Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 69 - 71)

- Nếu 2n tính theo cơng thức trên >  20.5 tra bảng với bậc tự do r 1 (r là số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng, m là số tổ sau kh

4.4.3. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Lớp cây bụi thảm tươi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Đặc biệt có ảnh hưởng trong lĩnh vực cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng, khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi thảm tươi phát triển thuận lợi tạo điều

kiện cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ sinh trưởng tốt, nhưng nó lại là sự cản trở cho cây tái sinh trong khi lớn lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, do tốc độ phát triển cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó sẽ lấn át cây tái sinh. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.18

Bảng 4.18: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên ở các trạng thái nghiên cứu

Trạng thái rừng Đặc điểm

IIB IIIA1 IIIA2

Cây bụi

Loài cây chủ

yếu Song mật, Mua

bà, Lấu, Cọc dậu, Ớt sừng… Mây nếp, Cọc dậu, Lấu, Găng, Mua bà, Ớt sừng,… Mua bà, Song mật, Sẹ, Lấu, Mây nếp, Găng,…

N/ha (cây, bụi) 4825 3940 3156

H (m) 1,45 1,2 1,3

Độ che phủ % 36,4 30,8 25,2

Thảm tươi

Loài phổ biến Cỏ lá tre, cỏ chỉ, bùm bụp, Dương xỉ, Cỏ gà… Cỏ lá tre, Cỏ tranh, cỏ chit, Cỏ gà, Dương xỉ, Đơn buốt… Đơn buốt,, Cỏ lá tre, Lụi, Dương xỉ, Trinh nữ… H (m) 0,6 0,45 0,38 Độ che phủ % 34,5 32,8 28,7 Tái sinh Mật độ (N/ha) 9413 8880 8427 Số cây triển vọng 1360 1173 907 Tỷ lệ cây triển vọng (%) 14,45 12,46 10,76

Ở trạng thái IIB xuất hiện một số loài cây bụi như: Song mật, Mua bà, Lấu, Cọc dậu, Ớt sừng, Lau, .... ngồi ra cịn bắt gặp các lồi cỏ tranh, Chít, Cỏ lá tre, Cỏ gà... ở những chỗ ẩm hơn bắt gặp loài Cỏ ba cạnh và một số loài của chi Papalum và Eleusine. đặc biệt còn bắt gặp những bụi Giang, Sẹ và nứa. Một số loài dây leo như Dây củ mài, Dây củ nâu, Trầu không rừng...

Trạng thái IIIA1 tầng cây bụi có rất nhiều lồi và cá thể cây,trong đó phổ biến nhất Cỏ lào, Cỏ đuôi ngựa, Bồ cu vẽ... Riêng tầng thảm tươi có nhiều loại cỏ ưa sáng như Cỏ lào, Cỏ hoa, Cỏ lá tre, Cỏ tranh, Đơn buốt, Cỏ lau, Cỏ chít, Cỏ trinh nữ...

Trạng thái IIIA2: Cỏ tranh và các loại cỏ khác như cỏ Chít, cỏ lá tre. Cỏ sâu róm, Cỏ cứng, Sậy nhỏ, Lau, Cỏ gà... ở những chỗ ẩm hơn gặp một số loài cỏ ba cạnh và một số loài của chi Papalum và Eleuine. Lớp cây bụi tronủitạng thái này chủ yếu gặp Sim, Bồ cu vẽ, ngồi ra cịn thấy có Mua (3 lồi), Găng (3 lồi)...

Nhóm cây khí phụ sinh ít gặp, chỉ có một vài lồi thuộc họ Loranthaceae và Moraceae, một số lồi của ngành Dương xỉ.

Tóm lại, hầu hết lớp cây bụi thảm tươi trong các trạng thái ngiên cứu đều sinh trưởng khá mạnh. Mặc dù lớp cây bụi, thảm tươi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ tàn che nhưng chúng lại là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng chúng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây triển vọng không cao do tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và dần dần sẽ lấn át cây tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)