1.2.3.1. Nghiên cứu gieo ươm các loài cây thân gỗ.
1.2.2.1.1. Ảnh hưởng của xử lý hạt giống tới nảy mầm.
Ở Việt nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm cây thân gỗ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:
Lê Đình Khả (1991) khi nghiên cứu xử lý hạt Lim xanh cho thấy: khi cắt một phần vỏ hạt và ngâm 5 giờ trong nước ấm 40oC thì có tỷ lệ nảy mầm là 100%.
Trần Hữu Biển, Vũ Thị Lan (2012) khi nghiên cứu về tỷ lệ nảy mầm của hạt Lò bo đã kết luận: Công thức xử lý hạt tốt nhất là ngâm trong nước ám 60oC trong 1 giờ cho tỷ lệ tỷ mầm cao nhát (85%) sau 4 ngày và thế nảy mầm sau 2 ngày đạt 55% [5].
Nguyễn Ngọc Minh (2011) cho rằng: Phương pháp kích thích nảy màm có hiệu quả tốt nhất đối với Hồ đào là rửa sạch hạt giống và ngâm nước ấm 35oC để nguội dần trong thời gian 10 giờ [21].
Ngoài những nghiên cứu trên còn rát nhiều nghiên cứu về các lọại hạt khác nhau và cách xử lý khác nhau để đạt tỷ lệ nảy mầm cao và chất lượng tốt nhất.
1.2.2.1.2. Nghiên cứu vai trò của ánh sáng đến cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến cây con trong giai đoạn vườn ươm. Một vài công trình tiêu biểu như sau:
Đặng Thịnh Triều (2003) đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng cho cây Vạng trứng trong giai đoạn vườn ươm và đã kết luận: ở mức độ che 20% cường độ ánh sáng sẽ cho sinh trưởng chiều cao và tổng khối lượng khô của cây con đạt mức cao nhất [28].
Hà Thị Hiền (2008) khi nghiên cứu chế độ ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng cây Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Hòa Bình đã kết luận: Dẻ đỏ trong giai đoạn 0 – 1 tuổi thì che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất, giai đoạn 1 – 2 tuổi che 50% ánh sáng trực xạ là tốt nhất [11].
Hà Thị Mừng (2010) khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Kháo vàng, Giáng hương đã cho thấy: Tỷ lệ che sáng thích hợp cho Kháo vàng từ 1 – 6 tháng tuổi là che 75%, giai đoạn 7- 4 năm tuổi là 50%. Giáng hương tỷ lệ thích hợp cho cây 6 tháng tuổi là 50%, 12 tháng tuổi là 25%, 2 năm tuổi là 100% ánh sáng tự nhiên [15].
Đoàn Đình Tam (2011) đã nghiên cứu chế độ che bóng đối với cây Vối thuốc ở gia đoạn vườn ươm cho thấy: giai đoạn 3 tháng tuổi là 50%, 6 – 12 tháng tuổi là 25% [26].
Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định nhu cầu ánh sáng của cây con trong giai đoạn vườn ươm các kết quả đều cho thấy: Che sáng có tác dụng làm giảm tác động cực đoan của điều kiện môi trường đến sinh trưởng của cây con và đa số cây con trong giai đoạn vườn ươm cần được che sáng.
1.2.2.1.3. Nghiên cứu vai trò của phân bón trong giai đoạn vườn ươm.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng Ni tơ không cao nhưng thiếu Nito cây không thể tồn tại. Nito là thành phần quan trọng cấu tao nên axit amin và từ axit amin tổng hợp nên các protein trong cơ thể thực vật. Nito có mặt trong axit nucleic tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp thực vật.
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa và sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp lân sẽ tăng tính kháng chịu với môi trường...
Kali (K) đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, đồng hóa cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+ giúp cây tăng sức đề kháng chống đổ ngã.
Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000) đã bón lót supe lân, clorua kali, sulphat amon với tỷ lệ từ 0 – 6% với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, tác giả sử dụng phân chuồng hoai với liều lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu [24].
Lê Văn Sơn và Nguyễn Duy Tiến, (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây Re gừng đã cho thấy: cây con re gừng được bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% (100g NPK hòa tan trong 2 lít
nước) có tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng tốt hơn tưới nước phân chuồng và không bón thúc [25].
1.2.3.2. Nghiên cứu về gieo ươm cây Sơn huyết.
Cũng như trên thế giới ở Việt Nam cũng chưa có tài liệu nào liên quan đến việc gieo ươm cây Sơn huyết.
1.2.4. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa.
