Ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Sơn huyết trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 75 - 80)

trong giai đoạn vườn ươm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Sơn huyết được thể hiện trong bảng 4.10 và biểu đồ 4.1, 4.2 dưới đây.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm

Công thức che sáng

2 tháng tuổi 4 tháng tuổi 6 tháng tuổi 8 tháng tuổi Dtb (cm) Htb (cm) Dtb (cm) Htb (cm) Dtb (cm) Htb (cm) Dtb (cm) Htb (cm) CT1 0.297 14.944 0.413 18.093 0.458 22.387 0.580 25.294 CT2 0.304 16.032 0.430 20.311 0.481 27.154 0.566 32.437 CT3 0.305 15.106 0.427 20.923 0.460 28.364 0.546 33.388 CT4 0.294 15.181 0.399 19.028 0.445 25.284 0.510 28.010

Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng chiều cao của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2 tháng 4 tháng 6 tháng 8 tháng Ch iề u c ao (c m )

Thời gian thí nghiệm (tháng)

CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau

Qua các bảng biểu 4.10 và biểu đồ 4.1, 4.2 ta thấy: đường kính và chiều cao của cây con Sơn huyết từ 2-8 tháng tuổi đều tăng theo thời gian, tuy nhiên sự tăng trưởng ở mỗi giai đoạn và mỗi công thức thí nghiệm là khác nhau.

Giai đoạn 2 tháng tuổi:

Về đường kính gốc: đường kính gốc đạt giá trị cao nhất ở công thức che sáng CT3 (0,305cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 50%, sau đó giảm dần theo các mức độ che sáng CT2 (0,304cm), CT1 (0,297cm) và thấp nhất ở công thức che sáng CT4 (0.294cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 75%.

Về chiều cao: tương tự như sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao đạt giá trị cao nhất ở công thức CT2 (16,032cm) tương ứng che sáng 25% tiếp đến là các công thức CT4 (15,181cm), CT3 (15,106cm), thấp nhất là công thức CT1 chỉ đạt (14,944cm) tương ứng không che sáng.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy (phụ lục số 4): sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong vườn ươm chưa có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn 0-2 tháng tuổi.

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy công thức che sáng để đạt được sinh trưởng tốt nhất cho đường kính là CT3, đạt sinh trưởng về chiều cao tốt nhất là CT2. Như vậy, sau khi gieo ươm cây Sơn huyết chúng ta cần phải che sáng cho cây con với tỷ lệ che sáng khoảng 25 – 50% để cây đạt tăng trưởng về chiều cao và đường kính tốt nhất.

Giai đoạn 4 tháng tuổi:

Về đường kính gốc: đường kính gốc đạt giá trị cao nhất ở công thức che sáng CT2 (0,430cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 25%, sau đó giảm dần theo các mức độ che sáng CT3 (0,427cm), CT1 (0,413cm) và thấp nhất ở công thức che sáng CT4 (0.399cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 75%.

Về chiều cao: tương tự như sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao đạt giá trị cao nhất ở công thức CT3 (20,923cm) tương ứng che sáng 50% tiếp đến là các công thức CT2 (20,311cm), CT4 (19,028cm), thấp nhất là công thức CT1 chỉ đạt (18,094cm) tương ứng không che sáng.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy (phụ lục số 5): sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong vườn ươm chưa có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn 2-4 tháng tuổi.

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy công thức che sáng để đạt được sinh trưởng tốt nhất cho đường kính là CT2, đạt sinh trưởng về chiều cao tốt nhất là CT3. Như vậy, sau 4 tháng tuổi cây Sơn huyết trong vườn ươm vẫn cần phải che sáng cho cây con với tỷ lệ che sáng khoảng 25 – 50% để cây đạt tăng trưởng về chiều cao và đường kính tốt nhất.

Giai đoạn 6 tháng tuổi:

Về đường kính gốc: đường kính gốc đạt giá trị cao nhất ở công thức che sáng CT2 (0,481cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 25%, sau đó giảm dần theo các mức độ che sáng CT3 (0,460cm), CT1 (0,458cm) và thấp nhất ở công thức che sáng CT4 (0.445cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 75%.

Về chiều cao: tương tự như sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao đạt giá trị cao nhất ở công thức CT3 (28,364cm) tương ứng che sáng 50% tiếp đến là các công thức CT2 (27,154cm), CT4 (25,284cm), thấp nhất là công thức CT1 chỉ đạt (22,387cm) tương ứng không che sáng.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy (phụ lục số 6): sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong vườn ươm chưa có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi.

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy công thức che sáng để đạt được sinh trưởng tốt nhất cho đường kính là CT2, đạt sinh trưởng về chiều cao tốt nhất là CT3. Như vậy, sau 6 tháng tuổi cây Sơn huyết trong vườn ươm vẫn cần phải che sáng cho cây con với tỷ lệ che sáng khoảng 25 – 50% để cây đạt tăng trưởng về chiều cao và đường kính tốt nhất.

Giai đoạn 8 tháng tuổi:

Về đường kính gốc: đường kính gốc đạt giá trị cao nhất ở công thức che sáng CT1 (0,580cm) tương ứng không che sáng, sau đó giảm dần theo các mức độ che sáng CT2 (0,566cm), CT3 (0,546cm) và thấp nhất ở công thức che sáng CT4 (0.510cm) tương ứng với tỷ lệ che sáng 75%.

Về chiều cao: tương tự như sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao đạt giá trị cao nhất ở công thức CT3 (33,388cm) tương ứng che sáng 50% tiếp đến là các công thức CT2 (32,437cm), CT4 (28,010cm), thấp nhất là công thức CT1 chỉ đạt (25,294cm) tương ứng không che sáng.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy (phụ lục số 7): sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong vườn ươm chưa có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn 6-8 tháng tuổi.

Kết quả xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy công thức che sáng để đạt được sinh trưởng tốt nhất cho đường kính là CT1, đạt sinh trưởng về chiều cao tốt nhất là CT3. Như vậy, sau 8 tháng tuổi cây Sơn huyết trong

vườn ươm có thẻ giảm độ che sáng tiến tới không che sáng để cây đạt đường kính đem trồng rừng.

Tóm lại, khi gieo ươm cây Sơn huyết trong thời gian đầu chúng ta cần che sáng với tỷ lệ từ 25 – 50% để cây sinh trưởng và phát triển, sau 8 tháng chúng ta che sáng nhẹ khoảng <25% hoặc bỏ giàn che để cây sinh trưởng tốt về đường kính giúp cho cây cứng cáp và sinh trưởng tốt sau khi trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 75 - 80)