Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 35 - 37)

- Nếu 2n tính theo cơng thức trên >  20.5 tra bảng với bậc tự do r 1 (r là số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng, m là số tổ sau kh

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.14.1. Khí hậu

Khí hậu vùng Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình, mức độ ảnh hưởng của biển, lớp phủ thực bì... nhất là hoạt động của các khối khí đồn, chế độ gió, độ ẩm, chế độ nhiệt, bức xạ, bão và chế độ nước dâng do bão... đã ảnh hưởng rất lớn đến chế độ khí hậu của Cát Bà. Qua số liệu khí hậu do các trạm khí tượng Bạch Long Vĩ, Cô tô, Hịn Gai, Phủ Liễn và Hịn Dấu cung cấp thì đặc trưng về chế độ khí hậu Cát Bà như sau:

* Tính chất nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và một mùa đông lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

* Tính biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu do sự luân phiên tranh chấp của các khối khơng khí có bản chất khác nhau. Khi khơng

khí lạnh tràn về thì chỉ sau 1 ngày đêm (24 tiếng đồng hồ) nhiệt độ khơng khí có thể giảm từ 8 - 10oC. Khi áp thấp nóng phía Tây xâm lấn thì thời tiết rất khơ nóng, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 37 - 40oC. Khi khơng khí xích đạo chi phối mạnh lại gây nên thời tiết nóng, ẩm, dễ có dơng và mưa lớn do áp thấp nhiệt đới hoặc bão.

* Là đảo ven bờ, khu vực Cát Bà còn chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh của biển dưới tác động của chế độ gió đất - biển có tác dụng điều hịa khí hậu, tạo nên mùa đông ẩm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.

3.1.4.2. Đặc điểm thủy văn, Hải văn * Đặc điểm thủy văn:

Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo khơng phát triển. Những dịng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/ s (mùa mưa 7,5 lít/ s), mùa khơ 2,5 l/s). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 - 2000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1000m3/ ngày.

* Đặc điểm hải văn

- Thủy triều và mực nước: Thủy triều có tính nhật triều đều rõ ràng (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng). Biên độ cực

đại gần 4m. Do ảnh hưởng của địa hình nên thường chậm pha hơn Hịn Dấu đến 30'.

Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường (mỗi kỳ 11 - 13 ngày) Biên độ giao động 2,6 - 3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém (mỗi kỳ 3 - 4 ngày, có biên độ 0,5 - 1m). Trong năm, biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và 11, 12. Nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9.

- Sóng vùng Cát Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đơng Bắc và Đơng Nam. Trung bình 0,5 - 1m. Lớn nhất có thể đạt tới 2,8m.

- Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh; chảy về bến Gót ở bên phải và chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s. Dịng triều xuống có hướng ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)