Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 80)

trồng (phụ lục số 8)

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương thức trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết

Công thức Số cây trồng

Tỷ lệ (%) Phẩm chất

Cây sống Cây

chết Loại A Loại B Loại C

CT1 108 75,9 24,1 70 10 2

CT2 108 88,0 12,0 65 25 5

CT3 108 84.3 15.7 80 5 6

Tỷ lệ cây sống của mô hình đạt khá cao, tỷ lệ sống đạt cao nhất là công thức CT2 với tỷ lệ sống đạt 88.0%, tiếp đến là công thức CT3 (84,3%) và cây có chất lượng tốt nhất đạt 80/91 cây. Công thức CT1 cho tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất và tỷ lệ cây tốt cũng thấp nhất với 75.9%, 70/82 cây.

cây Sơn huyết

Công thức Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng sau 12 tháng tuổi

Dtb cm Dmax Dmin Htb cm Hmax Hmin

CT1 0,39 1,0 0,3 32,0 70 20 CT2 0,54 1,2 0,3 49,3 100 20 CT3 0,55 1,3 0,3 50,1 100 20

CT1: 1/3 chiều cao lâm phần, CT2: ½ chiều cao lâm phần, CT3: Bằng chiều cao lâm phần

Ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng của cây Sơn huyết.

Về chiều cao: Công thức cho chiều cao đạt tốt nhất là CT3 (50,1cm) tương ứng độ rộng rạch bằng chiều cao lâm phần tiếp theo là CT2 đạt (49,32cm) tương ứng với độ rộng rạch là ½ chiều cao lâm phần và chiều cao thấp nhất là CT1 (32,0cm) tương ứng độ rộng rạch là 1/3 chiều cao lâm phần.

Về đường kính gốc: Đường kính cao nhất CT3 (0.55cm), tiếp đên là CT2 (0,54cm) và đường kính thấp nhất CT1 (0.39cm).

Qua bảng phân tích Phương sai một nhân tố:

Về chiều cao cây Sơn huyết: công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT3.

Về đường kính cây Sơn huyết: công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT3.

Sơn huyết là cây ưa sáng chính vì vậy khi thiết kế trồng theo băng (rạch) đạt tỷ lệ cây sống, chất lượng cây tốt và cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất là chiều rộng băng bằng với chiều cao lâm phần (CT3 tỷ lệ cây sống là 84.3%, cây tốt là 80/91 cây, đường kính gốc: 0.55cm, chiều cao vút ngọn: 50.1cm vượt trội hơn hẳn CT2 và CT1 về mặt sinh trưởng).

4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng rừng trồng (phụ lục số 9)

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết

Công thức Số cây trồng

Tỷ lệ (%) Phẩm chất

Cây sống Cây

chết Loại A Loại B Loại C

CT1 108 79,6 20,4 75 9 1

CT2 108 89,8 10,2 80 15 2

CT3 108 88,9 11,1 85 10 1

Qua bảng ta thấy:

Tỷ lệ cây sống của mô hình đạt khá cao, tỷ lệ sống đạt cao nhất là CT2, với tỷ lệ sống đạt 89,8% tiếp đên là CT3 đạt 88.9%. Cây có chất lượng tốt nhất CT3 đạt 85/96 cây và công thức 1 cho tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất cũng như tỷ lệ cây tốt cũng thấp nhất với 79.6%, 75/85 cây.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng cây Sơn huyết

Công thức

Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng sau 12 tháng tuổi Dtb (cm) Dmax (cm) Dmin (cm) Htb (cm) Hmax (cm) Hmin (cm) CT1 0,47 1,1 0,3 41,8 100 30 CT2 0,71 1,4 0,3 59,3 140 30 CT3 0,81 2,0 0,4 64,3 150 30

CT1: mật độ 1660 cây/ha, CT2:1000 cây/ha, CT3: 833 cây/ha.

