Ảnh hưởng của độ dốc đến tái sinh tự nhiên các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 71 - 74)

- Nếu 2n tính theo cơng thức trên >  20.5 tra bảng với bậc tự do r 1 (r là số tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng, m là số tổ sau kh

4.4.4. Ảnh hưởng của độ dốc đến tái sinh tự nhiên các trạng thái rừng

Độ dốc là một nhân tố địa hình có ảnh hưởng đến tái sinh rừng, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi. Đề tài nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở ba cấp độ: dưới 200, 20 - 300 và trên 300.

Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu tái sinh tự nhiên ở các độ dốc khác nhau

Trạng thái Độ dốc

Mật độ tái sinh theo cấp chiều

cao (cây/ha) N/ha

(cây) Phẩm chất (cây/ha) Tỷ lệ CTV (%) <0,5m 0,5-1m 1-1,5m >1,5m Tốt TB Xấu IIB < 200 2746 1024 876 960 5606 3504 2160 1308 13,14 20-300 1867 923 617 400 3807 1536 560 345 10,50 IIIA1 20-300 3899 1887 1484 1106 8880 4377 2842 1157 12,46 IIIA2 20-300 1986 1028 942 574 4530 2561 1920 658 12,67 > 300 2014 972 578 333 3897 1840 1173 276 8,54

Kết quả bảng 4.18 cho thấy, trạng thái IIB ở độ dốc dưới 200 mật độ tái sinh (5606 cây/ha), chất lượng cây tái sinh tốt (3405 cây/ha), tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (13,14%) cao hơn mật độ tái sinh (3807 cây/ha), chất lượng cây tái sinh tốt (1536 cây/ha), tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (10,05%) ở độ dốc 20-300. Và ở trạng thái IIIA2 khi cấp độ dốc tăng từ 20-300 đến trên 300 thì mật độ, chất lượng và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng cũng giảm xuống

Nhận xét: Trong khu vực nghiên cứu, ở cùng một trạng thái rừng khi độ dốc thay đổi thì mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng đều có sự thay đổi theo. Khi độ dốc càng tăng lên thì các giá trị trên đều có xu hướng giảm xuống.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi số lượng và chất lượng cây tái sinh là do sự liên quan giữa độ dốc và xói mịn, rửa trơi. Độ dốc càng lớn thì mức độ xói mịn, rửa trôi càng mạnh và lượng vật chất bị bào mịn càng nhiều, trong đó gồm cả hạt giống mới được phát tán đến và cây mầm. Vì vậy trong các quần xã thực vật mới phục hồi, ở nơi địa hình dốc có số lượng, chất lượng cây tái sinh kém hơn so với nơi có địa hình bằng phẳng.

Kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh trong điều kiện đai cao, đất, nguồn giống tương tự nhau thì ở nơi có độ dốc càng lớn q trình phục hồi rừng càng khó khăn, và ngược lại. Bởi vậy, khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng ở nơi có độ dốc cao cần dành ưu tiên cho các giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, hoặc làm giàu, nuôi dưỡng rừng. Cần tiến hành trồng rừng ở một số nơi có điều kiện cực đoan như: cỏ Tranh, trảng cỏ xen cây bụi, Giang...

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm xúc tiến khả năng tái sinh của rừng

Các trạng thái rừng có tổ thành khá phong phú, thường có từ 11 đến 18 lồi tham gia trên diện tích điều tra 1000m2. Nhiều lồi cây có giá trị cao như Kim giao, Lát hoa,Trám đen... nhưng số lượng cịn rất ít. Rừng thường có độ

tàn che thấp. Mật độ tái sinh dưới tán rừng khá cao cao (trên 8000 cây/ha) nhưng chất lượng và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng thấp. Vì vậy cần có một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào các rừng để cây rừng có thể phục hồi nhanh hơn. Sâu đây là một số giải pháp để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 71 - 74)