Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống Sơn huyết;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 67 - 72)

4.2.1.1. Đặc điểm sinh lý hạt giống Sơn huyết;

(1) Thời vụ thu hái quả

Xác định thời điểm quả chín để chủ động thu hái hạt giống đảm chất lượng là hết sức cần thiết. Sơn huyết mọc tự nhiên ở các lâm phần rừng thuộc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku, xã Lơ Ku, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có quả chín vào cuối mùa hè (tháng 8 - tháng 10), thường chín rộ (tập trung) vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Đặc điểm nhận biết quả chín là khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt hoặc xám.

Hình 4.12. Hạt Sơn huyết thu hái tại Lơ Ku - Kbang

(2) Kiểm nghiệm độ tinh sạch của hạt (độ thuần)

Độ thuần là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần khiết so với trọng lượng mẫu kiểm nghiệm. Kết quả kiểm tra độ thuần của lô hạt giống Sơn huyết trong thí nghiệm đạt 97,91%.

(3) Khối lượng 1000 hạt

Lấy 1000 hạt thuần đem cân kiểm tra khối lượng bằng cách chia làm 10 mẫu, 100 hạt/mẫu. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4. Khối lượng hạt Sơn huyết

TT mẫu Khối lượng 1000 hạt (g) Số hạt TB trong 1kg

1 3107,10 31

2 3087,65 31

3 3075,30 31

5 2872,10 29 6 3212,80 32 7 3120,60 31 8 3085,40 31 9 3214,56 32 10 2998,76 30 Tổng cộng: 30.990,55 31

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy Sơn huyết là loài cây có kích thước quả/hạt khá lớn, mỗi quả Sơn huyết chứa 1 hạt. Trọng lượng 1000 hạt Sơn huyết là 30.990,55 gam; số lượng hạt Sơn huyết trong 1kg dao động từ 29 đến 32 hạt và trung bình 1kg hạt Sơn huyết có 31 hạt (quả).

(4) Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm hạt giống Sơn huyết ;

Chất lượng hạt giống là một trong các yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn sản xuất. Để có cây giống tốt thì phải có hạt giống tốt, đảm bảo chất lượng theo từng cấp đúng với quy định. Vì vậy chỉ nên sử dụng hạt giống đã được kiểm soát chất lượng để sản xuất để có được hiệu quả kinh tế cao.

Mẫu kiểm nghiệm là lô hạt giống Sơn huyết được chia làm 3 tổ, mỗi tổ 36 hạt. Hạt được xử lý và gieo trong cát ẩm, hàng ngày kiểm tra đếm số hạt đã nảy mẩm ghi vào sổ. Kết quả nghiệm kiểm tỷ lệ nảy mầm hạt Sơn huyết được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5. Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm hạt Sơn huyết

TT Số hạt nảy mầm Số hạt kiểm nghiệm Tỷ lệ nảy mầm (%)

Tổ 1 36 36 100,00

Tổ 2 34 36 94,44

Tổ 3 33 36 91,67

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy hạt Sơn huyết mọc tự nhiên có tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%. Tỷ lệ nảy mầm trong các thí nghiệm thấp nhất là 91,67% và cao nhất đạt 100%.

Hạt Sơn huyết trong thí nghiệm nảy mầm nhanh, tương đối đồng đều và có sức nảy mầm gần bằng tỷ lệ nảy mầm, điều đó chứng tỏ sức nảy mầm của lô hạt giống thí nghiệm rất tốt.

Hình 4.13&4.14. Hạt Sơn huyết nảy mầm sau 5 ngày gieo

Hình 4.15&4.16. Cây con Sơn huyết trong thí nghiệm

Hạt Sơn huyết sau khi thu hái ở rừng được làm giảm bớt hàm lượng nước của hạt bằng các phương pháp làm khô thông thường như phơi hạt dưới nắng với nhiệt độ khoảng 30-400C hoặc hong hạt nơi thoáng gió và đem đi gieo để kiểm tra thế nảy mầm.

Kiểm tra thế nảy mầm của hạt Sơn huyết bằng cách gieo ươm 3 tổ hạt riêng rẽ, hàng ngày kiểm tra đếm số hạt đã nảy mầm và ghi vào sổ. Kết quả thu được như bảng sau:

Bảng 4.6. Thế nảy mầm của hạt Sơn huyết

TT

Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của thời kỳ

nảy mầm (hạt) Thế nảy mầm (%) Ghi chú Tổ 1 30 83,33 36 hạt Tổ 2 26 74,29 35 hạt Tổ 3 27 77,14 35 hạt Trung bình 78,25

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy thế nảy mầm của hạt Sơn huyết giao động từ 74,29% đến 83,33% trung bình đạt 78,25%. Như vậy lô hạt Sơn huyết được sử dụng trong các thí nghiệm có thế nảy mầm khá cao.

(6) Kiểm nghiệm hàm lượng nước của hạt;

Mỗi một loại hạt giống có một trị số hàm lượng nước thích hợp mà với trị số đó có thể duy trì được sức sống của hạt trong một thời gian dài nhất trong điều kiện nhiệt độ bảo quản thích hợp.

Kiểm nghiệm hàm lượng nước của hạt rất có ý nghĩa trong công tác bảo quản hạt giống và gieo ươm. Nếu trị số này cao hơn hoặc thấp hơn mức cần thiết thì phải điều chỉnh cho phù hợp bằng các phương pháp khác nhau tùy theo từng loại hạt và điều kiện cụ thể.

Kết quả nghiên cứu với 40 hạt Sơn huyết chia thành 2 tổ, mỗi tổ 20 hạt như sau:

Bảng 4.7. Hàm lượng nước của hạt Sơn huyết

Số lần TN Khối lượng 20 hạt lúc đầu (g)

Khối lượng 20 hạt sau khi sấy (g)

Hàm lượng nước (%) 1 435,72 301,12 30,89 2 442,81 296,97 32,94 3 429,97 300,75 30,05 Trung bình 436,17 299,61 31,31

Từ kết quả bảng 4.7 tính toán ở trên cho thấy hàm lượng nước của hạt dao động từ 30,05% đến 32,94%; hàm lượng nước trung bình của hạt là 31,3%. Như vậy Sơn huyết là loại hạt có hàm lượng nước ban đầu khá cao. Trong thực tiễn sản xuất nếu cần bảo quản hạt Sơn huyết nên giảm bớt hàm lượng nước của hạt bằng các phương pháp làm khô thông thường như phơi hạt dưới nắng với nhiệt độ khoảng 30-400C hoặc hong hạt nơi thoáng gió.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 67 - 72)