Ảnh hưởng của mật độ tới chiều cao và đường kính cây trồng:

Về chiều cao: Công thức cho chiều cao đạt tốt nhất là CT3 (64,3cm) tương ứng mật độ 833 cây/ha, tiếp theo là CT2 đạt (59,3cm) tương ứng với

mật độ 1000 cây/ha và chiều cao thấp nhất là CT1 (41,8cm) tương ứng mạt độ là 1660 cây/ha..

Về đường kính gốc: Đường kính cao nhất CT3 (0.81cm), tiếp đên là CT2 (0,71cm) và đường kính thấp nhất CT1 (0.47cm).

Qua bảng phân tích Phương sai một nhân tố:

Về chiều cao cây Sơn huyết: công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT3.

Về đường kính cây Sơn huyết: công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT3.

Sơn huyết là cây bản địa, cung cấp gỗ lớn cho nên tán và thân rất lớn. Chính vì vậy khi trồng thử nghiệm các công thức mật độ khác nhau chúng ta thấy sinh trưởng của cây Sơn huyết cho kết quả tốt nhất ở công thức CT3 (833 cây/ha (3x4m) với các chỉ tiêu: tỷ lệ sống 88.9%, cây phẩm chất tốt 85/96 cây, đường kính cổ rẽ 0.81cm và chiều cao trung bình 64.3 cm).

4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết được trình bày tại phụ lục số 10) tiết được trình bày tại phụ lục số 10)

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết

Công thức Số cây trồng

Tỷ lệ (%) Phẩm chất

Cây sống Cây

chết Loại A Loại B Loại C

CT1 108 90.7 9.3 80 15 3

CT2 108 85.2 14.8 75 15 2

CT3 108 85.2 14.8 79 12 1

CT4 108 86.1 13.9 70 20 3

Qua bảng ta thấy:

Tỷ lệ cây sống của mô hình đạt khá cao, tuy nhiên tỷ lệ sống đạt cao nhất là CT4 với tỷ lệ sống đạt 90.7% và có chất lượng cây tốt nhất đạt 80/98

cây. Công thức CT2, CT3 cho tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất là 85,2%, tỷ lệ cây tốt cũng thấp nhất là CT1 là 70/93 cây.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của Phân bón tới sinh trưởng cây Sơn huyết

Công thức thí nghiệm

Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng sau 12 tháng tuổi Dtb (cm) Dmax (cm) Dmin (cm) Htb (cm) Hmax (cm) Hmin (cm) CT1 0.6 1.5 0.3 63,0 140 30 CT2 0.52 1.4 0.3 43,0 110 30 CT3 0.60 1.5 0.3 43,0 110 30 CT4 0.48 1.3 0.3 41,0 100 20

CT1:2kg phân chuồng + 0,3kgNPK , CT2:2kg phân chuồng + 0,2kg NPK, CT3: 2kg phân chuồng + 0,1 kg NPK, CT4: không bón phân.

Ảnh hưởng của phân bón tới chiều cao và đường kính cây trồng:

Về chiều cao: Công thức cho chiều cao đạt tốt nhất là CT1 (63 cm), tiếp theo công thức CT2, CT3 đạt chiều cao 43 cm và cuối cùng chiều cao thấp nhất là CT4 (100cm).

Về đường kính gốc: Đường kính cao nhất CT1 (0.6cm), tiếp theo là CT3 (0,60cm) và CT2 (0,52cm), cuối cùng đường kính thấp nhất CT4 (0.48cm).

Qua bảng phân tích Phương sai một nhân tố: (phụ biểu số 10)

Về chiều cao cây Sơn huyết: ta thấy khi so kết quả giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 cho thấy Sig <0,05 như vậy phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan ta thấy công thức CT1 cho kết quả tốt nhất.

Về đường kính cây Sơn huyết: các công thức không cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng giữa phân bón với đường kính cây trồng , xếp hạng theo tiêu chuẩn Duncan ta thấy kết quả tốt nhất là CT1.

