Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 85 - 86)

tiết tại phụ lục số 11).

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của cây con tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết

Công thức Số cây

trồng

Tỷ lệ (%) Phẩm chất

Cây sống Cây chết Loại A Loại B Loại C

CT1 108 75.0 25.0 55 10 16

CT2 108 82.4 17.6 67 16 6

CT3 108 81.5 18.5 70 9 3

Qua bảng ta thấy:

Tỷ lệ cây sống của thí nghiệm đạt khá cao, tuy nhiên tỷ lệ sống đạt cao nhất là CT2 với tỷ lệ sống đạt 82.4%, tiếp theo là công thức CT3 (81,5%) cây có chất lượng tốt nhất CT3 đạt 70/82 cây. Công thức CT1 cho tỷ lệ cây sống đạt thấp nhất và tỷ lệ cây tốt cũng thấp nhất với 75.0%, 55/81 cây.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của cây con tới sinh trưởng cây Sơn huyết

Công thức thí nghiệm

Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng sau 12 tháng tuổi Dtb (cm) Dmax (cm) Dmin (cm) Htb (cm) Hmax (cm) Hmin (cm) CT1 0.36 1.0 0.3 35.6 70 25 CT2 0.58 1.3 0.3 43.8 90 20 CT3 0.37 0.9 0.3 41.4 80 30

CT1: cây con 6 tháng tuổi, CT2: cây con 12 tháng tuôi, CT3: cây con 18 tháng tuổi.

Ảnh hưởng của cây con đêm trồng tới chiều cao và đường kính cây trồng:

Về chiều cao: Công thức cho chiều cao đạt tốt nhát là CT2 (43.8cm), tiếp theo là CT3 (41,4 cm) và chiều cao thấp nhất là CT1 (35.6cm).

Về đường kính: Đường kính cao nhất CT2 (0.58cm), tiếp theo là CT3 (0,37cm) và cuối cùng đường kính thấp nhất CT1 (0.36cm).

Qua bảng phân tích Phương sai một nhân tố:

Về chiều cao cây Sơn huyết: Theo phân tích phương sai một nhân tố ta thấy CT1 có ảnh hưởng rõ tới hai công thức khác (Sig < 0,05). Điều này được thể hiện rõ phụ lục tính toán. Công thức cho kết quả tốt nhất theo chỉ tiêu Duncan là CT2.

Về đường kính cây Sơn huyết: Theo phân tích phương sai một nhân tố ta thấy CT2 có ảnh hưởng rõ rệt nhất với hai công thức khác (Sig < 0,05) (tại phụ biểu 11 – phần đường kính). Điều này được thể hiện rõ qua bảng biểu cũng như bảng phân tích phương sai và theo chỉ tiêu Duncan ta thấy CT2 cho sinh trưởng về chiều cao là tốt nhất.

Sơn huyết là cây bản địa cung cấp gỗ lớn chính vì vậy khi trồng rừng chúng ta nên trồng khi cây đã đủ 1 năm tuổi khi đó cây sẽ có sức sinh trưởng ổn định và khả năng sống là cao nhất. Đây là điều chúng ta khuyến cáo để các đơn vị trồng rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 85 - 86)