Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 64 - 66)

- Nếu 2n tính theo cơng thức trên >  20.5 tra bảng với bậc tự do r 1 (r là số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng, m là số tổ sau kh

4.3.6. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Tái sinh tự nhiên có một đặc trưng rất phổ biến là phân bố của chúng trên mặt đất không đều, tạo ra chỗ nhiều cây tái sinh, chỗ ít hoặc khơng có tái sinh. Vì thế, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc xúc tiến tái sinh tự nhiên để tái tạo rừng. Sự phân bố cây tái sinh phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học, sinh thái học của từng lồi, phụ thuộc vào khơng gian dinh dưỡng, nguồn gốc gieo giống tự nhiên.Ngoài ra, nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình lợi dụng khả năng TSTN để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên bề mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của lồi cây và khơng gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên. Thực tế cho thấy có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.

Nghiên cứu phân bố tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều tiết hình thái phân bố cây tái sinh hợp lý. Hình thái phân bố cây tái sinh được xác định bằng tiêu chuẩn . Kết quả xử lý theo từng trạng thái và được tổng hợp trong bảng 4.15

Bảng 4.15: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất Trạng thái Xbq S 2 Hình thái phân bố IIB 23,87 25,55 1,07 Phân bố cụm IIIA1 22,2 36,74 1,65 Phân bố cụm IIIA1 21,13 27,26 1,29 Phân bố cụm

Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cho thấy, cả ba trạng thái cây tái sinh có hình thái phân bố cụm. Vì vậy, các giải pháp thúc đẩy tái sinh tự nhiên trong khu vực cần chú ý để điều chỉnh mạng hình phân bố của cây tái sinh từ phân bố cụm trở về phân bố đều, tạo không gian gian dinh dưỡng cho các cây trong quần thể, giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cây tái sinh với nhau nhằm rút ngắn thời gian phục hồi rừng, cải thiện chất lượng rừng phục hồi.

*Từ kết quả nghiên cứu về tái sinh, có thể rút ra một số nhận xét chung là:

- Sau một thời gian phục hồi, số lượng và chất lượng cây tái sinh đảm bảo cho rừng đủ khả năng phục hồi, mặc dù các loài cây kém giá trị cịn nhiều, lồi có giá trị ít nhưng đây mới là giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nên những lồi cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh có nhiều cơ hội phát triển. - Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, chất lượng chủ yếu tập chung vào cấp chất lượng tốt và trung bình, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, cần có biện pháp chăm sóc cây tái sinh có triển vọng.

- Cây rừng phân bố cụm đã tạo cho rừng nhiều chỗ có quá nhiều tái sinh, có chỗ lại ít tái sinh. Vấn đề đặt ra là phải điều tiết mật độ cây tái sinh và phân bố của chúng trên bề mặt đất cho thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)