Phân bón là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng nhất là về chiều cao cây. Trong thí nghiệm nghiên cứu ta thấy rằng khi bón phân chuồng kết hợp với 0,3 kg NPK sẽ cho ta sinh trưởng tốt nhất, đây cũng là điều chúng ta khuyên cáo cho các đơn vị trồng rừng biết để trồng rừng đạt hiệu quả nhất.

4.4.4. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết tại phụ lục số 11). tiết tại phụ lục số 11).

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của cây con tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết

Công thức Số cây

trồng

Tỷ lệ (%) Phẩm chất

Cây sống Cây chết Loại A Loại B Loại C

CT1 108 75.0 25.0 55 10 16

CT2 108 82.4 17.6 67 16 6

CT3 108 81.5 18.5 70 9 3

Qua bảng ta thấy:

Tỷ lệ cây sống của thí nghiệm đạt khá cao, tuy nhiên tỷ lệ sống đạt cao nhất là CT2 với tỷ lệ sống đạt 82.4%, tiếp theo là công thức CT3 (81,5%) cây có chất lượng tốt nhất CT3 đạt 70/82 cây. Công thức CT1 cho tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất và tỷ lệ cây tốt cũng thấp nhất với 75.0%, 55/81 cây.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của cây con tới sinh trưởng cây Sơn huyết

Công thức thí nghiệm

Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng sau 12 tháng tuổi Dtb (cm) Dmax (cm) Dmin (cm) Htb (cm) Hmax (cm) Hmin (cm) CT1 0.36 1.0 0.3 35.6 70 25 CT2 0.58 1.3 0.3 43.8 90 20 CT3 0.37 0.9 0.3 41.4 80 30

CT1: cây con 6 tháng tuổi, CT2: cây con 12 tháng tuôi, CT3: cây con 18 tháng tuổi.

Ảnh hưởng của cây con đêm trồng tới chiều cao và đường kính cây trồng:

Về chiều cao: Công thức cho chiều cao đạt tốt nhát là CT2 (43.8cm), tiếp theo là CT3 (41,4 cm) và chiều cao thấp nhất là CT1 (35.6cm).

Về đường kính: Đường kính cao nhất CT2 (0.58cm), tiếp theo là CT3 (0,37cm) và cuối cùng đường kính thấp nhất CT1 (0.36cm).

Qua bảng phân tích Phương sai một nhân tố:

Về chiều cao cây Sơn huyết: Theo phân tích phương sai một nhân tố ta thấy CT1 có ảnh hưởng rõ tới hai công thức khác (Sig < 0,05). Điều này được thể hiện rõ phụ lục tính toán. Công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT2.

Về đường kính cây Sơn huyết: Theo phân tích phương sai một nhân tố ta thấy CT2 có ảnh hưởng rõ rệt nhất với hai công thức khác (Sig < 0,05) (tại phụ biểu 11 – phần đường kính). Điều này được thể hiện rõ qua bảng biểu cũng như bảng phân tích phương sai và theo chỉ tiêu Duncan ta thấy CT2 cho sinh trưởng về chiều cao là tốt nhất.

Sơn huyết là cây bản địa cung cấp gỗ lớn chính vì vậy khi trồng rừng chúng ta nên trồng khi cây đã đủ 1 năm tuổi khi đó cây sẽ có sức sinh trưởng ổn định và khả năng sống là cao nhất. Đây là điều chúng ta khuyến cáo để các đơn vị trồng rừng.

4.5. Một số đề xuất về kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết tại Kbang và các địa phương có điều kiện tương tự. địa phương có điều kiện tương tự.

4.5.1. Đề xuất một số kỹ thuật gieo ươm:

Cũng như vườn ươm cho các loài cây khác, việc lập cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

- Gần nơi trồng rừng và tiện cho việc vận chuyển - Có hàng rào bảo vệ và ngăn cách.

