Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 65 - 67)

Bảng 4.2. Tổ thành các loài cây trong lâm phần có Sơn huyết phân bố

TT Tên loài Trị số IV(%)

1 Sơn huyết 7,78 Chay 3,37 Xoan mộc 3,30 Gội tẻ 3,11 Bời lời 2,96 Ràng ràng mít 2,70 58 loài khác 76,77

Kết quả tính trị số IV% cho từng loài trong lâm phần có Sơn huyết phân bố ở bảng 4.2 cho thấy:

Số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa dạng, dao động từ 40- 64 loài, tuy nhiên chỉ có 10 loài là loài ưu thế (IV% > 5), tham gia chính vào công thức tổ thành loài như: Sơn huyết, Kiền kiền, Chò nâu, Chuồn, Sến, Trâm, Dầu cát, Táu trắng, Dầu, Dầu rái.

Tại điểm nghiên cứu cho thấy Sơn huyết đều là loài chiếm ưu thế với trị số giá trị quan trọng IV% > 5. Điều này chứng tỏ Sơn huyết ở các điểm nghiên cứu có tỷ lệ tổ thành cao, chiếm vị trí quan trọng trong lâm phần.

Tại điểm nghiên cứu cho thấy số loài tham gia vào công thức tổ thành khá đa dạng, với 64 loài, tuy nhiên chỉ có 1 loài là loài ưu thế (IV% >5) tham gia chính vào công thức tổ thành loài là: Sơn huyết. Công thức tổ thành của lâm phần có Sơn huyết phân bố là:

7,78% Sơn huyết + 3,37% Chay + 3,30% Xoan mộc + 3,11% Gội tẻ + 2,96% Bời lời + 2,7% Ràng ràng mít + 76,77% loài khác;

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tổ thành và giá trị quan trọng của Sơn huyết đạt 7,78%. Điều đó cho thấy giá trị quan trọng của loài Sơn huyết chưa phải cao nhất, tuy vậy Sơn huyết vẫn là loài ưu thế trong lâm phần, tức là sự xuất hiện của loài có ý nghĩa về mặt sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 65 - 67)