Xuất một số kỹ thuật trồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 87 - 95)

Theo kết quả nghiên cứu ta thấy kỹ thuật trồng theo băng (rạch) hay đám trống tại nơi còn tính chất đất rừng:

Đối với trồng theo băng (rạch):

Hướng của băng theo hướng Đông – Tây để ánh sáng luôn đảm bảo cho cây con Sơn huyết.

Độ rộng rạch càng lớn càng tốt vì cây Sơn huyết là cây ưa sáng (có thể quy chuẩn theo chiều cao của lâm phần).

Phương thức trồng và kỹ thuật trồng (áp dụng cho cả trồng theo băng (rạch) và trồng đám trống)

Phương thức trồng:

Bón phân: phân bón nên dùng 2kg phân chuồng + 0.3kg NPK để bón cho cây.

Kỹ thuật trồng: đào hố với kích thước 40x40x40cm hoặc có thể rộng hơn tùy thuộc vào kinh tế của đơn vị trồng rừng. sau khi đào hố tiến hành bón phân, bón phân chuồng trước rồi đảo đều phân chuồng với đất, để một thời gian phân chuồng hoai rồi tiếp tục bón NPK đồng thời tiếp tục đảo đều đất với phân NPK, khoảng 15 ngày thì chúng ta đem cây đi trồng.

Cây con đem trồng tốt nhất là đạt đủ 12 tháng tuổi (chiều cao từ 50cm trở lên, đường kính cổ rễ từ 0,3cm.; cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn…).

Vận chuyển cây con tới khu vực trồng rừng, dải đều cây trên hố rồi tiến hành trồng, khi trồng cần bóc vỏ bầu (lưu ý khi bóc vỏ bầu vì là cây 1 năm tuổi được ươm trong bầu lớn, chính vì vậy chúng ta dùng dao lam hoặc dao bình thường nhưng cần sắc rạch một rạch từ trên xuống dưới bầu và nhẹ nhàng gỡ bỏ túi bầu). Đặt nhẹ nhàng cây ngay giữa hố cho cây thẳng đứng và tiến hành lấp đất (dùng đất mặt và không có lẫn nhiều đá nén chặt). Cần kiểm tra thường xuyên khu vực trồng rừng và tiến hành trồng dặm ngay (1 tháng sau trồng) khi kiểm tra có cây chết. Bảo vệ và chăm sóc 3 năm như làm cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 1m, tiến hành bón phân.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Kết luận đặc điểm sinh học cây Sơn huyết:

Về đặc tính sinh học, Sơn huyết là cây gỗ lớn, thân thẳng, vỏ ngoài màu xám, nứt dạng vảy to hoặc nứt dọc. Cành thẳng tán rộng lá đơn có phiến to mọc so le, hình trứng ngược, dài 12-20cm, không lông, rộng 7-10cm, hai mặt nhẵn; gân bên 18-24 đôi, nổi ở hai mặt; cuống lá dài 3-6mm. Đối với cây non, cây tái sinh thì lá thường có màu xanh nhạt, nhẵn. Gân lá nổi rõ ở 2 mặt, thường phẳng theo mặt lá Chùm hoa kép mọc ở nách lá; hoa màu trắng; cánh hoa có lông mặt ngoài. Quả có nhân cứng tròn rộng 3-4,5cm, có cuống dài 1,5-2cm, chứa 1 hạt. Quả chín có màu xám nâu. Mùa ra hoa: ra hoa vào tháng 3-4 và quả chín vào giữa tháng 8, đầu tháng 9.

Trong quần xã rừng tự nhiên, Sơn huyết thường mọc cùng Bời lời, Ràng ràng, Xoan mộc…với hệ số tổ thành IV chiếm 7.78%. Về đặc điểm vật hậu, tại K’bang Sơn huyết có các pha chậm hơn với các vùng có cây phân bố khác (Quảng Nam, Bà rịa – Vũng tàu..) từ 0.5 – 1 tháng.

Về tái sinh tự nhiên, Sơn huyết có một số đặc điểm sau: Sơn huyết là một trong những loài cây tái sinh ưa sáng chiếm ưu thế chủ yếu. Hệ số tổ thành của Sơn huyết tại điểm nghiên cứu ở Kbang là 1,21.