Cây lá rộng bản địa trong rừng tự nhiên nước ta phải tính đến hàng ngàn loài, nhưng trong danh sách các loài cây trồng rừng lại rất ít các loài cây bản địa và nếu có thì qui mô ít hơn nhiều so với các loài thông và các loài nhập nội khác. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc về khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và kinh tế-xã hội. Về mặt khoa học tự nhiên thì: hiểu biết của chúng ta về nhu cầu sinh thái và phản ứng của các loài cây bản địa còn quá ít ỏi. Rất nhiều loài cây tồn tại trong rừng tự nhiên không thể đem trồng ở đất trống vì quan hệ khí hậu ở đó mâu thuẫn với yêu cầu sinh thái của chúng. Thường thì các loài cây lá rộng bản địa có giá trị kinh tế lại là những loài không thích hợp hoặc rất khó cho việc trồng rừng tập trung ở đất trống đồi núi trọc. Chỉ một số loài mà vốn bản tính tự nhiên đã ưa sáng, chịu được hạn như Mỡ (Manglieta glauca), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Xoan (Melia azedarach), hay những loài vốn đã sống trong các điều kiện lập địa cực đoan hoặc các vùng khí hậu bất lợi như các cây ở rừng khộp mới có khả năng trồng tập trung trên đất trống. Về mặt kinh tế-xã hội thì các loài cây lá rộng bản địa thường có chu kỳ sinh trưởng rất lâu mới cho sản phẩm, vốn đầu tư bị chôn lâu hơn nhiều so với các cây nhập nội sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả kinh tế mang lại nhanh hơn.
Thời gian qua đã có một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thử nghiệm khôi phục, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới (TTLNNÐ) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam và Sở NN-PTNT Gia Lai. như các loài Giổi, Quế, Dầu rái, Hông…tại các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kaknak, Sông Kon…với diện tích khoảng từ 100 – 300 ha trồng khảo nghiệm. Cũng là loại cây bản địa Tây Nguyên, Dầu rái được trồng thử nghiệm ở cả hai vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn có nhiệt độ trung bình hằng năm tương ứng chỉ có điều mùa khô hạn giữa hai vùng có sự khác nhau. Khảo nghiệm của các nhà chuyên môn cho thấy, khôi phục và phát triển rừng địa bàn này bằng cây dầu rái theo phương thức băng chặt rộng đối với đất trống, đồi núi trọc (mật độ 500 cây/ha với Đông Trường Sơn) và trồng hỗn giao với các loại cây khác trên đất rừng bị thoái hóa (mật độ hơn 1.000 cây/ha với Tây Trường Sơn). Dầu rái là loại cây gỗ cao lớn, sinh trưởng nhanh (chiều cao đạt 1 - 1,5 m/năm, đường kính 1,5 - 2 cm/năm); gỗ thường được dùng trong xây dựng làm ván tàu thuyền và có giá trị xuất khẩu cao. Hông cũng được trồng thử nghiệm tại Lâm trường Mang yang II và Kon Chro, Chư Prông, Pleiku. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây hông thích hợp với trồng xen theo mô hình nông - lâm kết hợp. Ngoài ra còn có các loại cây như xoan mộc, gáo vàng, gòn mò cua... cũng được Sở NN-PTNT Gia Lai chú ý gây trồng. Đã có đề tài Nghiên cứu đặc tính sinh học và xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm góp phần có thêm nguồn giống mới, phù hợp với điều kiện địa phương và đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Từ năm 1990 trồng rừng ở nước ta đã chú trọng đến các cây bản địa. Hầu hết các địa phương trồng rừng cây bản địa đều tập trung theo hướng “trồng dưới tán rừng”. Đến nay các diện tích rừng này cần được xử lý tầng cây cao để giải phóng cây bản địa khỏi bị ức chế. Một số nơi như Vườn Quốc Gia Đền Hùng, Ba Vì, Cát Bà … đã tác động mạnh vào tầng cây cao để giải phóng cho cây dưới tán rừng. Tuy nhiên vì thiếu những cơ bản và hệ thống nên cơ sở lý luạn của tỉa thưa rừng nhằm mục đích chăm sóc cây trồng dưới
tán vẫn chưa được làm sáng tỏ, hiệu quả của những tác động này đến cây trồng dưới tán có sự thay đổi khác nhau và chưa thể dự đoán được. Mặc dù vậy, đây cũng là những kinh nghiệm quý báu, những bài học ban đầu để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của tỉa thưa rừng cho việc chăm sóc cay bản địa dưới tán rừng [24].
Năm 1906, Trần Nguyên Giảng, Lê Cảnh Huệ, Lưu Phạm Hoành… đã nghiên cứu thử nghiệm về cải tạo và làm giàu rừng bằng loài cây bản địa như Lim xanh, Chò nâu, Vạng trứng, Ràng ràng mít, Bồ đề … theo phương thức chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán [18].
Trần Nguyên Giảng, Trần Xuân Tiếp, Lê Xuân Tám đã đưa ra kỹ thuật gây trồng và phục hồi cây bản địa nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình tu bổ lại tầng cây cao có giá trị trong lâm phần rừng. Trong công trình nghiên cứu này tác giả Trần Nguyên Giảng đã xây dựng thành công mô hình trồng hỗn loài cây bản địa dưới tán cây phù trợ và đã có báo cáo tổng kết sơ bộ về tình hình sinh trưởng của rừng ở khu vực nghiên cứu [24].
