiện cần để hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính của NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.

Tuy nhiên, để có thể duy trì vị thế ngân hàng hàng đầu Việt Nam và vươn tới tầm khu vực, BIDV cần đưa ra định hướng, chính sách và các biện pháp thực hiện đồng bộ và toàn diện nhằm nâng cao năng lực tài chính nói riêng, năng lực cạnh tranh nói chung của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tiếng việt

Chính phủ 2010, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010

Chính phủ 2013, Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 20 tháng 10 năm 2013 của NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM.

Chính phủ 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập DPRR và sử dụng DPRR trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Chính phủ 2017, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Diệp Bình 2008, Tăng vốn Ngân hàng: Kế hoạch nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu, truy cập tại <http://vietnambiztang/-von-ngan-hang-ke-hoach-nhieu-nhungthuc- hien-chang-bao-nhieu-72332.htlm>[ truy cập ngày 10/08/2018]

Đỗ Hoài Linh 2015, „Bàn về Thông tư 36 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng‟, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 15 (tháng 8/2015) ,Trang 29-30.

Hà Thị Thu Phương 2018, Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nang-caonang-luc-tai- chinh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-131555.html>[ truy cập ngày 20/08/2018]

Ngân hàng Nhà nước 2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 10 năm 20140 của NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động các

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên BIDV các năm 2015-2017.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của BIDV các năm 2015-2017.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo năng lực cạnh tranh BIDV 2013-2017.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết 2016,2017 của BIDV.

Nguyễn Thị Việt Hà 2010, Năng lực tài chính BIDV giai đoạn hậu Hội nhập WTO – Thực trạng & giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương.

Nguyễn Thị Thu Thảo 2010, Nâng cao năng lực tài chính tại ngânhàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ,Đại học kinh tế TP HCM.

Phan Thị Hằng Nga 2013, Năng lực tài chính các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TPHCM.

Phan Thị Hằng Nga và Hoàng Thái Hưng 2013, „ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam‟, Tạp chínghiên cứu tài chính marketing, số 16 (tháng 07/2013), trang 39.

Trần Thị Kim Thảo 2015, Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ, Đại học Tài chính Marketing.

Trần Thành Quảng 2005, „Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM nhà nước‟, Tạp chí thị trường tài chính – tiền tệ,số 17 (tháng 7/2005), trang 16–18.

Thanh Thủy 2018, Có thể tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn từ cổ tức trong năm nay, truy cập tại<http://ndh.vn/pho-thu-tuong-co-the-tang-von-cho-cacngan- hang-thuong-mai-co-von-nha-nuoc-tu-co-tuc-trong-nam-

nay20180828093631267p149c165.news>[ truy cập ngày 28/08/2018]

Thời báo Ngân hàng 2018, Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/noi-dung-co-bancua-luat- sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-cac-tctd-71784.html>[ truy cập ngày 10/08/2018]

Danh mục tiếng Anh

John Tatom 2008, “Predicting failure in the commercial bankingindustry‟, Networks Financial Institute at Indiana State University, vol. 05, no. 2, pp.1-31.

Phụ lục 1

Hình 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức tại các Chi nhánh BIDV

Hình 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức tại các Chi nhánh BIDV

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2017

BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 98)