Kết luận về hạt giống và kỹ thuật nhân giống hữu tính

Hạt Sơn huyết có độ thuần trung bình 97.91%, trọng lượng nước đạt 31g/1000 hạt, số hạt trung bình/1kg là 31 hạt, hàm lượng nước chứa trong hạt khá cao (31.31%). Tỷ lệ nảy mầm: 95.37%, thế nảy mầm 78.25%.

Hạt Sơn huyết được ngâm trong nước hơi ấm 15oC và thời gian ngâm 1 tháng cho tỷ lệ nảy mầm cao (91.11%). Chính vì vậy, khi sản xuất giống chúng ta nên gieo ươm ngay sau khi thu hái.

Sơn huyết là loài cây ưa sáng nhưng ở giai đoạn tuổi nhỏ đòi hỏi phải được che sáng nhất định. Cụ thể, cần che sáng nhẹ khoảng 25% ở giai đoạn 2 tháng tuổi và từ 4-6 tháng tuổi khi đạt 8 tháng tuổi cần giảm dần độ che sáng và tiến tới bỏ không che sáng để cây cứng cáp chuẩn bị cho trồng rừng.

Kết luận về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sơn huyết:

Đào hố với kích thước 40x40x40cm hoặc có thể rộng hơn tùy thuộc vào kinh tế của đơn vị trồng rừng.

Cây Sơn huyết là cây bản địa, ưa sáng chính vì vậy khi trồng chúng ta trồng theo băng (rạch) trong rừng tự nhiên với chiều rộng của rạch càng lớn càng tốt (quy chuẩn bằng chiều cao lâm phần).

Mật độ trồng tốt nhất với cây Sơn huyết đó là 833 cây/ha tương đương với khoảng cách 3x4m, Bởi vì, Sơn huyết là cây cung cấp gỗ lớn có tán rộng và thân cây to.

Khi trồng chúng ta bón phân với tỷ lệ: 2kg phân chuồng + 0,3 kg NPK để thúc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn đầu khi trồng.

Cây con đem trồng với đường kính cổ rễ khoảng 0,3cm và chiều cao khoảng 50cm trở lên, cây đạt 12 tháng tuổi là tốt nhất và được đóng trong bầu lớn, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, cụt ngọn…

Chăm sóc: cây Sơn huyết cần thời gian chăm sóc 3 năm khi chăm sóc cần rẫy cỏ xung quanh gốc cây với đường kính khoảng 1m, vun gốc và tiến hành phát chăm sóc cây dây leo, bụi rậm.

Tồn tại:

Đề tài mới chỉ nghiên cứu một số nội dung: đặc điểm sinh học, Bảo quản hạt, ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm và trồng rừng theo băng.

Về hạt giống và gieo ươm: cần thực hiện các công thức thí nghiệm về xử lý hạt giống và thành phần hỗn hợp ruột bầu, tỷ lệ phân bón của cây trong giai đoạn vườn ươm.

Về trồng rừng đề tài mới chỉ thu thập số liệu trong vòng 1 năm cho nên đánh giá sinh trưởng của cây Sơn huyết với độ chính xác là chưa cao.

Thời gian nghiên cứu và theo dõi còn ngắn cho nên tính chính xác chưa cao.

Kiến nghị:

Cần tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu để hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Sơn huyết.

Tăng thêm thời gian để theo dõi và đánh giá kết quả được chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1/ Tiếng việt:

1. Bộ Lâm nghiệp (1994): Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020, Quyết định số 2366 QĐ/BNN-LN ngày 17/8/2006.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp, Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 - 2006 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4106/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006).

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Quy trình kỹ thuật trồng Bời lời đỏ, tiêu chuẩn ngành số 04TCN 141-2006, quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29/12/2006.

5. Trần Hữu Biển (2012): Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ che sáng và thành phần ruột bầu của cây Lò bo trong giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí KHLN, Hà Nội, No 2, tr 2185 – 2190.

6. Nguyễn Bá Chất (1976), Nghiên cứu trồng rừng hỗn loài Bồ đề với một số cây bản địa, Báo cáo khoa học, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Chuyền (2011): Báo cáo định kỳ năm 2011. Đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) theo hướng lấy nhựa góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, tháng 12 năm 2011.