- Bằng, phẳng và đảm bảo độ chiếu sáng và nguồn nước tưới sạch - Đất còn giữ được lớp đất mặt và có tính chất đất rừng.

4.5.1.2. Kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt:

Hàm lượng nước của hạt Sơn huyết là khá cao từ (30 – 32%) nên khó có thể áp dụng bảo quản khô thông thường.

Hạt Sơn huyết sau khi đem về bóc tách và gieo ươm càng sớm càng tốt.

4.5.1.3. Chăm sóc cây con:

Cây Sơn huyết là cây ưa sáng cho nên chỉ cần che bóng trong khoảng thời gian vườn ươm là 25% ở giai đoạn 2 tháng tuổi, sau đó bỏ lưới che để cây sinh trưởng và phát triển với điều kiện thời tiết bình thường . Làm cỏ, phá váng, bón phân, thuốc phòng bệnh như các loài cây khác.

4.5.2. Đề xuất một số kỹ thuật trồng:

Theo kết quả nghiên cứu ta thấy kỹ thuật trồng theo băng (rạch) hay đám trống tại nơi còn tính chất đất rừng:

Đối với trồng theo băng (rạch):

Hướng của băng theo hướng Đông – Tây để ánh sáng luôn đảm bảo cho cây con Sơn huyết.

Độ rộng rạch càng lớn càng tốt vì cây Sơn huyết là cây ưa sáng (có thể quy chuẩn theo chiều cao của lâm phần).

Phương thức trồng và kỹ thuật trồng (áp dụng cho cả trồng theo băng (rạch) và trồng đám trống)

Phương thức trồng:

Bón phân: phân bón nên dùng 2kg phân chuồng + 0.3kg NPK để bón cho cây.

Kỹ thuật trồng: đào hố với kích thước 40x40x40cm hoặc có thể rộng hơn tùy thuộc vào kinh tế của đơn vị trồng rừng. sau khi đào hố tiến hành bón phân, bón phân chuồng trước rồi đảo đều phân chuồng với đất, để một thời gian phân chuồng hoai rồi tiếp tục bón NPK đồng thời tiếp tục đảo đều đất với phân NPK, khoảng 15 ngày thì chúng ta đem cây đi trồng.

Cây con đem trồng tốt nhất là đạt đủ 12 tháng tuổi (chiều cao từ 50cm trở lên, đường kính cổ rễ từ 0,3cm.; cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn…).

Vận chuyển cây con tới khu vực trồng rừng, dải đều cây trên hố rồi tiến hành trồng, khi trồng cần bóc vỏ bầu (lưu ý khi bóc vỏ bầu vì là cây 1 năm tuổi được ươm trong bầu lớn, chính vì vậy chúng ta dùng dao lam hoặc dao bình thường nhưng cần sắc rạch một rạch từ trên xuống dưới bầu và nhẹ nhàng gỡ bỏ túi bầu). Đặt nhẹ nhàng cây ngay giữa hố cho cây thẳng đứng và tiến hành lấp đất (dùng đất mặt và không có lẫn nhiều đá nén chặt). Cần kiểm tra thường xuyên khu vực trồng rừng và tiến hành trồng dặm ngay (1 tháng sau trồng) khi kiểm tra có cây chết. Bảo vệ và chăm sóc 3 năm như làm cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 1m, tiến hành bón phân.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Kết luận đặc điểm sinh học cây Sơn huyết:

Về đặc tính sinh học, Sơn huyết là cây gỗ lớn, thân thẳng, vỏ ngoài màu xám, nứt dạng vảy to hoặc nứt dọc. Cành thẳng tán rộng lá đơn có phiến to mọc so le, hình trứng ngược, dài 12-20cm, không lông, rộng 7-10cm, hai mặt nhẵn; gân bên 18-24 đôi, nổi ở hai mặt; cuống lá dài 3-6mm. Đối với cây non, cây tái sinh thì lá thường có màu xanh nhạt, nhẵn. Gân lá nổi rõ ở 2 mặt, thường phẳng theo mặt lá Chùm hoa kép mọc ở nách lá; hoa màu trắng; cánh hoa có lông mặt ngoài. Quả có nhân cứng tròn rộng 3-4,5cm, có cuống dài 1,5-2cm, chứa 1 hạt. Quả chín có màu xám nâu. Mùa ra hoa: ra hoa vào tháng 3-4 và quả chín vào giữa tháng 8, đầu tháng 9.

Trong quần xã rừng tự nhiên, Sơn huyết thường mọc cùng Bời lời, Ràng ràng, Xoan mộc…với hệ số tổ thành IV chiếm 7.78%. Về đặc điểm vật hậu, tại K’bang Sơn huyết có các pha chậm hơn với các vùng có cây phân bố khác (Quảng Nam, Bà rịa – Vũng tàu..) từ 0.5 – 1 tháng.

Về tái sinh tự nhiên, Sơn huyết có một số đặc điểm sau: Sơn huyết là một trong những loài cây tái sinh ưa sáng chiếm ưu thế chủ yếu. Hệ số tổ thành của Sơn huyết tại điểm nghiên cứu ở Kbang là 1,21.

Kết luận về hạt giống và kỹ thuật nhân giống hữu tính

Hạt Sơn huyết có độ thuần trung bình 97.91%, trọng lượng nước đạt 31g/1000 hạt, số hạt trung bình/1kg là 31 hạt, hàm lượng nước chứa trong hạt khá cao (31.31%). Tỷ lệ nảy mầm: 95.37%, thế nảy mầm 78.25%.

Hạt Sơn huyết được ngâm trong nước hơi ấm 15oC và thời gian ngâm 1 tháng cho tỷ lệ nảy mầm cao (91.11%). Chính vì vậy, khi sản xuất giống chúng ta nên gieo ươm ngay sau khi thu hái.

Sơn huyết là loài cây ưa sáng nhưng ở giai đoạn tuổi nhỏ đòi hỏi phải được che sáng nhất định. Cụ thể, cần che sáng nhẹ khoảng 25% ở giai đoạn 2 tháng tuổi và từ 4-6 tháng tuổi khi đạt 8 tháng tuổi cần giảm dần độ che sáng và tiến tới bỏ không che sáng để cây cứng cáp chuẩn bị cho trồng rừng.

Kết luận về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sơn huyết:

Đào hố với kích thước 40x40x40cm hoặc có thể rộng hơn tùy thuộc vào kinh tế của đơn vị trồng rừng.

Cây Sơn huyết là cây bản địa, ưa sáng chính vì vậy khi trồng chúng ta trồng theo băng (rạch) trong rừng tự nhiên với chiều rộng của rạch càng lớn càng tốt (quy chuẩn bằng chiều cao lâm phần).

Mật độ trồng tốt nhất với cây Sơn huyết đó là 833 cây/ha tương đương với khoảng cách 3x4m, Bởi vì, Sơn huyết là cây cung cấp gỗ lớn có tán rộng và thân cây to.

Khi trồng chúng ta bón phân với tỷ lệ: 2kg phân chuồng + 0,3 kg NPK để thúc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn đầu khi trồng.

Cây con đem trồng với đường kính cổ rễ khoảng 0,3cm và chiều cao khoảng 50cm trở lên, cây đạt 12 tháng tuổi là tốt nhất và được đóng trong bầu lớn, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, cụt ngọn…

Chăm sóc: cây Sơn huyết cần thời gian chăm sóc 3 năm khi chăm sóc cần rẫy cỏ xung quanh gốc cây với đường kính khoảng 1m, vun gốc và tiến hành phát chăm sóc cây dây leo, bụi rậm.

Tồn tại:

Đề tài mới chỉ nghiên cứu một số nội dung: đặc điểm sinh học, Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 80)