Giẻ đỏ và Kháo vàng là hai loài cây bản địa đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp dùng để cải tạo rừng nghèo kiệt tại khu vực Vũ Lễ (Bắc Sơn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên) từ những năm 1972. Sau năm 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng cải tạo theo băng (15 - 30m) hoặc theo đám. Nhưng đến nay các Lâm trường đã giải thể mô hình bị tàn phá nên việc đánh giá rất khó khăn [24].
Cũng loài Giẻ đỏ và Kháo vàng được Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tiến hành nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ hỗn giao cây Giẻ đỏ và Kháo vàng cùng với bốn loài cây bản địa khác. Sau hai năm cho kết quả khả quan tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng khá hài hòa cũng các loài cây trồng khác. Tuy nhiên đề tài cũng gặp rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu thực nghiệm gây trồng và xây dựng
mô hình do thiếu cơ sở khoa học, thiếu các kết quả nghiên cứu cơ bản và toàn diện về đặc điểm sinh lý, sinh thái, cũng như các hướng dẫn kỹ thuật quy trình, quy phạm cây trồng [24].
Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng (1983 – 1985) đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp” Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp, trong đó có một số loài cây bản địa [20].
Nguyễn Minh Đức (1998) nghiên cứu sinh trưởng loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En đã nhận xét: Sự thay đổi cường độ ánh sáng dẫn tới sự thay đổi nhiệt độ từ đó làm thay đổi độ ẩm dưới tán rừng và điều này đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây rừng và đặc biệt là cây tái sinh [6].
Theo Phạm Xuân Hoàn (2000) [12], Mười loài cây bản địa bao gồm: Gội trắng (Aphanamixis grandifolia Blume), Trám (Cinnamomun sp), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev), Dẻ (Castanopsis sp), và Kim giao (Podocarpus fleurgi Hickel) đã được đưa vào trồng dưới tán các loài Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A. mangium Wild) ở Vườn Quốc Gia Cát Bà (Hải Phòng) theo phương thức trồng hỗn giao theo hàng. Đánh giá kết quả thí nghiệm trồng hốn giao năm 2000 cho thấy: dưới tán rừng Keo tai tượng (A. mangium Wild) các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán rừng Keo lá tràm (A. auriculiformis) tỷ lệ sống của các loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng đạt 79.1% thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn. Trong khi đó dưới tán Keo lá tràm tỷ lệ này là 95.3%. Lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cao hơn.
Trong dự án nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao các loài cây gỗ giá trị cao hợp tác giữa Viện nghiên cứu nguyên liệu giấy và trường đại học
Queensland, đã thiết lập hàng loạt thí nghiệm hỗn giao các loài cây bản địa và cây nhạp nội ở cả phía Bắc và Nam Việt Nam. Dự án đã tìm ra 2 loài ở Đoan Hùng (Phú Thọ) là Giổi xanh (Michelia mediocris) và Bạch đàn (E. urophylla) trồng hỗn giao theo hàng cho năng suất cao gấp 1.5 lần so với trồng thuần loại (dẫn từ Nguyễn Thế Đức, 2007).
Năm 1988 tại lâm trường Trạm Lập – Kbang – Gia Lai đã trồng Re gừng (Cinnamomum zeylancium) trong rạch. Rừng nghèo có chiều cao trung bình 15m, mở rạch rộng 5m, băng chừa 10m. Trên rạch trồng phát sạch dây leo, cây bụi. Trồng bằng cây con có bầu 15 tháng tuổi, có chiều cao 30 – 50cm, cự ly cây cách cây 2m. Năm 1993 đo đếm sinh trưởng của Re gừng cho thấy: tỷ lệ sống 85%, đường kính 3.86cm, chiều cao bình quân 4.38m, cây trong băng chừa có hiện tượng che cớm Re gừng. Sự phân hóa đường kính và chiều cao chưa rõ.
Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn lọc cây bản địa trồng rừng phòng hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Thiệp (1997). Theo tác giả có hai phương pháp đê lựa chọn cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng: Thứ nhất bố trí thực nghiệm và thử nghiệm đưa ra trồng rừng; Thứ hai tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để trồng thử nghiệm hoặc đưa ra quy trình. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) lại đưa ra nghịch lý của cây bản địa đó là: Thiếu sự hiểu biết về đặc điểm của từng loài cây bản địa cụ thể: Nhu cầu về đất đai, ánh sáng, khả năng tái sinh…. Do đó khó có thể phát triển cây bản địa trên diện rộng. Một nghịch lý nữa là cây bản địa quen sống trong một môi trường sống hoàn chỉnh ít biến động nên có nhu cầu cao về đất và các yếu tố khác. Do đó muốn trồng thành công cây bản địa cần phải tạo ra môi trường sống tương đối thích hợp cho cây bản địa.