8. Trần Văn Con (2008): Hướng tới một nền Lâm nghiệp bền vững đa chức năng – nhìn về tương lai từ quan điểm lâm học. NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Đức (1998): Nghiên cứu sinh trưởng loài Lim xanh tại VQG Bến En Thanh Hóa.

10. Võ Đại Hải (2010): Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 40-43.

11. Hà Thị Hiền (2008): Ảnh hưởng mức độ che sáng tới sinh trưởng loài Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí KHLN, Hà Nội, No2.

12. Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển (2001): Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh rừng trồng hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Cát Bà – Hải Phòng. Đề tài NCKH cấp Bộ.

13. Bảo Huy (2009): “Ước lượng khả năng hấp thu CO2 của Bời lời đỏ trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn tại huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai”, Báo cáo đề tài tháng 5 năm 2009.

14. Đặng Quang Hưng và Nguyễn Bá Triệu: Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron suceedanea) bằng phương pháp ghép. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2012, tr.83-90.

15. Lê Quốc Huy, Hà Thị Mừng (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa là cơ sở cho việc trồng rừng. Báo cáo đề tài NCKH, VIện KHLN Việt Nam, Hà Nội.

16. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003): Giáo trình Giống cây rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Lê Đình Khả và các cộng tác viên (2003): Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr.12.

18. Phùng Ngọc Lan (1994): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Lim xanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

19. Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 539, 540.

20. Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên (1993): Đánh giá sinh trưởng và lập các biểu điều tra, điều chế rừng trồng các loài cây chủ yếu của Việt Nam, Hà Nội.

2/ Tài liệu tiếng nước ngoài

31. Hary W.A, and Stanley P.G (1996), “Effects of nursery ferlitization on outplaned Douglas – Fir”, Journal of Forestry, P 109 – 112.

32. Kannan D. and Paliwal (1995), “ Effects of nursery ferlitization on Cassia siamea seedling growth and its impact on early field performance”, Journal of tropical Forest Science, (1), p 203 – 211.

33. Khanna L.S. (1981) Principles and practice of silviculture. Khanna Bandhu, 7 Titak Marg, Dehradun, 472.

34.Liew T.C, Wong W.O (1973), Density requirement, mortality and growth of Dipterocarpus seedlings in virgin and logged – over forest in Sabah, Malaysia Forester No36, P 3-5.

35. Mullin R.E. and Bowdery L. (1978), “Effects of nursery seedbed density and topdressing ferlitization on survival anh growth of 3 + 0 red pine”, Canadian Journal of forest research, No8, p 30 – 35.

36. Phais and Kramer P.J. (1983) Water relation of plant. Academic press, London

37. Popma J. and Bongers F. (1988), The effects of canopy gaps on growth and morphology of seedlings of rainforest species. Oecologia, No75, p 625 – 635.

38. Raich J.W. and Gong W.K. (1990), “Effects of canopy opennings on tree seed germination in a Malaysia Dipterocarp forest”. Journal of tropical Ecology, No6, p 203 – 2019.

39. Sasaki S. and Mori T. (1981), “Growth resphonses of Dipterocarp seedings to light”, Malaysia forester, No44, p 319 – 345.

40. Smith J.H.G., Kozak A., Sziklai O., and Walters J. (1966), Relative importance of seedbed ferlitization, morphological grade, site,

provenance, and parentage to juvenile growth and survival of Douglas fir. Forest Chronicle. No42, p 83-86.

41. FAO, 2002 Global Forest Resource Assessment 2002. Rome.

42. Research of Nilisson (1996) ,About macrophanerophyte afforestation

issues.

43. Griffin, 1996, Watt et al, 1997, Particularly in asexual propagation

techniques

44. JB. Ball,T,J Wormald and L. Russo (1994), Experrience and Mixed and single Species Plantation DFID Sustainable livelihooods Guidance Sheets – Section 2.

45. Fao (1990), Sustainable livelihoood guidance sheets,

46. Forest Inventory and Planning Insitute (1996), VietNam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Ha Noi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 87 - 95)