- Nếu 2n tính theo cơng thức trên > 20.5 tra bảng với bậc tự do r 1 (r là số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng, m là số tổ sau kh
4.5.2. Giải pháp về mặt xã hộ
Tuy nhiên, để các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã đề ra có thể thực hiện được đối với các trạng thái rừng thuộc vùng đẹm VQG Cát Bà và được chấp nhận, chúng ta không thể bỏ qua những điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương. Như vậy khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải xem xét đến khả năng đầu tư vốn, khả năng về nhân lực, trình độ hiểu biết về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật canh tác truyền thống của người dân, khả năng tiếp
nhận tiến bộ kỹ thuật và kiến thức bản địa đều có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các biện pháp tác động vào rừng. Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên mang tính chất tổng hợp, ngoài những giải pháp thuần tuý về kỹ thuật còn phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội. Ở khu vực nghiên cứu phần lớn các diện tích rừng đều đã trải qua những tác động do con người tiến hành như khai thác, chặt phá, đốt nương làm rãy,... gây ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất và tính ổn định của rừng.
Những ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi ở các địa phương trong thời gian qua chủ yếu là do đời sống của người dân còn nghèo - đây là thách thức chính trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở các địa phương. Người dân vẫn phát nương làm rẫy nhằm tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình. Vấn đề thiếu gỗ, thiếu chất đốt của các hộ gia đình tại địa phương cũng như các vùng lân cận dẫn đến nạn khai thác, chặt phá rừng. Cũng vì mất rừng mà nguồn nước ở các địa phương bị khan hiếm, đất đai khô cằn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt nên ảnh hưởng đến đời sống của người dân... Vì vậy, để thực hiện thành công các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm phục hồi và phát triển rừng nhất thiết phải tiến hành đồng thời các giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội.